/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

"BIẾT HỔ THẸN" LÀ MỘT LOẠI MỸ ĐỨC

3809 11:35, 17/07/2025
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

‘Biết hổ thẹn’ là một loại mỹ đức, là ‘người dẫn đường’ của lương tri

Khổng Tử giảng: “Tri sỉ cận hồ dũng” (知恥近乎勇), người biết xấu hổ thì cũng được xem là người gan dạ, dũng cảm. Một người biết hổ thẹn thì gặp của cải tài vật mới không tham, lâm vào khó khăn mà không bị khuất phục. Cho nên, vô luận là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết của dân tộc thì “sỉ” đều là “người dẫn đường” của lương tri.


Một người biết giữ mình, biết làm xằng làm bậy là xấu hổ thì đó là người có “sỉ”. Mạnh Tử cũng giảng: “Nhân bất khả vô sỉ”, ý nói rằng làm người là không thể không có “sỉ”, không thể không biết hổ thẹn. Ông cũng giảng rằng, một người mà không biết hổ thẹn thì không thể được tính là người. Ông cho rằng, người biết xấu hổ thì mới có đạo đức tốt đẹp, không bị hấp dẫn bởi danh và lợi mà làm việc trái lương tâm.


Người có tâm hổ thẹn sẽ dám chịu trách nhiệm

Phạm Thuần Nhân và Tư Mã Quang đều là hai vị đại thần của triều đình nhà Tống. Nhưng về cách xử lý việc chính sự thì họ lại thường có ý kiến trái ngược nhau, không đồng nhất với nhau. Thông thường cứ gặp chuyện chính sự cần bàn bạc là hai người sẽ biện luận với nhau mãi không thôi.

Về sau này, Tư Mã Quang bởi vì đắc tội với Hoàng đế mà bị trị tội. Đồng thời bị trị tội cùng với ông, còn có một số người khác nữa.

Có một người tên là Hàn Duy nguyên ban đầu rất đồng tình với ý kiến của Tư Mã Quang nhưng về sau bởi vì không cùng ý kiến và còn tỏ ra xa lánh ông nữa nên đã may mắn thoát khỏi lần trị tội này.

Xét về căn bản thì ý kiến của Phạm Thuần Nhân lần này cũng giống với ý kiến của Tư Mã Quang, cho nên cũng bị trị tội. Có người thấy vậy, liền khuyên Phạm Thuần Nhân học theo cách của Hàn Duy, nên đến gặp Hoàng thượng để giãi bày nỗi lòng của mình, mong được thoát tội.

Phạm Thuần Nhân nghe xong liền nói: “Ta và Tư Mã Quang chỉ là ở việc xử lý chính sự thì có bất đồng, chứ có gì là tranh, là đấu đâu? Chỉ là phương pháp xử lý không giống nhau chứ không hề có tư thù ân oán cá nhân, sao có thể lấy đó làm lý do để trốn tránh trách nhiệm được. Người khác làm như thế nào thì ta không quản, nhưng ta có nguyên tắc xử thế của chính bản thân mình. Việc mà một người khó làm nhất chính là coi trọng lương tâm của mình. Phải thẳng thắn vô tư thì sống mới được. Ta nếu làm một việc trái với lương tâm của mình thì quả thực là sống không bằng chết. Con người có tâm hổ thẹn mà sống, bằng không thì cũng giống như chết vậy!”

Phạm Thuần Nhân từng nói với mọi người rằng, trong cả đời ông, bài học sâu sắc nhất mà ông khắc sâu trong tâm chính là hai từ “trung thứ” (trung thành và tha thứ).

Ông thường khuyên bảo con cháu rằng: “Con người ta tuy rằng ngu xuẩn đến mức cực điểm, nhưng đối với thói hư tật xấu của người khác thì lại có thể kể ra rất rõ ràng nhưng đối với việc của mình thì lại không rõ. Người thông minh lấy tâm trách người để tự trách mình, lấy tâm tha thứ mình để tha thứ người thì không phải lo bản thân không đạt được địa vị của bậc thánh hiền.”

Cách sống của Phạm Thuần Nhân chính là sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm của mình và gia huấn mà Phạm gia để lại cho con cháu đời sau cũng là như thế.


Người biết hổ thẹn không làm việc trái chức trách, trái lương tâm

 

Thời Chiến Quốc, Tề Trang Công tên thật là Khương Quang bị quan đại phu nước Tề là Thôi Trữ giết chết. Thôi Trữ lệnh cho quan chép sử lúc đó là Thái Sử Bá viết vào sách sử rằng Tề Trang Công chết do bị sốt rét để che giấu sự thật. Thái Sử Bá không chịu, kiên quyết viết rằng “Thôi Trữ giết vua Quang”.

Thôi Trữ nổi giận, giết chết Thái Sử Bá. Thái Sử Bá có ba người em trai là Trọng, Thúc, Quý. Trọng lại cũng viết vào sách sử câu chữ đúng như vậy. Do đó, Thôi Trữ lại giết chết Trọng. Đến lượt Thúc vẫn viết đúng sự thật như lời của hai người anh trai, sau đó ông cũng bị Thôi Trữ giết chết. Còn lại Quý cũng cầm lấy thẻ tre viết lại y nguyên câu của ba người anh.

