/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

"BIẾT HỔ THẸN" LÀ MỘT LOẠI MỸ ĐỨC

3809 11:35, 17/07/2025
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

‘Biết hổ thẹn’ là một loại mỹ đức, là ‘người dẫn đường’ của lương tri

Khổng Tử giảng: “Tri sỉ cận hồ dũng” (知恥近乎勇), người biết xấu hổ thì cũng được xem là người gan dạ, dũng cảm. Một người biết hổ thẹn thì gặp của cải tài vật mới không tham, lâm vào khó khăn mà không bị khuất phục. Cho nên, vô luận là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết của dân tộc thì “sỉ” đều là “người dẫn đường” của lương tri.


Một người biết giữ mình, biết làm xằng làm bậy là xấu hổ thì đó là người có “sỉ”. Mạnh Tử cũng giảng: “Nhân bất khả vô sỉ”, ý nói rằng làm người là không thể không có “sỉ”, không thể không biết hổ thẹn. Ông cũng giảng rằng, một người mà không biết hổ thẹn thì không thể được tính là người. Ông cho rằng, người biết xấu hổ thì mới có đạo đức tốt đẹp, không bị hấp dẫn bởi danh và lợi mà làm việc trái lương tâm.


Người có tâm hổ thẹn sẽ dám chịu trách nhiệm

Phạm Thuần Nhân và Tư Mã Quang đều là hai vị đại thần của triều đình nhà Tống. Nhưng về cách xử lý việc chính sự thì họ lại thường có ý kiến trái ngược nhau, không đồng nhất với nhau. Thông thường cứ gặp chuyện chính sự cần bàn bạc là hai người sẽ biện luận với nhau mãi không thôi.

Về sau này, Tư Mã Quang bởi vì đắc tội với Hoàng đế mà bị trị tội. Đồng thời bị trị tội cùng với ông, còn có một số người khác nữa.

Có một người tên là Hàn Duy nguyên ban đầu rất đồng tình với ý kiến của Tư Mã Quang nhưng về sau bởi vì không cùng ý kiến và còn tỏ ra xa lánh ông nữa nên đã may mắn thoát khỏi lần trị tội này.

Xét về căn bản thì ý kiến của Phạm Thuần Nhân lần này cũng giống với ý kiến của Tư Mã Quang, cho nên cũng bị trị tội. Có người thấy vậy, liền khuyên Phạm Thuần Nhân học theo cách của Hàn Duy, nên đến gặp Hoàng thượng để giãi bày nỗi lòng của mình, mong được thoát tội.

Phạm Thuần Nhân nghe xong liền nói: “Ta và Tư Mã Quang chỉ là ở việc xử lý chính sự thì có bất đồng, chứ có gì là tranh, là đấu đâu? Chỉ là phương pháp xử lý không giống nhau chứ không hề có tư thù ân oán cá nhân, sao có thể lấy đó làm lý do để trốn tránh trách nhiệm được. Người khác làm như thế nào thì ta không quản, nhưng ta có nguyên tắc xử thế của chính bản thân mình. Việc mà một người khó làm nhất chính là coi trọng lương tâm của mình. Phải thẳng thắn vô tư thì sống mới được. Ta nếu làm một việc trái với lương tâm của mình thì quả thực là sống không bằng chết. Con người có tâm hổ thẹn mà sống, bằng không thì cũng giống như chết vậy!”

Phạm Thuần Nhân từng nói với mọi người rằng, trong cả đời ông, bài học sâu sắc nhất mà ông khắc sâu trong tâm chính là hai từ “trung thứ” (trung thành và tha thứ).

Ông thường khuyên bảo con cháu rằng: “Con người ta tuy rằng ngu xuẩn đến mức cực điểm, nhưng đối với thói hư tật xấu của người khác thì lại có thể kể ra rất rõ ràng nhưng đối với việc của mình thì lại không rõ. Người thông minh lấy tâm trách người để tự trách mình, lấy tâm tha thứ mình để tha thứ người thì không phải lo bản thân không đạt được địa vị của bậc thánh hiền.”

Cách sống của Phạm Thuần Nhân chính là sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm của mình và gia huấn mà Phạm gia để lại cho con cháu đời sau cũng là như thế.


Người biết hổ thẹn không làm việc trái chức trách, trái lương tâm

 

Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công tên thật là Khương Quang bị quan đại phu nước Tề là Thôi Trữ giết chết. Thôi Trữ lệnh cho quan chép sử lúc đó là Thái Sử Bá viết vào sách sử rằng Tề Trang Công chết do bị sốt rét để che giấu sự thật. Thái Sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng “Thôi Trữ giết vua Quang”.

Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái Sử Bá. Thái Sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng lại cũng viết vào sách sử câu chữ đúng như vậy. Do đó, Thôi Trữ lại giết chết Trọng. Đến lượt Thúc vẫn viết đúng sự thật như lời của hai người anh trai, sau đó ông cũng bị Thôi Trữ giết chết. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ tre viết lại y nguyên câu của ba người anh.

