/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

"BIẾT HỔ THẸN" LÀ MỘT LOẠI MỸ ĐỨC

3809 11:35, 17/07/2025
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

‘Biết hổ thẹn’ là một loại mỹ đức, là ‘người dẫn đường’ của lương tri

Khổng Tử giảng: “Tri sỉ cận hồ dũng” (知恥近乎勇), người biết xấu hổ thì cũng được xem là người gan dạ, dũng cảm. Một người biết hổ thẹn thì gặp của cải tài vật mới không tham, lâm vào khó khăn mà không bị khuất phục. Cho nên, vô luận là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết của dân tộc thì “sỉ” đều là “người dẫn đường” của lương tri.


Một người biết giữ mình, biết làm xằng làm bậy là xấu hổ thì đó là người có “sỉ”. Mạnh Tử cũng giảng: “Nhân bất khả vô sỉ”, ý nói rằng làm người là không thể không có “sỉ”, không thể không biết hổ thẹn. Ông cũng giảng rằng, một người mà không biết hổ thẹn thì không thể được tính là người. Ông cho rằng, người biết xấu hổ thì mới có đạo đức tốt đẹp, không bị hấp dẫn bởi danh và lợi mà làm việc trái lương tâm.


Người có tâm hổ thẹn sẽ dám chịu trách nhiệm

Phạm Thuần Nhân và Tư Mã Quang đều là hai vị đại thần của triều đình nhà Tống. Nhưng về cách xử lý việc chính sự thì họ lại thường có ý kiến trái ngược nhau, không đồng nhất với nhau. Thông thường cứ gặp chuyện chính sự cần bàn bạc là hai người sẽ biện luận với nhau mãi không thôi.

Về sau này, Tư Mã Quang bởi vì đắc tội với Hoàng đế mà bị trị tội. Đồng thời bị trị tội cùng với ông, còn có một số người khác nữa.

Có một người tên là Hàn Duy nguyên ban đầu rất đồng tình với ý kiến của Tư Mã Quang nhưng về sau bởi vì không cùng ý kiến và còn tỏ ra xa lánh ông nữa nên đã may mắn thoát khỏi lần trị tội này.

Xét về căn bản thì ý kiến của Phạm Thuần Nhân lần này cũng giống với ý kiến của Tư Mã Quang, cho nên cũng bị trị tội. Có người thấy vậy, liền khuyên Phạm Thuần Nhân học theo cách của Hàn Duy, nên đến gặp Hoàng thượng để giãi bày nỗi lòng của mình, mong được thoát tội.

Phạm Thuần Nhân nghe xong liền nói: “Ta và Tư Mã Quang chỉ là ở việc xử lý chính sự thì có bất đồng, chứ có gì là tranh, là đấu đâu? Chỉ là phương pháp xử lý không giống nhau chứ không hề có tư thù ân oán cá nhân, sao có thể lấy đó làm lý do để trốn tránh trách nhiệm được. Người khác làm như thế nào thì ta không quản, nhưng ta có nguyên tắc xử thế của chính bản thân mình. Việc mà một người khó làm nhất chính là coi trọng lương tâm của mình. Phải thẳng thắn vô tư thì sống mới được. Ta nếu làm một việc trái với lương tâm của mình thì quả thực là sống không bằng chết. Con người có tâm hổ thẹn mà sống, bằng không thì cũng giống như chết vậy!”

Phạm Thuần Nhân từng nói với mọi người rằng, trong cả đời ông, bài học sâu sắc nhất mà ông khắc sâu trong tâm chính là hai từ “trung thứ” (trung thành và tha thứ).

Ông thường khuyên bảo con cháu rằng: “Con người ta tuy rằng ngu xuẩn đến mức cực điểm, nhưng đối với thói hư tật xấu của người khác thì lại có thể kể ra rất rõ ràng nhưng đối với việc của mình thì lại không rõ. Người thông minh lấy tâm trách người để tự trách mình, lấy tâm tha thứ mình để tha thứ người thì không phải lo bản thân không đạt được địa vị của bậc thánh hiền.”

Cách sống của Phạm Thuần Nhân chính là sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm của mình và gia huấn mà Phạm gia để lại cho con cháu đời sau cũng là như thế.


