/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Nhân quả và khẩu nghiệp – Tiếng vọng trên vách đá

3713 15:55, 31/03/2025
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Nhân quả và khẩu nghiệp – Tiếng vọng trên vách đá

Ngày xưa, ở một ngôi làng hẻo lánh dưới chân núi, có một người đàn ông tên Lữ An, nổi tiếng là kẻ lắm lời. Ông rất thích bàn luận chuyện thiên hạ, mỗi câu nói đều như mũi kim đâm vào lòng người khác. Nếu có ai phật ý, ông ấy cười khẩy:  “Lời nói là gió thoảng, ai giữ trong lòng kẻ ấy tự khổ, chứ ta có mất gì đâu?

Một ngày nọ, có một chàng thanh niên nghèo trong làng, tên Vân, bị vu oan lấy trộm tiền của phú hộ. Dân làng xì xào, và chính Lữ An là người đổ thêm dầu vào lửa, nói rằng Vân “trông cũng có vẻ gian trá”. Những lời nói đó như nước độc ngấm vào lòng người, dù không có chứng cứ, không bị kết tội, nhưng Vân vẫn bị xa lánh. Không chịu nổi, cậu rời khỏi làng trong tủi nhục.

 

Nhiều năm sau, Vân trở về, đã trở thành một học giả nổi danh. Lữ An gặp lại, vẫn giữ thói cũ, không những không hạ mình học hỏi, mà còn buông một câu bỡn cợt:

Không ngờ một kẻ từng bị nghi là trộm cắp như ngươi lại thành danh lớn như vậy!

Vân nhìn ông ta, chỉ mỉm cười, im lặng một lúc rồi nói:

— Hãy theo ta lên núi, ta sẽ cho ông thấy một điều thú vị, điều này sẽ thay đổi cuộc đời ông! 

Lữ An nghĩ thầm trong bụng, tưởng rằng Vân hâm mộ tài ăn nói sắc bén của mình, hâm mộ mình, nên muốn nhờ vả. Vì cái tôi sĩ diện lớn, Lữ An đã đích thân mời tất cả dân làng lên núi cùng hắn để tranh cao thấp một lần nữa với Vân. 

 

Khi lên đến một vách đá lớn, Vân cất tiếng gọi:

Ông khỏe không?

Một tiếng vọng từ vách đá dội lại:

Ông khỏe không?

Vân cười. Sau đó Lữ An cất tiếng nói: 

Ngươi là kẻ ngu xuẩn!

 

Vách đá lập tức đáp lại:

Ngươi là kẻ ngu xuẩn!

Dân làng nghe thấy liền cười ồ lên

Lữ An nhíu mày, hổ thẹn. 

Vân quay sang nói:

 

Lời nói giống như tiếng vọng. Ông nói ra điều gì, Trời Đất sẽ đáp lại điều ấy. Ông gieo lời ác, dù không thấy hậu quả ngay, nhưng nó đã ăn sâu vào lòng người khác, rồi một ngày sẽ trở lại với chính ông.

Lữ An bỗng nhớ lại những lời mình từng nói trong đời, những câu nói ác ý, cay nghiệt,  những lời đồn thổi làm người khác đau khổ, những ác ý tưởng như vô hại nhưng lại đẩy một con người đến bước đường cùng.

Lần đầu tiên, ông mới cảm thấy sợ hãi vì chính giọng nói của mình.

Từ đó, Lữ An trở nên trầm lặng. Mỗi lần muốn nói điều gì, ông đều cân nhắc xem nó có đáng nói không. 

Người ta nói, về sau, ông trở thành một lão nhân ít lời, nhưng khi đã mở miệng, mỗi câu nói đều đầy trí tuệ và nhân hậu.

 

nhân quả

 

CẢM NGỘ VỀ KHẨU NGHIỆP VÀ NHÂN QUẢ

Lời nói không phải gió thoảng, mà là hạt giống. Gieo điều ác, một ngày nào đó nó sẽ trổ thành gai nhọn quay lại đâm chính mình.

