/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Vị Sư Phụ đức hạnh khai thị: “Tại sao người tốt lại phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống?”

3730 10:52, 21/04/2025
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Vị Sư Phụ đức hạnh khai thị: “Tại sao người tốt lại phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống?”

Đức Phật từng nói: “Đời là bể khổ”, khi có thân người thì con người có tám cái khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu không được, oán hận lâu, thân tâm mệt. Vậy nên con người có rất nhiều cái khổ trong cuộc đời. 

Người tốt khổ vì trong lòng còn có ác tâm

 

Chữ “Khổ” không chỉ là cảm giác khổ sở tại thân thể, mà còn bao gồm cả những tâm bên trong của con người, như tâm không thỏa Mãn, tâm tham lam, tâm đố kị..đều sẽ mang đến cho con người cảm giác thống khổ. 

Tôi thấy bản thân là người hiền lành, chân thật, thường xuyên làm điều tốt, ấy vậy mà cuộc đời mãi cứ long đong vất vả, thấy quá buồn cho số phận đời mình, tôi liền đến hỏi một vị Sư Phụ đức hạnh: “Tại sao những người hiền lành như con lại có cuộc sống đau khổ, còn người ác lại có cuộc sống tốt như vậy?”

Vị Sư Phụ nhìn tôi rất từ ​​bi và nói: “Nếu trong lòng một người cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người đó nhất định có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu trong tâm người không có điều ác nào thì thì tâm của người này sẽ không cảm thấy khổ. Do đó, căn cứ theo đạo lý này, nếu con vẫn thường xuyên cảm thấy khổ, điều đó có nghĩa là trong lòng con vẫn còn điều ác và con không phải là người tốt thật sự. Và những người mà con cho là người ác, có thể họ không nhất định là người ác thật sự. Nếu một người có thể sống một cách vui vẻ, ít nhất có thể người này không phải là người ác thuần túy”.

 

Người tốt khổ là vì trong lòng còn có ác tâm (nguồn: PhatGiao)

 

Tôi nghe xong cảm thấy rất kinh ngạc, có cảm giác không phục, tôi liền nói: “Sao con có thể là người xấu được? Con vốn dĩ là người tốt bụng cơ mà”.

Sư Phụ nói: “Trong lòng không có điều ác thì sẽ không cảm thấy khổ. Vì trong lòng con có đau khổ, tức là trong lòng con có tồn tại điều ác. Con hãy nói cho ta về nỗi đau của con, ta sẽ nói cho con biết con đang tồn tại điều ác nào.”

 

Tôi nói: “Con có nhiều đau khổ lắm! Nhiều khi con cảm thấy đồng lương rất thấp, nhà lại không đủ rộng rãi. Con thường xuyên có ‘cảm giác thua thiệt’ nên thường cảm thấy không vui và mong sớm thay đổi được tình trạng này. Trong xã hội con thấy một số người không có học vấn lại có thể giàu có, con cảm thấy không phục. Một người có tri thức, có văn hóa như con, mà mỗi tháng lại chỉ có một khoản thu nhập ít ỏi, con thấy thật sự không công bằng. Gia đình con có khi không nghe lời con nói, con cảm thấy cuộc sống không thoải mái…” 

Bằng cách này, tôi đã kể với Sư Phụ rất nhiều nỗi đau của mình.

Sư Phụ gật đầu và mỉm cười, một nụ cười hiền hòa và đôn hậu, Sư Phụ ân cần nói với tôi: “Thu nhập hiện tại của con đủ để nuôi bản thân và cả gia đình. Con cũng có một căn nhà để ở, con cũng không phải lưu lạc sống ngoài đường. Chỉ là diện tích chỉ nhỏ hơn một chút, nên con không cần phải đau khổ vì điều này”. 

“Tuy nhiên, vì trong lòng con có lòng tham tiền tài và của cải nên con mới cảm thấy đau khổ. Lòng tham này là ác tâm. Nếu con có thể vứt bỏ được cái tâm ấy thì con sẽ không cảm thấy đau khổ nữa”.

“Trong xã hội có một số người không hề có học thức mà trở nên giàu có, con cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ cũng là ác tâm. Nếu con cho rằng vì mình có học vấn thì nên có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao là tâm ngu si, bởi vì văn hóa không phải là nguyên nhân của sự giàu có, kiếp trước làm nhiều việc thiện, có nhiều đức thì mới là căn nguyên cho sự giàu có ở kiếp này. Tâm ngu si cũng là một ác tâm”.

 

“Gia đình con không nghe lời khuyên của con và con cảm thấy khó chịu. Đây là thiếu bao dung. Họ tuy là người thân của con nhưng họ sẽ có suy nghĩ và quan điểm riêng. Tại sao con lại áp đặt suy nghĩ và quan điểm của họ phải nhất quán với mình? Không khoan dung thì sẽ hẹp hòi, mà tâm hẹp hòi cũng là ác tâm”.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười nói: “Cho dù đó là tham lam, đố kỵ, ngạo mạn, ngu si hay hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì trong lòng con đều tồn tại những tâm này, nên con mới cảm thấy thống khổ. Nếu con có thể vứt bỏ hoàn toàn những tâm này, thì những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói”.

“Con hãy nên vui vẻ và hài lòng với thu nhập và hoàn cảnh sống của mình, bởi vì con cũng không chết đói hay chết cóng, và những người giàu kia họ cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa? Thực ra hạnh phúc của con người không phụ thuộc vào của cải bên ngoài, mà nó phụ thuộc vào thái độ sống của chính họ. Hãy nắm chắc từng khoảnh khắc của cuộc đời và sống với sự lạc quan, bình yên và chăm chỉ, con sẽ dần dần trở nên hạnh phúc và thoải mái.”