Người biết hổ thẹn không làm việc trái chức trách, trái lương tâm

 

Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công tên thật là Khương Quang bị quan đại phu nước Tề là Thôi Trữ giết chết. Thôi Trữ lệnh cho quan chép sử lúc đó là Thái Sử Bá viết vào sách sử rằng Tề Trang Công chết do bị sốt rét để che giấu sự thật. Thái Sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng “Thôi Trữ giết vua Quang”.

Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái Sử Bá. Thái Sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng lại cũng viết vào sách sử câu chữ đúng như vậy. Do đó, Thôi Trữ lại giết chết Trọng. Đến lượt Thúc vẫn viết đúng sự thật như lời của hai người anh trai, sau đó ông cũng bị Thôi Trữ giết chết. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ tre viết lại y nguyên câu của ba người anh.

Thôi Trữ cầm thẻ tre lên hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình hay sao? Nếu như ngươi viết lại câu này theo đúng ý ta, ta sẽ tha chết cho ngươi.”

Quý ung dung đáp lại rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì muốn sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!

Năm xưa Triệu Xuyên (em của Triệu Thuẫn) giết chết Tấn Linh Công, quan sử thời đó là Đổng Hồ cho rằng Triệu Thuẫn là quan chính khanh mà lại không trừng phạt Triệu Xuyên, do đó ông đã viết vào sách sử rằng: “Triệu Thuẫn giết vua”. Triệu Thuẫn không trách mắng quan sử, bởi ông biết rằng đó là chức trách của quan sử.

Cho dù hôm nay thần không viết ra câu này, thì trong thiên hạ nhất định cũng sẽ có người viết lại sự thật này, dẫu không viết như vậy thì thể diện của bệ hạ cũng không thể giữ được nữa, vả lại chỉ khiến những người biết rõ sự thật kia cười nhạo bệ hạ thêm mà thôi. Do đó, thần thà chết vẫn phải viết như vậy, kính mong bệ hạ suy nghĩ kỹ!”

Thôi Trữ đành phải trả lại thẻ tre cho ông và không giết ông nữa.

Quý cầm thẻ tre ra ngoài, lúc sắp đến sử quán thì vừa hay gặp Nam Sử thị. Quý hỏi ông tại sao phải đến đây, ông nói: “Tôi nghe nói rằng anh em nhà ông vì kiên quyết viết đúng sự thật mà đều bị giết chết cả, lo rằng không có người viết lại việc này đúng sự thật nữa nên tôi vội vã cầm thẻ tre đến đây.”

Quý đưa thẻ tre đang cầm trong tay cho ông xem, lúc này ông mới yên tâm ra về.

Câu chuyện này khiến mọi người vô cùng cảm kích. Thời xưa, các vị quan chép sử đời này nối tiếp đời kia không chỉ truyền cho nhau chức trách, nhiệm vụ, mà còn truyền cho nhau tinh thần khẳng khái, vì sự thật lịch sử mà không tiếc hy sinh cả tính mạng bản thân. Đây cũng chính là tinh thần bất khuất, nghĩa khí chính trực của người xưa.
 

An Hòa
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hành trang lên đường
1143 12:06, 17/09/2021
1 0 21,437 10.0
Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”

“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”

Không ...
Cái Thùng Nứt
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1137 13:03, 16/09/2021
1 0 21,421 10.0
Cái Thùng Nứt
Một người gánh nước ở Ấn Độ có hai cái thùng lớn, mỗi cái ông ta móc vào một đầu của đòn gánh và gánh trên vai. Một trong hai cái thùng có một vết rạn nứt, còn thùng kia là một cái thùng hoàn hảo và luôn luôn giữ được nguyên thùng nước khi về đến cuối con đường dài từ dòng suối đến ...
Gánh Nước
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1136 13:01, 16/09/2021
1 0 22,177 10.0
Gánh Nước

Có hai vị Hoà thượng ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi gần nhau. Giữa hai ngọn núi có một con sông, mỗi ngày họ đều cùng một lúc xuống núi ra bờ sông gánh nước, lâu ngày họ trở thành bạn bè.
Thấm thoát năm năm trôi qua, bỗng một hôm vị Hoà thượng ở ngọn núi bên trái không xuống gánh nước, vị ...
Tình Cha
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1135 12:47, 16/09/2021
1 0 21,767 10.0
Tình Cha
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
Đồng nghiệp ăn thử cơm cha nấu, khen ...
Lòng Biết Ơn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1134 12:43, 16/09/2021
1 0 21,760 10.0
Lòng Biết Ơn
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này:

Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!