/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Tử sa chi phỉ thúy

422 16:55, 17/06/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

Tử sa chi phỉ thúy
“Tử sa chi phỉ thúy” danh bất hư truyền, nguồn nguyên liệu với những đặc tính vô cùng trân quý tựa như ngọc bích hiếm có khó tìm.

Đất tử sa từ lâu đã được sử dụng để chế tác ra các loại đồ gốm tại Nghi Hưng với nhiều dạng đất khác nhau. Trong đó tử nê, là nguyên liệu phổ biến nhất và được coi là chủ yếu nhất trong tam đại chủng loại lớn của gốm sứ nghi hưng, cũng là chủng loại được phát triển sớm nhất trong chiều dài lịch sử của ngành gốm sứ nơi đây.
Là loại nguyên liệu vô cùng phổ biến, gốm sứ nghi hưng chiếm đến hơn 80 % là thuộc tử nê. Vì vậy, mà những sản phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu tử nê này có giá thành rẻ hơn so với các loại khác, nhưng không phải tất cả.

Đất tử sa nghi hưng vốn dĩ bị gọi là “tử sa sĩ”, với tử nê có quan hệ rất mật thiết. Tử nê có màu sắc bên ngoài là sắc tím chủ đạo, 1 loại đất sét màu sắc đậm nhạt lẫn lộn.

Đất sét tử sa nghi hưng lấy tử nê làm đại diện tiêu biểu, tử nê có thể đảm bảo rằng chúng thể hiện 1 cách toàn vẹn nhất vẻ đẹp kinh điển oai hùng mà cổ phác chân phương của tử sa nghi hưng.

Dùng tử nê có tố chất ưu tú để chế tác ấm tử sa, trải qua thời gian ngâm dưỡng, nó sẽ có được một vẻ đẹp ôn nhuận, sáng bóng, tươi mới sâu sa tuyệt tích, vinh danh “tử vương kim sa”

Dựa trên yếu tố địa chất, tử nê chủ yếu phân bố tại phần trên của nhóm đất trong giai đoạn Devon (410 – 355 triệu năm);

“Trong giai đoạn Devon: Vỏ Trái đất bị sụt lún lần thứ hai, biển được mở rộng.

Giai đoạn Devon cũng là giai đoạn kết thúc phát triển các bồn trũng kiểu Ordovic – Silur. Vỏ Trái đất vùng PN-KB bắt đầu phát triển một kiểu bồn trũng mới, kiểu “rift lục địa”. Trục của bồn trũng có dạng cánh cung chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm lệch ra ngoài phạm vi nghiên cứu ở phía Đông Bắc không xa. So với bồn trầm tích Ordovic – Silur, bồn Devon được mở rộng thêm về chiều ngang và trở nên nông hơn.

Trong giai đoạn này hình thành các hệ tầng: Rào Chắn (D1 rc), Bản Giàng (D1-D2e bg) Mục Bài (D2g mb), Đông Thọ (D2g-D3fr đt) và Cát Đằng (D3 cđ). Các trầm tích tiến hoá về thành phần từ cát kết, bội kết đến argilit, xen đá vôi”

Khu vực nghi hưng được coi là khu vực khai thác mỏ với lượng bùn được sinh ra đồng đều nhất. Tử nê khi ở trong hầm mỏ, thường được ẩn giấu sâu thẳm bên trong bụng lớp quặng, chính là đoạn 2 lớp bên trong móng của lớp quặng.
Cổ xưa có câu“ nham trung nham” “nê trung nê”. núi hoàng long tại Trấn Đinh Thục là khu vực sản xuất chủ yếu tử nê có tố chất ưu tú nhất. Tử nê của núi Hoàng Long đa phần đều được khai thác từ trong tầng vìa bùn khoáng với độ dày khoảng 8m.

Quặng mỏ lúc này có hình lớp cực mỏng, độ dày có thể đạt từ vài chục cm đến vài mét, lớp quặng có tính chất khá ổn định. Chủ yếu do nếp gấp địa chất của núi Hoàng Long tạo thành.

Đặc điểm của tử nê là có tính dẻo cực tốt, thành phần cấu tạo khoáng chất tự nhiên. Thành phần cấu tạo rất khoa học và đặc tính công nghệ, khiến cho tử nê hội tụ tính dẻo, tính tạo hình cực tốt.

Nguyên liệu tử nê có thể được dựa theo yêu cầu mà được chế tác ra thành các khí cụ to nhỏ và hình dáng khác nhau mà lại không dễ bị biến dạng hay nứt vỡ. Tử nê không nhất thiết phải cần kết hợp thêm các loại khác, chỉ cần tử sa thô chính thống không thôi thì cũng đã đủ để tạo hình rồi nung thành phẩm đồ gốm sứ tử sa muôn hình vạn trạng rồi.
Đất tử nê có tính thoáng khí tốt. Trong tử nê có hàm lượng thạch anh tương đối phong phú, nó là sự tổng hợp cộng sinh của thạch anh cùng đất sét, mica, quặng sắt kết hợp.

