/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRÀ MÃ CỔ ĐẠO - CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI CỦA TRÀ VÀ NGỰA

3780 02:00, 11/06/2025
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

TRÀ MÃ CỔ ĐẠO - CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI CỦA TRÀ VÀ NGỰA

Trà Mã Cổ Đạo là một mạng lưới giao thương cổ đại có thể sánh ngang với " Con đường tơ lụa " trong lịch sử Trung Quốc , nó nằm ở phía tây nam Trung Quốc giữa khu vực Dãy núi Hoành Đoạn và cao nguyên Tây Tạng , bắt đầu từ Thành Đô - Tứ Xuyên, Nhã An, Côn Minh - Vân Nam, Phổ Nhĩ của Trung Quốc, và kết thúc tại Lhasa thuộc Khu tự trị Tây Tạng cho đến tận Đông Nam Á . Mạng lưới đường bộ của nó phân bố rải rác tải các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và khu tự trị Tây Tạng, và kéo dài qua lưu vực của bốn con sông lớn là Dương Tử ( Sông Kim Sa ), sông Lan Thương, Nộ Giang và sông Yarlung Zangbo. Đây một phương thức giao lưu kinh tế quan trọng giữa người Hán và các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới phía Tây Nam Trung Quốc, nó đóng vai trò như một sợi dây liên kết trong quá trình tiến hành giao lưu kinh tế, văn hóa, trao đổi lần nhau giữa các dân tộc ở vùng Tây Nam Trung Quốc.

 

1. Trà Mã Cổ Đạo là gì?

Trà Mã Cổ Đạo là con đường nằm ở phía tây nam Trung Quốc, giữa khu vực dãy núi Hoành Đoạn và cao nguyên Tây Tạng. Đây được xem là cung đường nguy hiểm nhất thế giới, tuy nhiên con đường này lại có bề dày lịch sử hàng nghìn năm và trở thành con đường huyền thoại diễn ra các hoạt động thương mại thường xuyên với hai hàng hóa chính đó là “Trà” và “Ngựa”. 

 

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của con đường Trà Mã Cổ Đạo 

Trà Mã Cổ Đạo bắt nguồn từ “chợ trao đổi ngựa trà” - một hình thức buôn bán “đổi trà lấy ngựa” giữa người Hán và người Tây Tạng. Trà từ các vùng như Tứ Xuyên và Vân Nam được vận chuyển đến Tây Tạng, nơi người dân rất ưa chuộng loại thức uống này bởi người Tây Tạng xưa có câu “Một ngày thiếu trà thân trì trệ, ba ngày không trà hóa bệnh tật”. Đổi lại, người Tây Tạng cung cấp ngựa, một loại vật nuôi quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ cho quân đội. 

Ngay từ thời Đường và thời Tống, ở vùng đất Vân Nam đã xuất hiện những người Hán Trung Nguyên dùng trà làm hàng hóa trao đổi ngựa với các dân tộc thiểu số ở biên thùy. Đến thời nhà Minh và nhà Thanh, các nước xung quanh cũng lần lượt nhập khẩu trà từ Trung Quốc và mỗi một nhóm thương nhân buôn trà được gọi là một "mã bang” (đoàn ngựa thồ).

Con đường Trà Mã Cổ Đạo có ý nghĩa là cầu nối văn hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa giữa người Hán và các dân tộc thiểu số ở Tây Nam Trung Quốc. Qua việc trao đổi hàng hóa, các dân tộc đã học hỏi lẫn nhau về phong tục, tập quán, ngôn ngữ và kỹ thuật sản xuất.

Ngoài ra con đường huyền thoại này còn giúp thúc đẩy kinh tế của các vùng mà nó đi qua, các thị trấn và thành phố dọc theo con đường trở nên sầm uất, thu hút nhiều thương nhân đến buôn bán. Trà Mã Cổ Đạo cũng đã góp phần củng cố sự thống nhất của đất nước, đặc biệt là trong việc quản lý các vùng biên giới phía Tây Nam.