Thôi Trữ cầm thẻ tre lên hỏi Quý: “Ba người anh của nhà ngươi đều vì câu này mà bị giết chết, lẽ nào ngươi không biết quý tiếc mạng sống của mình hay sao? Nếu như ngươi viết lại câu này theo đúng ý ta, ta sẽ tha chết cho ngươi.”

Quý ung dung đáp lại rằng: “Viết đúng sự thật là chức trách của quan chép sử. Nếu vì muốn sống mà làm chuyện sai trái, vậy thần thà chết còn hơn!

Năm xưa Triệu Xuyên (em của Triệu Thuẫn) giết chết Tấn Linh Công, quan sử thời đó là Đổng Hồ cho rằng Triệu Thuẫn là quan chính khanh mà lại không trừng phạt Triệu Xuyên, do đó ông đã viết vào sách sử rằng: “Triệu Thuẫn giết vua”. Triệu Thuẫn không trách mắng quan sử, bởi ông biết rằng đó là chức trách của quan sử.

Cho dù hôm nay thần không viết ra câu này, thì trong thiên hạ nhất định cũng sẽ có người viết lại sự thật này, dẫu không viết như vậy thì thể diện của bệ hạ cũng không thể giữ được nữa, vả lại chỉ khiến những người biết rõ sự thật kia cười nhạo bệ hạ thêm mà thôi. Do đó, thần thà chết vẫn phải viết như vậy, kính mong bệ hạ suy nghĩ kỹ!”

Thôi Trữ đành phải trả lại thẻ tre cho ông và không giết ông nữa.

Quý cầm thẻ tre ra ngoài, lúc sắp đến sử quán thì vừa hay gặp Nam Sử thị. Quý hỏi ông tại sao phải đến đây, ông nói: “Tôi nghe nói rằng anh em nhà ông vì kiên quyết viết đúng sự thật mà đều bị giết chết cả, lo rằng không có người viết lại việc này đúng sự thật nữa nên tôi vội vã cầm thẻ tre đến đây.”

Quý đưa thẻ tre đang cầm trong tay cho ông xem, lúc này ông mới yên tâm ra về.

Câu chuyện này khiến mọi người vô cùng cảm kích. Thời xưa, các vị quan chép sử đời này nối tiếp đời kia không chỉ truyền cho nhau chức trách, nhiệm vụ, mà còn truyền cho nhau tinh thần khẳng khái, vì sự thật lịch sử mà không tiếc hy sinh cả tính mạng bản thân. Đây cũng chính là tinh thần bất khuất, nghĩa khí chính trực của người xưa.
 

An Hòa
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

HIỆU ỨNG CÁ MÒI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2678 12:46, 08/06/2023
0 0 15,047 0.0
Người Na Uy rất thích ăn cá mòi hay còn gọi là cá Sardine. Những con cá mòi thường ngon khi còn tươi sống và bán được giá cao hơn so với những con đã chết. Tuy nhiên, để mua được những con cá mòi tươi sống là điều không mấy dễ dàng bởi những con cá mòi thường lười vận động. Khi bị đánh bắt và nhốt trong ...
Hiếu Kính Cha Mẹ, Cả Nhà Thoát Chết
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2676 12:18, 07/06/2023
0 0 14,845 0.0
Tháng ba năm Giáp Ngọ thời nhà Thanh, con trai của Cố Thành trú tại Thành Đông, huyện Vũ Tiến, tỉnh Giang Tô lấy Tiền Thị làm vợ. Có một lần, Tiền Thị về nhà cha mẹ đẻ, không lâu quê chồng xuất hiện dịch bệnh, truyền nhiễm rất nhanh và rộng, rất nhiều người chết, mọi người đều sợ bị truyền nhiễm, ...
Tha thứ cho người khác chính là tự cởi trói chính mình
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2673 09:45, 06/06/2023
0 0 16,919 0.0
Nhiều người cảm thấy tha thứ quả là một việc khó trong đời. Người ta đối xử tệ bạc, khinh ghét mình, nhục mạ mình, sao có thể dễ dàng bỏ qua được chứ? Nhưng liệu học cách vị tha, tha thứ có thực sự khó khăn đến thế không?
Trước hết bạn hãy nghe tôi kể một câu chuyện. Một hôm, thầy giáo chủ nhiệm ...
Bán cho tôi 20 ngàn niềm vui
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2671 17:35, 05/06/2023
0 0 15,215 0.0
Ba ngày nay mệt và ho nhiều nên giờ trưa, tôi dạo bộ ra tiệm thuốc tây gần bệnh viện để mua thuốc ho ngậm cho đỡ rát họng.

Khi đang soạn tiền chuẩn bị trả cho 2 hộp tyrotab, tôi nghe giọng 1 người phụ nữ “Chị ơi, con em nó sốt quá, chị bán cho em 2 ngày thuốc sốt”. Tôi giật mình và ...
Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU TỐT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2668 14:13, 05/06/2023
0 0 15,811 0.0
Một người phụ nữ nướng chapatti (roti) cho các thành viên trong gia đình và thêm một cái nữa cho một khách qua đường đói bụng. Cô ấy giữ hộp chapatti dư thừa trên bậu cửa sổ, cho bất cứ ai lấy nó đi.Mỗi ngày, một người gù đến và lấy đi chapatti. Thay vì bày tỏ lòng biết ơn, anh ta vừa đi vừa lẩm bẩm những ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!