Được người trong nghề coi như “cốt”, tức “sa”của tử nê. Các tinh thể hạt thạch anh trong tử nê tương đối lớn, có thể lớn đến 0.01mm, chiếm trên 70%, hạt to, thành gốm thì lỗ hổng tương đối lớn. Do đó mà có tính thoáng khí cực kỳ tốt, bề mặt ngoài chất sa cho cảm giác mạnh mẽ.

Tính ổn định cao. Tử nê khi nung có phạm vi nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ nung vào khoảng 1200 độ c, nhiệt độ luyện cục cũng có phạm vi trong khoảng 100c, tổng thể độ co rút nhỏ, thấp nhất là 10%.

Tử nê không chỉ là khái niệm nguyên liệu quặng mỏ đơn nhất. Mà nếu dựa theo nơi sản xuất, hình dáng, tính chất và màu sắc mà phân chia thì có thể nói chủng loại phải lên đến vài trăm loại.

Tử nê đại đa số không hề có tên chuyên môn nào cả, còn lại phần nhỏ thì căn cứ theo ngoại hình hay tính năng mà gọi tên, có những cái tên như trung tào thanh, lão tử nê, hồng tông nê, hồng ma tử.
Thiên thanh nê được coi là loại xuất sắc nhất trong tử nê, tử nê tự cổ đến nay lấy thiên thanh nê là đứng đầu.

Thiên thanh nê “vu chư nê vi quý”, hiện nay dấu tích cũng khó kiếm, dựa trên thiên thanh nê được ghi lại theo dòng lịch sử, với quan điểm không giống nhau.

Trước tiên là về quan điểm cái gì đươc gọi là “thiên thanh nê” cũng đã không giống nhau: 1 quan điểm cho rằng cái gọi là màu thiên thanh chính là bầu trời trong xanh sau ngày mưa; 1 loại quan điểm khác lại cho rằng màu thiên thanh này xanh thẫm tựa màu xanh thuốc nhuộm, tên gọi ày từ thói quen.

Tiếp theo cái gọi là thiên thanh nê, rốt cục là để chỉ màu sắc nguyên khoáng hay là chỉ màu sắc thành phẩm sau khi thành? Đây cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo số đông quan điểm cho rằng, thiên thanh nê ở thời minh thanh nó chính là màu sắc vẻ ngoài của nguyên khoáng mà thành tên. Vì thời cổ xưa đa phần người xưa là không biết chữ, nên họ đều lấy những cái rõ ràng của sự vật thể hiện ra mà lấy thành tên. Họ cũng cho rằng có thể do đặc tính bề mặt của nguyên khoáng. Nhưng số ít quan điểm lại cho rằng thiên thanh nê ở thời minh thanh chính là lấy màu sắc sau khi nung thành mà gọi thành tên, do người làm ấm và những tay chơi hay nhà kiểm định đều rất chuyên nghiệp, có thể đưa ra những đặc tính bản chất của sự vật rõ ràng hơn. cũng có thể do nhận thức hay quan điểm khác nhau mà lấy tên khác nhau.

Vậy thì liệu có loại đất tử sa nguyên khoáng nào mà có màu tựa như bầu trời thiên thanh sau cơn mưa hay không, mà sau khi thành hình lại như “ảm can sắc” (sắc màu lờ nhờ, tối)? Đế tào thanh thuộc bộ phận tử nê thường được chôn dấu tương đối sâu, trong thời gian dài chịu khí hậu khác nhau ở từng khu vực, khiến cho quặng mỏ mới vừa đào ra lập tức hiện ra”Màu thiên thanh”, với vẻ ngoài có màu xanh, trong tím hiện ra màu xanh, màu lam, có màu sắc như bầu trời màu thiên thanh sau cơn mưa. Khi hơi nước mất đi lại có màutím hồng hoặc tím nâu, ở độ ấm riêng biệt, sau khi nung thành cho ánh sáng màu cùng sách cổ ghi lại chính là “Ảm can sắc”.

Ngoại quan bạn có thể nhìn thấy màu sắc tựa như bầu trời trong xanh sau cơn mưa, nhưng sau khi nung thành thì lại có màu đen thẫm mà hơi ửng đỏ. Cho nên có người nói thiên thanh nê đã tuyệt tích rồi. Nhưng có 2 điều có thể khẳng đinh: 1 là thiên thanh nê là tử nê, được sinh ra trong lớp quặng đặc thù; 2 là sau khi nung thành gốm sứ, hiện ra màu “ảm can sắc”