“Trong xã hội, có nhiều người không có văn hóa cao nhưng lại giàu có, con hãy nên mừng cho họ và mong họ càng giàu có và hạnh phúc hơn. Khi người khác đạt được điều tốt, con nên vui như chính mình có được, khi người khác mất đi, con cũng đừng cười trên nỗi đau của họ. Như vậy mới là một người tốt thật sự. Nhưng giờ đây con lại không vui khi thấy người khác giàu có và hạnh phúc hơn mình, đây chính là tâm đố ki. Đố kị là một loại tâm rất không tốt. Con hãy kiên quyết vứt bỏ nó.”

Con cho rằng con có chỗ hơn người và tự coi mình là giỏi. Tục ngữ có câu: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy”, nghĩa là: “Ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt”. Một khi ngạo mạn, họ sẽ rất khó nhìn ra khuyết điểm của bản thân, không nhìn ra được ác tâm của mình thì làm sao tiến bộ hơn được. Ngoài ra, người ngạo mạn thường cảm thấy mất mát và dần dần hình thành cảm giác tự ti. Một người có thể nuôi dưỡng sự khiêm tốn và biết hài lòng, bảo trì một tâm thái cởi mở thì mới cảm thấy an yên và hạnh phúc trong lòng. 

 

Cổ nhân có câu nói rằng: “Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu được đậu”, kiếp trước làm nhiều việc thiện mới là nguyên nhân thực sự của sự thịnh vượng ở đời này. Nhưng một số người lại không hiểu được nhân quả, nên họ nghĩ rằng trồng dưa lại muốn được đậu và trồng đậu lại muốn được dưa. Đó là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết. Chỉ khi người ta tin vào Phật Pháp, siêng năng học tập, thì mới có được trí huệ chân chính, thực sự hiểu rõ nhân quả, quy luật của vạn vật thì nội tâm mới minh bạch, từ đó mới biết lựa chọn tư tưởng, hành động và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy sẽ có cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. 

 

Bầu trời có thể bao dung vạn vật, nên rộng lớn và hài hòa; mặt đất có thể chứa đựng hết thảy nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Khi một người sống trên thế gian, không nên xem thường hành động và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng đừng mang tâm cưỡng cầu và nóng nảy với họ. Và hãy luôn giúp đỡ người khác với một tấm lòng nhân hậu, nhưng cũng đừng mong cầu hồi báo. Nếu tâm trí của một người có thể bao dung như bầu trời thì làm sao họ có thể cảm thấy khổ đây?”

Sau khi Sư phụ nói những lời này, ngài tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt từ bi và dịu dàng. Tôi không nói nên lời hồi lâu, tôi luôn cho rằng mình là một người rất tốt bụng, nhưng cho đến hôm nay, tôi mới biết mình là người ác như thế nào! 

Vì trong lòng có đủ tâm ác nên tôi mới có đủ thứ đau khổ. Nếu trong lòng không có điều ác thì làm sao tôi có thể đau khổ được? Cảm tạ vị Sư phụ đáng kính, nếu không có Sư phụ khai thị, có lẽ tôi đã không bao giờ biết bản thân lại có những tâm xấu xa như vậy. 

Thùy Dung biên dịch

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ý nghĩa của việc thỉnh chuông
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
892 09:47, 09/08/2021
0 0 20,496 0.0
Ý nghĩa của việc thỉnh chuông
Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.

Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi ...
“Cây lúa, hạt càng nhiều, càng mẩy, thì cúi càng thấp”
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
884 10:38, 07/08/2021
1 0 19,416 1.0
“Cây lúa, hạt càng nhiều, càng mẩy, thì cúi càng thấp”

Người càng nhiều tiền càng khiêm tốn, còn người càng không có tiền càng thích khoe khoang. “Khoe của” thì được khen, thành thật lại bị cười chê; dẻo miệng được quý mến còn làm việc tốt thì mệt mỏi.

Người không có tiền thì nói người có tiền ...
Tiếng Vang
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
879 09:46, 06/08/2021
1 0 17,600 0.0
Tiếng vang.
Hai cha con nọ đang đi men theo triền núi. Bỗng người con trai nhỏ trượt chân và ngã, em la lớn lên “Ối chao!” .
Em lấy làm ngạc nhiên khi thấy ở miền núi xa có tiếng ai nhái lại “Ối chao!”.
Em tò mò la lên “Ngươi là ai?” thì em nhận lại tiếng nhái lại “Ngươi là ai?”, tức giận quá em quát lên ...
Chút tình giữa mùa dịch
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
875 15:54, 05/08/2021
1 2 17,815 0.0
Chút tình giữa mùa dịch
"Đã hơn chục ngày rồi, mẹ con Thanh chỉ ăn cơm với trứng và nước tương, còn không là pha mì gói ăn, 4–5 bữa thì có được bó rau do bà Năm hàng xóm thương tình đem qua. Dịch dã thế này, con người ta thất nghiệp. Đâm ra không có tiền xài. Không có tiền xài thì đồng nghĩa với… đói".

Mày ...
Trong ngàn vạn tội lỗi ở đời, tội nào nặng nhất?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
873 10:43, 05/08/2021
1 0 18,983 10.0
Tương truyền, xưa kia ở huyện bên có một thôn tên là Thượng Liễu, có một gia đình gồm hai vợ chồng chàng trai trẻ và mẹ già sống cùng nhau. Bởi vì bà lão đã già không làm được việc gì giúp hai vợ chồng người con trai, hơn nữa, bà lại thường xuyên đau ốm nên người con dâu cảm thấy rất bực bội trong lòng. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!