/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổ

383 14:53, 15/06/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổẤm Chu Sa Lưu Bội TK 20
Đối với một chiếc ấm Tử Sa đang cầm trên tay, nếu bạn cho nó là cổ, đem hỏi người khác thì khó có người dám định tuổi, vì con dấu lạc khoản không nói lên điều gì. Vậy thì bạn hãy căn cứ vào một số điểm sau đây để tự mình đánh giá sản phẩm:

1. Căn cứ vào đặc điểm phong cách thời đại, niên đại

Phong cách nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc giám định sản phẩm. Phong cách của một sản phẩm không thể nào vượt quá thời đại sản sinh ra nó, tác phẩm của nghệ nhân cũng không thể thoát ly khỏi thời đại mà nghệ nhân đó sinh sống. Bằng kinh nghiệm và kiến thức, người chơi có thể xem xét về đặc điểm công nghệ, nguyên liệu, công cụ chế tác và cách thức trang trí để thẩm định. Những sản phẩm không cùng thời đại thì sẽ có đặc điểm thời đại khác nhau, nghệ nhân không cùng thời đại thì đặc điểm công nghệ và tay nghề thủ công sẽ làm ra những sản phẩm khác nhau.

2. Nguyên liệu Tử sa từ hạt thô sang nhuyễn mịn

Đất Tử sa dùng làm ấm ban đầu là hạt to, thô chuyển dần sang nhỏ mịn, nguyên nhân là do sự khác biệt về công cụ làm ra nó. Thời kỳ đầu (đời Minh) nghệ nhân dùng chày giã đất, đến giữa đời Thanh chuyển sang xay bằng cối đá và cuối cùng là dùng máy xay chạy điện, vì vậy thân ấm Tử Sa từ giữa đời Thanh trở về trước da có hạt như da trái bưởi, nhìn kỹ các hạt đất kết dính không đều nhau, càng về sau càng nhuyễn dần, cho đến trơn bóng như hiện nay.

3. Vết nối bên trong thân ấm

Vào thời kỳ đầu (đời Minh), việc chế tạo ấm Tử Sa bắt chước hoàn toàn theo công nghệ chế tạo gốm sứ, thân ấm làm 2 phần ghép nối lại với nhau trước khi cho vào lò nung. Dùng tay sờ có thể phát hiện vết nối này.

4. Khoét lỗ gắn vòi và quai

Ấm Tử Sa làm vào đời Minh đều có dấu dao khoét vào thân ấm để gắn vòi và quai, sau đó được chà láng lại, nhìn kỹ vẫn phát hiện dấu sần sùi.

5. Dính men và tì vết

Trước đời Minh Vạn Lịch, ấm Tử Sa được cho vào lò nung chung với đồ gốm, vì vậy trên da ấm thường có lốm đốm vết men gốm bay dính.

6. Lỗ vòi

Vào đời Minh đến giữa đời Thanh, lỗ chảy của vòi luôn là lỗ đơn, sau đó mới chuyển dần sang nhiều lỗ, nhưng đều là số lẻ: 3 lỗ, 5 lỗ, 7 lỗ và 9 lỗ. Đến thập niên 1970,do ảnh hưởng loại ấm trà của Nhật Bản, ấm Tử Sa mới xuất hiện bán cầu nhiều lỗ để ngăn trà làm nghẹt vòi.

Ngoài 6 điểm cơ bản trên, còn một yếu tố thẩm định rất quan trọng, là xét về phong cách ghi niên hiệu, thư pháp, vẽ tranh, nhưng phần này rất dài, sẽ viết trong một bài khác.

Lạc khoản các lò khắc trên ấm Tử Sa những năm đầu thế kỷ 20: Xuân Thủy Đường, Thế Đức Đường, Thịnh Đức Đường, Thanh Đức Đường. Ngoài ra còn nhiều “Đường” khác, như: Tuyên Đức Đường, Chân Đức Đường…

Trước một môn chơi còn mới mẻ và nhiêu khê như vậy thật không khỏi khiến mọi người nản lòng, nhưng hiện nay vẫn có nhiều người sưu tầm ấm Tử Sa. Chơi là để ngắm nhìn vui mắt, có đề tài trao đổi với bạn bè và nhất là tạo cơ hội cho mình nghiên cứu, học hỏi thêm.

Uống Trà Thôi sưu tầm.
Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổẤm Lưu Bội SX 2006 tại Sơn Đông
Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổẤm Mạnh Thần sản xuất 2007
1 0 5,160 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đơn vị đo lường độ thô/mịn của đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2897 09:23, 05/10/2023
3 0 1,524 0.0
Chúng ta đã biết, trong quy trình luyện đất tử sa có khâu sàng đất (sau khi được nghiền thành bột). Mắt lưới sàng càng lớn thì bột sau sàng càng thô, mắt lưới sàng càng nhỏ thì bột sau sàng càng mịn.

Để đo lường độ mịn/thô của hạt đất tử sa, bên Trung Quốc dùng đơn vị “mục” (目 - nghĩa là cái mắt). ...
Gốm Bizen Nhật Bản là gì mà lại đắt tiền đến vậy?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2890 09:52, 27/09/2023
2 0 2,750 0.0
Gốm Bizen là gì? Gốm Bizen của Nhật Bản là dòng gốm có hình dáng đơn giản nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng. Vì thế, đây là loại gốm không những ở Nhật Bản yêu thích mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích. Cùng chúng tôi tìm hiểu về dòng gốm Bizen có từ hơn 1000 năm của Nhật Bản ở ...
Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khải
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2875 09:24, 20/09/2023
2 0 2,091 6.0
Tôi đã bắt đầu hành trình uống trà của mình bằng một chiếc ấm sứ sau đó là ấm đất, nhưng qua năm tháng, chén khải mới là dụng cụ pha trà mà tôi sử dụng thường xuyên nhất trong hành trình khám phá của mình.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ trải nghiệm của tôi về một bộ ấm trà được sử dụng phổ biến ...
Cách rót trà, cầm chén uống trà đúng cách
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2863 14:01, 13/09/2023
4 0 2,342 6.0
Pha trà, uống trà ở tầm nghệ thuật đều có những quy trình, cách thức tiêu chuẩn.

Ví dụ: Rót trà sau khi pha trà và rót trà vào chuyên/ chén tống, từ đó mới rót ra các chén quân để uống. Cách rót trà cũng được gọi thành hai cách như sau:

Quan Công tuần hành: Đặt các chén trà sát nhau thành dãy hay thành cụm, đưa ...
Sự thật về Thiên Mục (Tenmoku)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2847 09:06, 06/09/2023
4 0 1,970 0.0
Trong giới chơi trà và ấm ở Việt Nam thì phần lớn mọi người đều công nhận công năng của ấm tử sa – loại ấm làm từ đất sét tím (tử sa) và có khả năng làm tăng hương vị của trà nếu dùng lâu. Trong khi đó chén Thiên Mục (Tenmoku) còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng làm tăng (hay ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!