 

3. Trà Mã Cổ Đạo trong lịch sử 

Trong lịch sử, Trà Mã Cổ Đạo chủ yếu gồm hai tuyến đường là Tứ Xuyên - Tây Tạng và Vân Nam - Tây Tạng. Các tuyến đường này đi qua ba tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và Tây Tạng của Trung Quốc cùng các quốc gia và vùng lân cận khác gồm Bhutan, Sikkim, Nepal, Ấn Độ, Tây Á và Tây Phi.

60 năm trước, khi phần lớn người châu Á còn di chuyển bằng chân hoặc ngựa, Trà Mã Cổ Đạo vẫn là con đường thương mại xuyên suốt nối giữa Trung Quốc và Tây Tạng, lưu lại dấu ấn có giá trị cả về lịch sử và văn hóa của một vùng đất. Tuy nhiên theo thời gian, thời tiết và các loài thực vật xâm lấn khác đã khiến cho con đường cổ xưa gần như mất dấu.

Có thể nói, con đường Trà Mã Cổ Đại dài và ngoằn ngoèo luôn là thách thức cho bất kỳ ai đi qua cung đường này. Những lúc có mưa, tuyết và bão xảy đến bất ngờ có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Vì thế, những mã phu truyền thống khi đi trên con đường cổ thường xuyên ca những câu hát như: “Bảy bước lên, nghỉ một lần/ Tám bước xuống, nghỉ một lần. Mười một bước bằng, nghỉ một lần/ Bạn thật ngu ngốc nếu không nghỉ chân”.

 

4. Trà Mã Cổ Đạo hiện nay 

Ngày nay Trà Mã Cổ Đạo là một trong những tuyến đường huyền bí, có sức cuốn hút với nhiều du khách, đặc biệt là những người yêu thích khám phá, trải nghiệm văn hóa và lựa chọn Trà Mã Cổ Đạo làm điểm đến. Các tour du lịch khám phá con đường này cũng ngày càng đa dạng và hấp dẫn. 

Đứng trên con đường này, bạn vẫn có thể nhìn rõ những vết hằn sâu 70cm trên những phiến đá do vó ngựa liên tục nện xuống qua nhiều thế kỷ mà hình thành. Ngay cả những phiến đá như vậy dường như cũng có rất nhiều câu chuyện để kể, còn dọc bên đường là vô số những bàn thờ cổ được khắc đủ loại kinh sách và phương châm tôn giáo.

 

5. Thời điểm thích hợp để tham quan Trà Mã Cổ Đạo

Mùa xuân (tháng 3 - tháng 5)

  • Khí hậu ôn hòa, ấm áp, dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh 

  • Ít du khách so với các mùa khác

Mùa hè (tháng 6 - tháng 8)

  • Mùa này thường có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức bởi các dân tộc thiểu số

  • Tuy nhiên thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn có thể gây khó chịu cho những người không quen khí hậu nóng. Hoặc có thể mưa nhiều

Mùa thu (tháng 9 - tháng 11)

  • Thời tiết mát mẻ, dễ chịu, là thời điểm lý tưởng để trekking và khám phá thiên nhiên

  • Tuy nhiên một số khu vực có thể lạnh về đêm, nên chuẩn bị quần áo ấm

Mùa đông (tháng 12 - tháng 2)

  • Mùa đông là thời điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng những đỉnh núi phủ tuyết trắng xóa

  • Tuy nhiên nhiệt độ thấp, đường đi trơn trượt, có thể gây khó khăn cho việc di chuyển và  một số đoạn đường có thể bị đóng cửa.

 

6. Điểm tham quan nổi bật ở Trà Mã Cổ Đạo

  • Làng Cổ Nakeli (Na Ke Li): nằm ở quận Ninh An, thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc từng là một trạm dừng chân quan trọng trên Trà Mã cổ đạo.