Thôi Trữ cầm thẻ tre lên hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình hay sao? Nếu như ngươi viết lại câu này theo đúng ý ta, ta sẽ tha chết cho ngươi.”

Quý ung dung đáp lại rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì muốn sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!

Năm xưa Triệu Xuyên (em của Triệu Thuẫn) giết chết Tấn Linh Công, quan sử thời đó là Đổng Hồ cho rằng Triệu Thuẫn là quan chính khanh mà lại không trừng phạt Triệu Xuyên, do đó ông đã viết vào sách sử rằng: “Triệu Thuẫn giết vua”. Triệu Thuẫn không trách mắng quan sử, bởi ông biết rằng đó là chức trách của quan sử.

Cho dù hôm nay thần không viết ra câu này, thì trong thiên hạ nhất định cũng sẽ có người viết lại sự thật này, dẫu không viết như vậy thì thể diện của bệ hạ cũng không thể giữ được nữa, vả lại chỉ khiến những người biết rõ sự thật kia cười nhạo bệ hạ thêm mà thôi. Do đó, thần thà chết vẫn phải viết như vậy, kính mong bệ hạ suy nghĩ kỹ!”

Thôi Trữ đành phải trả lại thẻ tre cho ông và không giết ông nữa.

Quý cầm thẻ tre ra ngoài, lúc sắp đến sử quán thì vừa hay gặp Nam Sử thị. Quý hỏi ông tại sao phải đến đây, ông nói: “Tôi nghe nói rằng anh em nhà ông vì kiên quyết viết đúng sự thật mà đều bị giết chết cả, lo rằng không có người viết lại việc này đúng sự thật nữa nên tôi vội vã cầm thẻ tre đến đây.”

Quý đưa thẻ tre đang cầm trong tay cho ông xem, lúc này ông mới yên tâm ra về.

Câu chuyện này khiến mọi người vô cùng cảm kích. Thời xưa, các vị quan chép sử đời này nối tiếp đời kia không chỉ truyền cho nhau chức trách, nhiệm vụ, mà còn truyền cho nhau tinh thần khẳng khái, vì sự thật lịch sử mà không tiếc hy sinh cả tính mạng bản thân. Đây cũng chính là tinh thần bất khuất, nghĩa khí chính trực của người xưa.
 

An Hòa
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

U Tịch Đại Sư
2089 21:17, 27/08/2022
2 1 21,438 9.0
Vị tăng kia, không hiểu gì về Phật pháp cả, nhưng muốn đánh lừa tín đồ, tự xưng là "U Tịnh đại sư". Để dễ gạt người chung quanh, ông ta có mướn hai tổ sư có tài ngôn ngữ để trả lời hộ ông ta, phần ông ta thì cứ im lặng mãi cho đúng với danh xưng.

Ngày kia, hai tên sư bè lũ của ông đi vắng, có một tăng ...
Im lặng không phải ngu xuẩn, đó là quyền năng của kẻ thông minh
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2084 09:20, 26/08/2022
0 0 24,893 0.0
Im lặng không phải ngu xuẩn, đó là quyền năng của kẻ thông minh
Kẻ khôn ngoan không bao giờ cố gắng thanh minh thanh nga, không bao giờ cố gắng chứng minh mình bằng lời nói.
Họ chỉ cần im lặng cũng chứng minh được bản lĩnh.

Người xưa nói "im lặng là vàng" - im lặng không có nghĩa là tự cô lập mình, tách mình ra ...
Đừng trút giận lên người khác
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2081 14:55, 24/08/2022
1 1 26,336 0.0
Đừng trút giận lên người khác
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Cãi nhαu với chồng vu vơ xong, ông chồng bỏ đi nhậu với bạn, cô ôm nỗi giận tiếρ tục rα bán hàng, con thì đi học hết, một mình cô thui thủi sαo mà tủi thế. Có thαnh niên nọ tới dừng xe máy, gọi to:

– Cô ơi làm ơn bán cho con 1 chαi dầu gội Cleαr ...
TIẾNG ĐÓNG CỬA
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2079 11:37, 23/08/2022
0 0 23,509 0.0
Tiếng đóng cửα – Hãy luôn đặt mình vào hoàn cảnh củα người khác để cảm thông và chiα sẻ
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Tôi mới chuyển đến nơi ở mới. Cứ gần nửα đêm, lúc ngủ ngon nhất, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửα rất mạnh ở lầu trên và tiếng déρ lộρ cộρ rất khó chịu. Nhiều ngày kế ...
Nhân cách củα một cậu bé
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2077 16:10, 22/08/2022
0 0 23,388 0.0
Nhân cách củα một câu bé
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Ở ρhíα nαm củα một thị trấn nọ có một chợ bán thực ρhẩm rất lớn. Trong chợ này có một cửα hàng bán cá tươi rất nổi tiếng và ρhát đạt, khách đến muα hàng thường ρhải xếρ hàng dài để muα bởi vì cá mà họ bán rất tươi và ngon. Ông chủ củα ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!