Mỗi câu nói đều là một âm thanh dội vào vách đá cuộc đời, chúng sẽ không mất đi, mà sẽ vang vọng trở lại. Khi một người thốt ra lời cay độc, dù ngay lúc ấy họ không thấy hậu quả, nhưng vết thương nó gây ra đã khắc sâu vào lòng người khác, như một mũi dao cắm vào gỗ, có rút ra, vết dao vẫn còn.

Người có trí huệ không phải là kẻ nói nhiều, mà là người biết nói đúng lúc. Như mặt hồ yên tĩnh chỉ xao động khi cần, như tiếng chuông ngân giữa đêm sâu, lời nói có trọng lượng không nằm ở âm thanh, mà nằm ở Tâm người phát ra như thế nào.

Trước khi nói, hãy tự hỏi: Lời này có cần thiết không? Có Thiện Lành không? Có làm tổn thương ai không? Nếu không, im lặng chính là một cách tu hành.

 

Nguyên Tác An Hậu. 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

1 0 1,402 9.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Càn Long ở phòng thi ra một vế đối, thí sinh quay đầu bỏ đi liền được phong làm trạng nguyên
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3344 08:00, 20/06/2024
2 0 8,543 10.0
Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh là một vị hoàng đế rất thích văn hóa câu đối, thậm chí đã có lần Hoàng đế Càn Long dùng câu đối để quyết định ngôi vị trạng nguyên. Một tác phẩm câu đối tuy chỉ có hai câu tưởng chừng như rất đơn giản, thực ra kiến ​​thức trong đó lại rất sâu sắc.Tương truyền ...
Giúp người là đức, chịu thiệt là phúc, im lặng là vàng, nhẫn nại là bạc
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3343 08:00, 19/06/2024
1 0 9,263 0.0
Đường đời muôn nẻo, ít nhiều đều có chông gai. Cuộc sống muôn vị, cay đắng ngọt bùi, không có nỗi buồn thì chẳng có niềm vui. Vậy nên sống ở đời, có những lúc lực bất tòng tâm thì hãy tùy kỳ tự nhiên, ấy cũng là thuận với đạo làm người.Có những người không thể cưỡng cầu thì cười nhẹ bỏ qua, ...
Đời người có 8 cái ân, đến chết ta cũng không được quên, càng biết tri ân sẽ càng gặp may.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3342 13:03, 18/06/2024
2 0 8,765 0.0
Ngay trong những mối quan hệ thân tình, không ít người cho rằng việc đã là thân nhau nên không cần phải quá quan trọng việc thể hiện lòng biết ơn. Đa số chúng ta đều ngại nói lời biết ơn đến những người thương yêu bên cạnh vì cho rằng những gì họ làm cho mình đó là điều đương nhiên và cuộc sống đủ bận ...
BUÔNG BỎ LÀ CẢNH GIỚI CỦA BẬC TRÍ GIẢ, BUÔNG THẢ LÀ SAI LẦM CỦA KẺ VÔ MINH
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3338 13:34, 14/06/2024
1 0 9,029 0.0
Cùng là “buông”, nhưng “buông bỏ” không phải là buông tha, bỏ cuộc, càng không phải là “buông thả”. Buông bỏ là cảnh giới của bậc trí giả, là con đường để một người trưởng thành, cũng là cách đối diện với nhân sinh. Buông tha bỏ buộc lại là tìm nơi lẩn trốn, không dám đối mặt. Còn buông thả là ...
Bài học cuộc sống từ người thαnh niên chọn bát
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3334 13:00, 11/06/2024
1 0 8,456 10.0
Có một người thαnh niên tɾẻ tuổi đi đến một cửα hàng bát đĩα để muα bát. Anh tα vừα đến cửα hàng liền thuận tαy cầm một chiếc bát lên ngắm nghíα. Sαu đó, αnh tα cầm chiếc bát đó tɾong tαy và Ьắt đầu dùng chiếc bát đó chạm nhẹ vào những chiếc bát khác để thử. Lần nào chạm cũng đều nghe ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!