 

  • Thị trấn cổ Lệ Giang: thị trấn cổ là một điểm dừng chân lý tưởng để khám phá văn hóa của người Nạp Tây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với hệ thống kênh đào, cầu gỗ và nhà cổ độc đáo. 

 

  • Núi tuyết Mai Lý: một trong những đỉnh núi cao nhất trên Trà Mã cổ đạo, thu hút những người đam mê leo núi và khám phá thiên nhiên.

 

  • Lạc Sơn Đại Phật: là một Bức tượng Phật khổng lồ mặc dù không trực tiếp nằm trên Trà Mã cổ đạo, nhưng đây là một kỳ quan kiến trúc và là biểu tượng của Phật giáo.

 

  • 𝐶𝑜̂̉ 𝑇ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑇𝑢̀𝑛𝑔 𝑃ℎ𝑎𝑛: là một điểm dừng chân quan trọng trên con đường này, đóng vai trò như một pháo đài vững chắc và một trung tâm giao thương sầm uất.

 

  • Các thị trấn, làng mạc cổ: Dọc theo Trà Mã Cổ Đạo, bạn sẽ bắt gặp nhiều thị trấn và làng mạc cổ, cơ hội để bạn tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức ẩm thực đặc sản và mua sắm những món đồ thủ công mỹ nghệ.

 

Team Uống Trà Thôi sưu tầm

0 0 1,434 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu nghệ thuật thiền trà theo góc nhìn đạo Phật
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1998 09:20, 27/07/2022
0 0 13,728 0.0
Từ lâu, uống trà đã trở thành thói quen không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đặc biệt, ở chốn thiền môn ta lại cảm nhận rõ ràng và sâu sắc hơn về thiền trà – một nét văn hoá ấn tượng của nhà Phật. Vậy thiền trà đối với góc nhìn đạo Phật thế nào?

Thiền trà là gì?

Trà ...
Trà xanh Chunmee là gì?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1994 09:21, 24/07/2022
0 0 12,921 0.0
Trà xanh Chunmee là loại trà độc đáo có nguồn gốc từ các vùng dân tộc Trung Quốc với hương vị và hương vị đặc trưng. Nếu bạn là một người yêu trà và thích khám phá những loại trà mới thì trà thất là lý tưởng để thưởng thức.

Ngoài là nơi khai sinh ra trà và văn hóa uống trà, Trung Quốc cũng là nơi sản ...
Mỗi quốc gia - Một thức trà - Một nền văn hóa
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1988 08:37, 21/07/2022
0 0 11,942 0.0
Cùng với cà phê, trà là thức uống quen thuộc được yêu thích. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, tùy từng nền văn hóa và điều kiện tự nhiên mà cách uống trà, loại trà yêu thích của từng nước cũng khác nhau, ẩn chứa những nét văn hóa đặc sắc, niềm tự hào của các quốc gia này.

- Vương quốc Anh

Văn ...
Bạch trà - trà hiếm hoi nhất trên thế giới có gì đặc biệt?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1982 09:49, 16/07/2022
0 0 12,204 10.0
Tất cả các loại trà thật sự đều cùng loài Camellia sinensis. Tuy nhiên, do điều kiện trồng, phương pháp chế biến và địa điểm khác nhau đã khiến trà phát triển thành những loại khác nhau. Ngoài trà đen và trà xanh, còn 4 loại trà khác.

Loại hiếm hoi nhất là trà trắng (bạch trà), chủ yếu được sản xuất ở Trung ...
Trà và Thiền trong văn hóa Phật giáo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1971 09:21, 13/07/2022
0 0 12,706 0.0
Hương vị của trà đã thấm sâu vào trong cuộc sống thường nhật, vị chát rồi ngọt của trà đã đi vào tâm thức của bao lớp người trong kiếp nhân sinh. Rồi trà như cam lộ nhuận thắm cửa thiền sâu lắng, gợi lên khúc đại từ sắc sắc không không.

Không biết từ khi nào mà trà trở thành một trong những thứ không ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!