Dựa trên lịch sử của thiên thanh nê, trên nghiên cứu các chủng loại của nguyên liệu thô, đến nay cũng không có cách nào xác định. Trước đó mọi người vẫn cho rằng thiên thanh nê là phổ biến và giống nhau, là 1 loại đất sét nguyên khoáng và các khí cụ thì giống nhau như đúc. Màu sắc ngoài đều hiện lên trong xanh có xen cả sắc xanh biếc. Khoáng vật tạo thành từ mica, mica trắng, đất cao lanh, thạch anh, quặng sắt là chính. Thành phần hóa học chủ yếu như: si-líc (SiO2)62. 05%, (Al2O3)24. 62%, (Fe2O3)8. 27%, (Ca0)0. 68%, (MgO)0. 60%, (K20)1. 77%, (Na2O)0. 24%, (LO1)0. 07%.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy rằng hàm lượng oxit sắt so với các loại tử nê khác cơ bản là cũng giống nhau. xác nhận chính là thuộc tử nê. silica với hàm lượng nhô, oxit là tương đối cao, cho nên thiên thanh nê sau khi nung thành có nhiệt độ tương đối cao, phạm vi luyện cục tương đối rộng. Nhiệt độ nung thích hợp để cho màu thiên thanh là khoảng 1210 độ c. ở 1170 độ cho màu vàng nâu, có chút gì đó hơi xanh, như là màu của lão đoạn nê, tiết diện thô ráp, âm thanh không sắc bén, thiên thanh nê có tính ổn định cực tốt, cho nên thành phẩm bị mất khi nung cũng cực thấp, chỉ vào khoảng 0.07% .

Màu sắc của thiên thanh nê sau khi nung thành biến hóa tựa như màu của lão đoạn nê, vừa như thanh hôi nê, do màu nâu có hơi hướng chuyển xanh. Lão đoạn nê là trong vàng có chút xanh, trong xanh có xen màu tro. Thanh hôi nê là màu tro trước rồi mới dần có màu đỏ, màu tro nâu có chút thanh, thiên thanh cuối cùng chính là trong thanh có xanh thẫm. Tác phẩm thiên thanh nê thuần chất cho cảm giác rõ nét, trong xanh có xanh thẫm, sử dụng và dưỡng ấm tử sa một cách tỉ mỉ trong thời gian dài càng xanh thẫm xanh biếc. Tươi mới mà có linh khí, được coi như “Tử sa chi phỉ thúy”, tính thoáng khí tốt, được người người ưu ái.
(Sưu tầm)
Tử sa chi phỉ thúy
Tử sa chi phỉ thúy
1 0 2,219 7.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 3): ĐÁY TÀO THANH
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
830 15:39, 30/07/2021
1 0 3,140 9.0
ĐÁY TÀO THANH là loại khoáng Tử nê mà mọi người rất hay nói đến, nó cũng là một loại khoáng có chất lượng tốt trong dòng Tử nê hiện nay, nhưng nó không phải là loại khoáng tử nê tốt nhất như mọi người vẫn nói. Tuy nói "Thiên thanh nê là loại khoáng đắt tiền trong các loại Tử nê", nhưng hiện tại, quặng ...
TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 2): THIÊN THANH NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
823 17:08, 29/07/2021
1 0 4,451 9.5
THIÊN THANH NÊ là loại khoáng tử nê tốt nhất và được nhiều người biết đến trong các loại khoáng Tử nê. Trong "Nghi Hưng huyền chí" năm Quảng Hưng thứ tám đời nhà Thanh có ghi lại: "Quặng có màu vàng hoặc xanh sẽ được giữ lại. Quặng đất sét Thiên thanh nê là loại quặng đắt tiền trong các loại quặng, được ...
TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ TỬ NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
814 14:56, 27/07/2021
13 0 7,463 6.0
TỬ NÊ là loại quặng Tử sa quan trọng nhất trong số ba loại quặng Tử sa chính của Tử sa Nghi Hưng, và nó cũng là loại quặng được sử dụng sớm nhất và phổ biến nhất trong số các loại quặng Tử sa Nghi Hưng. Hơn 80% quặng Tử sa Nghi Hưng thuộc loại Tử nê. Lý do tại sao quặng đất sét Nghi Hưng được gọi là "đất ...
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
802 13:04, 26/07/2021
4 0 3,474 10.0
Về "LÊ BÌ NÊ", có những ghi chép liên quan trong một số sách Tử sa kinh điển thời Minh, Thanh và Trung Hoa Dân Quốc: "Dương Tiện minh hồ hệ" và "Dương Tiện danh đào lục" đều cho biết: "Thiên Thanh nê, xuất Lê Dã, là loại gốm có màu ảm can sắc (màu gan sẫm). Và phần liền kề với nó là Lê bì nê, đồ gốm có màu ...
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 9): ĐỊNH DIÊU BẠCH
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
790 13:25, 25/07/2021
2 0 4,170 9.5
ĐỊNH DIÊU BẠCH là tên gọi quặng đất sét của những chiếc ấm bằng Bạch nê chất lượng cao trong thời nhà Minh và nhà Thanh, sở dĩ ấm được gọi tên như vậy là do hình dáng và màu sắc gần giống với đồ sứ trắng của lò Định Châu, một trong năm lò nung nổi tiếng ở thời nhà Tống.
Lò nung Định Châu vào ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!