/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Cách chọn trà cao cấp theo khẩu vị

393 09:06, 16/06/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Cách chọn trà cao cấp theo khẩu vịTrà trắng Bạch Hào Ngân Châm (Silver Needle). Ảnh: Fava Tea
Dù bạn đang chọn trà cho bản thân, hay làm quà tặng cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, thì giá của trà chỉ là một yếu tố nhỏ. Vì nhìn chung, các loại trà đến từ núi Vũ Di ở Phúc Kiến, cái nôi của trà Trung Quốc, luôn đắt đỏ nhất. Ngoài việc nhìn giá, còn phải nhìn khẩu vị.

Đầu tiên là sở thích uống trà. Vị trà đậm nhạt sẽ tùy vào loại trà bạn chọn. Kế đến là thói quen uống trà. Trà nhạt dùng thay nước, trà đậm tráng miệng sau bữa chính, hay trà ăn kèm bánh ngọt… những yếu tố này đều quan trọng khi chọn trà cao cấp.

Cuối cùng, hãy ưu tiên trà lá rời chứ đừng mua trà túi lọc. Vì trà túi lọc thường chứa vụn trà, là loại thấp cấp hơn.

Trà Trắng:

Hai loại cao cấp nhất là Bạch Hào Ngân Châm (Silver Needle) và Bạch Trà Mẫu Đơn (White Peony). Quy trình chế tác chúng được hoàn thiện từ thời nhà Thanh của Trung Quốc, vô cùng khắt khe. Nhìn chung, trà trắng có nước trong, vị nhẹ. Hợp để dùng cùng các loại bánh trái, hoa quả vị thanh.

Trà Xanh:

Đây là loại khó lựa chọn nhất, vì có quá nhiều loại trà xanh ngon thượng hạng trên thị trường.

Những ai thích trà đắng sẽ yêu thích Gyokuro và Matcha của Nhật. Đặc biệt, Gyokuro là loại trà đắt đỏ bậc nhất Nhật Bản. Cây trà được trồng dưới bóng râm thay vì dưới ánh mặt trời. Vì trồng dưới bóng râm, hàm lượng caffeine rất cao, tạo nên vị đắng thanh tỉnh. Để thưởng thức Gyokuro đúng cách, bạn không nên dùng nước sôi, mà cần nước ấm ở khoảng 40ºC đến 60ºC để hãm trà.

Còn nếu thích trà xanh vị nhẹ, bạn hãy thử Bích Loa Xuân (Biluochun). Dòng cao cấp nhất là Supreme, búp trà xoắn ốc đều và nhỏ. Trà Long Tỉnh (Longjing / Dragon Well Tea) cũng là lựa chọn tốt. Loại trà này từng đứng đầu trong thập đại danh trà Trung Hoa, từng được dùng tiến vua từ thời Khang Hy. Còn nếu muốn chọn loại trà xanh ít caffeine, hãy thử Hoàng Sơn Mao Phong (Huang Shan Mao Feng). Đây cũng là một loại danh trà lọt top Thập đại danh trà Trung Hoa.

Trà Đen:

Đối với người yêu thích trà đen phương Tây, những cái tên như Earl Grey (trà bá tước), Assam (trà đen Ấn Độ) hay English Breakfast (trà ăn sáng) đã quá quen thuộc. Những loại trà này luôn phù hợp cho các món ăn Âu đậm gia vị.

Còn trà đen châu Á cao cấp, phải nhắc đến Đại Hồng Bào (Da Hong Pao). Đây là loại trà được cho là đắt hơn vàng! Nó được trồng ở Vũ Di Sơn, thánh địa của trà tại tỉnh Phúc Kiến. Loại đắt nhất được thu hoạch từ lá những cây trà cổ. Vị đậm ngả hương gỗ, không để lại hậu vị đắng.

Một lựa chọn khác cũng rất ngon là Jin Hou (Golden Monkey). Lý do có cái tên này vì lá trà khi khô trông như bàn chân khỉ. Hương trà rất nồng, vị mượt như nhung.

Trà Ô Long:

Nổi tiếng nhất trong dòng trà ô long chính là Thiết Quan Âm (Tie Guan Yin). Loại trà này thu hoạch từ những cây trà xanh ở Nam Phúc Kiến. Hương vị thơm hoa cỏ, dư vị ngọt bùi. Trong quá khứ, đây là loại trà tiến vua cực phẩm. Để tạo nên hương vị ngon nhất, hãy đun nước sôi và để nguội một phút trước khi hãm trà.

