/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TRIẾT LÝ SÂU SẮC ĐẰNG SAU 3 CHÚ KHỈ "CHE MẮT, CHE TAI, CHE MIỆNG"

3798 15:30, 03/07/2025
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

TRIẾT LÝ SÂU SẮC ĐẰNG SAU 3 CHÚ KHỈ

Ý nghĩa đằng sau hình tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” quả thực rất uyên thâm và sâu sắc, là một lẽ sống đẹp trong cuộc đời.
 

Trong cuộc sống thường ngày, có thể ở đâu đó chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh 3 chú khỉ che mắt, che tai, che miệng. Thoạt đầu, ai không hiểu sâu kỹ sẽ nghĩ bộ tượng này “đại khái” khuyên chúng ta “không nhìn, không nghe, không nói” những điều xấu xa trong cuộc sống, rằng chúng ta hãy sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện người khác.

Thậm chí, có thể ai đó còn tưởng rằng bộ tượng này khuyên con người sống “yếm thế”, “không nhìn, không nghe, không nói”, mặc kệ những gì “chướng tai, gai mắt” đang xảy ra xung quanh, sống bàng quan, “thây kệ” tất cả.

Tuy vậy, ý nghĩa của hình tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” này quả thực rất uyên thâm và sâu sắc, là một lẽ sống đẹp trong cuộc đời.

Trong cuộc sống mỗi người, nhiều khi chúng ta phải chứng kiến những điều sai trái, thị phi, nhiễu nhương, nếu ai cũng chỉ an phận “không nhìn, không nghe, không nói”, thì xã hội, cộng đồng, gia đình và bản thân cuộc đời mỗi người rồi sẽ đi về đâu? Và nếu cứ tự “bịt tai, bịt mắt, bịt miệng” mình như thế cả cuộc đời, thì cuộc sống liệu có còn ý nghĩa?

 

Luận xung quanh bức tượng 3 chú khỉ “không nhìn, không nghe, không nói” này có nhiều lý giải.

Lý giải thứ nhất cho rằng nguồn gốc của bộ tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm trước. Khởi nguyên của loạt tượng này là từ thần Vajrakilaya - một vị thần có 6 tay chuyên phá tan mọi trở lực.

Thần Vajrakilaya đôi khi được khắc họa trong hình ảnh lấy tay bịt tai, mắt và miệng, nhằm răn dạy chúng sinh không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy.

Lý giải thứ hai cho rằng bộ tượng bắt nguồn từ tư tưởng “tam không” của Nhật Bản. Tại Nhật, ở đền Toshogu, thuộc thành phố Nikko, cho tới nay vẫn còn lưu giữ được một bức điêu khắc cổ khắc họa 3 chú khỉ được đặt tên là Mizaru, Kikazaru và Iwazaru với ý nghĩa lần lượt là “bịt mắt”, “bịt tai”, “bịt miệng”, do nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng thực hiện từ thế kỷ 17.

 

Thực tế, cái đuôi “zaru” trong tên của cả 3 chú khỉ gần âm với từ “saru” trong tiếng Nhật nghĩa là con khỉ. Con che mắt tên Mizaru hàm ý rằng “tôi không nhìn điều xấu”. Con bịt miệng tên Iwazaru hàm ý “tôi không nói điều xấu”. Con bịt tai tên Kikazaru hàm ý “tôi không nghe điều xấu”.

Ngoài ra, người Nhật còn có thêm một hàm ý sâu xa hơn gửi gắm trong “ba ông khỉ thông thái”, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nói”.

Khi tâm ở trạng thái tĩnh, không bị rối loạn bởi những điều xấu do mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, miệng nói ra, thì tự khắc tâm phát sinh điều thiện và người ta sẽ sống “có tâm”, sẽ nhìn - nghe - nói và làm những điều “có tâm”.
 

Cuối cùng, tư tưởng “tam không” này cũng mang nhiều sự đồng điệu với tư tưởng của Khổng Tử, khi học trò Nhan Uyên hỏi thầy về đức nhân, Khổng Tử đã trả lời rằng: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (非禮勿視 非禮勿聽 非禮勿言 非禮勿動 nghĩa là “không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”).

Hình ảnh bộ khỉ “tam không” còn nhắc nhở chúng ta về “tâm viên, ý mã” (tâm nhảy nhót như khỉ, ý nghĩ lồng lộn như ngựa), rằng chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, nó vốn chẳng khác gì con khỉ thích chạy lăng xăng.

“Tâm viên” là chỉ tâm thế không khi nào được yên, lộn xộn, rối rắm, suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là “tâm viên”. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não…

Muốn không rơi vào cảnh “tâm viên”, không tự làm khổ nội tâm chính mình, nhất là trong bối cảnh đời sống đương đại, khi luồng thông tin phát sinh mỗi ngày nhiều như vũ bão, con người càng cần học ở “ba ông khỉ thông thái”, để không khổ vì nghe chuyện thiên hạ, vì nói chuyện thế gian và nhìn ngó chuyện người khác.
 

Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ chuyện nào, về bất cứ ai, dù không liên quan thì cũng muốn nghe, muốn thấy, để kể lại, bình luận với người khác. Tuy vậy, việc nghe - nhìn - nói về chuyện của người khác chỉ khiến bản thân mất thời gian và trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, bởi soi mói chuyện người khác thường không mấy khi chăm chú vào điều tốt đẹp.

Bởi vậy, nghe - nhìn - nói đều cần phải có chọn lọc, thì mới hy vọng giữ được cho mình cái tâm bình lặng. Khi sự nhận thức về thế giới xung quanh thông qua nghe - nhìn - nói trở nên tinh tế, sâu sắc từ trong tâm, con người ta sẽ quan sát, đánh giá được mọi vấn đề một cách vẹn toàn. Hình ảnh “bộ khỉ tam không” mang những giáo lý sâu sắc như vậy…

 

Bích Ngọc

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CÁ BƠI TRONG NƯỚC, KHÔNG THẤY NƯỚC - NGƯỜI ĐANG TRONG MỘNG, TỈNH LẠI MÊ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3753 13:33, 20/05/2025
0 0 4,186 0.0
“Con cá bơi trong nước cả đời mà không biết nước là gì. Người sống trong vọng tưởng cả đời mà không nhận ra mình đang mộng.”Con cá sống trong nước từ lúc sinh ra đến lúc chết đi. Nước ở khắp nơi quanh nó, thấm vào da thịt nó từng giây, từng phút. Nhưng vì quá quen thuộc, quá gần gũi, nên cá chẳng hề ...
CHẠY TRỐN CÁI BÓNG
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3752 09:00, 17/05/2025
0 0 4,782 0.0
“Chạy Trốn Cái Bóng” là một câu chuyện của Trang Tử, một hiền triết người Hoa của thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Nhiều chuyện của Trang Tử rất ư là khôi hài nhưng đồng thời vạch rõ những cái nhìn thâm sâu vào tình trạng của con người. Câu chuyện sau đây chỉ là một ví dụ như thế. “ Một thuở ...
TỤC NGỮ CÓ CÂU:
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3751 09:00, 16/05/2025
1 0 5,835 0.0
Có câu nói: “Tuổi trẻ nhìn mắt, trung niên nhìn miệng” (年少看眼, 中年看嘴), nhìn vào mắt và miệng rốt cuộc có thể biết được điều gì? Tục ngữ có câu: “Tuổi trẻ nhìn mắt, trung niên nhìn miệng”. Nguồn ảnh: cafef.vnNgười ta nói nhân sinh là vô thường, mỗi người ai cũng phải trải qua những điều ...
THẤU HIỂU
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3750 08:24, 15/05/2025
3 0 5,051 10.0
Không biết bạn đã nghe đến “Định luật hoa sen” chưa? Trong một đầm sen, ngày đầu tiên chỉ nở một ít hoa sen, ngày thứ hai, số lượng hoa sen nở gấp đôi ngày thứ nhất. Cứ sau mỗi ngày, hoa sen lại nở nhanh gấp đôi ngày hôm trước.Vậy câu hỏi đặt ra là, giả dụ đến ngày thứ 30, hoa sen đều nở hết cả ...
Sách Quý, tìm Quý nhân
3749 14:57, 14/05/2025
0 0 6,307 10.0
Chiều hạ oi ả, cầm chắc tay lái, cố lách giữa dòng còi xe inh ỏi lẫn khói bụi phà phà không ngớt

Cuối cùng cũng giao được bộ sách quý cho chị khách mới

Đứng giữa những toà nhà cao vun vút mọc lên san sát

Phía dưới từng lớp từng đoàn người hối hả vào ra. Đã từng có những lúc, bản thân cũng bồng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!