Trà Phổ Nhĩ:

Giữa hai loại là Phổ Nhĩ sống và Phổ Nhĩ chín. Phổ Nhĩ chín là loại trà tốt cho những ai thường uống trà kèm theo món ăn đậm vị, như món hầm, kho, Dim Sum. Nó cũng là loại rẻ hơn, do có thể mô phỏng loại Phổ Nhĩ sống đã được lên men lâu năm.

Phổ Nhĩ sống sẽ là lựa chọn cao cấp hơn cho người thích thưởng trà nghệ thuật.

Giá trị của trà Phổ Nhĩ phụ thuộc vào thời gian lên men. Chẳng vì vậy mà nó được chia theo cấp độ lên men 10, 20 hay 30 năm. Trà Phổ Nhĩ ít hơn 10 năm tuổi sẽ có vị đắng gần hơn với trà xanh. Lên men càng lâu thì vị càng đậm, ngọt và bùi.

Thị trường có loại Phổ Nhĩ lá rời, nhưng đây là loại bình thường để uống liền. Loại cao cấp nhất luôn được ép thành bánh trà. Khi được ép vào khuôn thì chúng tiếp tục lên men. Bánh trà càng mỏng dẹp thì quá trình lên men càng nhanh.

(Theo bazaar)
Cách chọn trà cao cấp theo khẩu vịĐại Hồng Bào từ Vũ Di Sơn là loại trà đắt hơn vàng. Lá trà trông tầm thường nhưng hương vị cực phẩm. Ảnh: Yunnan Sourcing
Cách chọn trà cao cấp theo khẩu vịCác hình thái khác nhau của trà Phổ Nhĩ. Ảnh: Vicky Wasik / Serious Eats
0 0 8,640 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1953 09:00, 06/07/2022
0 0 11,126 0.0
Trà "cắm tăm" là cách pha trà đặc biệt. Chén trà đậm đặc đến nỗi nếu cắm que tăm vào vẫn có thể đứng thẳng trong chén.

Trà xanh gắn bó với đủ mọi tầng lớp nhân dân từ cao sang vương giả đến các tầng lớp bình dân lao động. Thưởng trà có nhiều cách, người thích vị trà nhẹ nhàng, có chút đắng nhẹ ...
Muốn đỡ khát uống nước, muốn tiêu sầu uống rượu, còn muốn tỉnh mộng mê thì uống trà
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1947 08:47, 03/07/2022
0 0 9,877 0.0
Trà là thức uống phổ biến và đã trở thành một trong ba thức uống không cồn chính (trà, cà phê, ca cao) được ưa chuộng trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu chuyên khảo được cho là sớm nhất thế giới về trà để việc thưởng trà càng thêm thi vị.

Lục Vũ thời Đường năm 758 đã viết chuyên khảo sớm nhất thế giới ...
Văn hóa thưởng trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1940 09:23, 30/06/2022
0 0 8,110 0.0
Không biết từ bao giờ, trà có mặt trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, từ ấm trà bên vỉa hè đến ấm trà trong gia đình. Chén trà cũng là khởi nguồn của rất nhiều câu chuyện, gắn kết thêm những con người chưa từng quen biết lại với nhau.

Trà từ lâu cũng đã được các nhà khoa học chứng minh là rất ...
Ý nghĩa tinh thần, triết học và tôn giáo của trà đạo
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1936 09:28, 27/06/2022
0 0 8,460 0.0
Trà đạo có thể khơi dậy cảm hứng về tinh thần hoặc triết học. Những tương phản triết học giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo thể hiện qua trà đạo là sự quảng bá cho lý tưởng tương ứng của từng tôn giáo.

Với trà đạo, người Trung Quốc đã uống trà trong bốn nghìn năm qua. Ban đầu, trà được trồng ...
Nghệ thuật đấu trà uống tới 50 tách ở Nhật Bản có gì lạ?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
1928 09:15, 24/06/2022
0 0 8,245 0.0
Đấu trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở Trung Quốc, phát triển sang triều đại nhà Tống rồi du nhập vào Nhật Bản, song người Nhật thiết kế đấu trà với định dạng riêng, không giống Trung Quốc.

Nước Nhật biết đến đấu trà (闘 茶,Tōcha) vào thời kỳ Kamakura (Liêm Thương thời đại, 1185–1333). Ở Nhật, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!