/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ MỘT TP TƯỢNG GỖ - Phần 1

461 09:27, 21/06/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ MỘT TP TƯỢNG GỖ - Phần 1Tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc bảo vật QG TK17- tác giả: anh Trần Hiếu
CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ MỘT TP TƯỢNG GỖ (*) ĐẸP - Phần 1.

( Lưu ý: Tất cả bài viết của mình là quan điểm cá nhân mình chia sẻ, không vì mục đích thương mại, bán hàng, không mang tính áp đặt và dạy bảo ai cả.
Trên hệ quy chiếu là (*)tượng Gỗ “ mỹ nghệ “- mình không dám dùng thuật ngữ tượng Gỗ “ nghệ thuật “ vì nếu dùng từ đó sẽ phải bao gồm việc phân tích trên tất cả các chất liệu và trường phái điêu khắc khác nhau, như vậy sẽ dàn trải và chưa cần thiết cho ae.
Ngôn ngữ sách vở chuyên ngành điêu khắc sẽ có đôi chút khác, ae muốn hiểu sâu có thể đọc sách thêm, mình chỉ xin dựa trên một chút kiến thức và thực tế trải nghiệm để chia sẻ cho ae dễ hiểu nhất trên hệ quy chiếu này. )
Khi đánh giá một pho tượng gỗ mỹ nghệ đẹp hay chưa đẹp, các AE nên phân tích và đánh giá trên bộ khung cơ bản sau:

1/ Chất liệu: Chất liệu tốt là chất liệu bền theo thời gian, ít cong vênh, không mối mọt, chất liệu cộng hưởng được kĩ thuật tả “ chất “ của chủ thể. ( cái này mình sẽ nói rõ hơn ở mục 4-tinh thần của tác phẩm ).
=> Nên chọn các loại gỗ quý như: Sưa, Hoàng Đàn, Tử Đàn, Trắc, Cẩm, Hương, Mun, Gụ ; với các loại tượng sơn thếp nên chọn gỗ không có dầu như: Mít v…v…. Và tránh tuyệt đối gỗ còn quá tươi sau khi chế tác tượng mang về chơi mấy năm vẫn còn co ngót, nứt toác...

2/ Bố cục tạo hình: Đa phần những pho tượng đẹp là những pho tượng có bố cục hài hòa, sắp xếp hình khối chủ thể một cách hợp lý để “hợp nhãn” người xem bất kể là tượng tứ diện hay lũa nghệ thuật. Bố cục là bộ khung để sắp xếp hình khối.

3/ Hình khối và đường nét:
Hình khối được sắp xếp trên bố cục và dùng đường nét gọt giũa để tổng thể trở thành một tác phẩm. Đầu tiên là “ Bắt dáng “ tượng. Một pho tượng đẹp chắc chắn dáng sẽ đẹp, có độ bay bổng thanh thoát. Một chủ thể đẹp được tả đủ khối, mạch lạc, sống động. Hiện nay rất nhiều tượng tả diện mặt, sọ đầu, cơ thể người, vật bị thiếu khối, dẫn đến tạo hình méo mó, chưa đẹp.
Đường nét: Nhìn khối xong thì anh em nhìn nét đục, nét gọt luôn, nét có dứt khoát hay nét yếu, nét cục mịch hay thanh thoát, tượng to thì nét phải khoáng đạt, chỗ tả chi tiết thì nét phải tinh tế. Nhiều pho tượng to nhìn nét tủn mủn, nhiều pho tượng nhỏ mà nét thô là ae sẽ thấy chưa đẹp nhé.
Khi bố cục chuẩn chỉ mà tượng lại toàn nét “đắt” thì gọi là thôi rồi anh em ạ… giá phải cao “nhấc người “=)))

4/ Tinh thần:
+ Đầu tiên là anh em xác định xem tượng theo lối tả thực, hay tả phù điêu, hay kết hợp.
( Tả thực thì là làm mọi thứ thật nhất có thể như kiểu chụp ảnh ý ae biết rồi, tả phù điêu trong điêu khắc thì là việc tả mang tính ước lệ về khối, nói dân dã hơn nghĩa là lối tả ‘ hình tượng hóa ‘ hướng đến sự gợi mở trong tâm thức người xem. Nhiều pho tượng tả phù điêu ra đủ các sắc thái hỉ, nộ, ái ố nhé ae. Nhìn góc này ra 1 sắc thái, nhìn góc khác ra sắc thái khác, đối với một số nhân vật như kiểu: Phật, Đạt Ma, Tế Công, Quan Công, Di lạc v..v.. mình khẳng định ae chơi tượng chưa ai nhìn thấy ngoài đời bao giờ, nên người thợ phải đục làm sao mà “đại chúng” nhất có thể, dùng những nét “ đắt “ để gợi mở, hình tượng hóa nó ai nhìn cũng có thể biết ngay là ông nào. Nhưng lại không nên “ thật “ đến mức… như là đục truyền thần một ông diễn viên trong phim ae ạ. Thật quá lại thành đục ông diễn viên điện ảnh đó.
=> vì vậy theo mình một pho tượng tả các nhân vật trên nên kết hợp giữa tả thực và tả phù điêu. )
+ Tả đúng tích: ví dụ Đạt ma quá hải, lưu hải hí kim thiềm. v…v… mọi tác phẩm đều nên có chủ đề của nó, người thợ trong dân gian có thể sáng tạo nhưng nó phải hợp lý; tránh trường hợp đục ông Di lạc bắn súng AK, ông Tuyết sơn cười như ông đạt ma, ông Phật cưỡi con rồng mà nhìn dữ như con chó Ngao v..v… tượng đó chơi vui thì được chứ chơi theo năm tháng thì không ổn nhé ae.
+ Tả đạt thần thái nhân vật: VD: ông Phật là phải có nét từ bi hỉ xả, ông thánh phải ra ông thánh, ông tướng phải có nét uy dũng v..v..
chủ thể phải có hồn, sống động, tạo được sự kích thích về mặt cảm xúc cho người xem, nhiều pho tượng còn cảm giác tạo được cả không gian xung quanh đẹp.
=> Tránh trường hợp ông Đạt ma nhìn như ông Chung Quỳ, ông Chung Quỳ nhìn như ông Diêm Vương, Phật bà, thánh mẫu nhìn như Hotgirl… Mình không bảo là sai nhưng là không nên an hem ah.
+ Có sự thống nhất giữa các chủ thể trong TP: nghĩa là các phần của pho tượng phải ăn nhập với nhau thành một tác phẩm, tránh việc mặt với người, với không gian xung quanh mặc dù làm rất kĩ nhưng lại không liên quan đến nhau.
+ Trong điêu khắc và hội họa thì kĩ thuật tả “ chất “ là một trong những kĩ thuật rất khó:
VD: đục một quả Mít trên gỗ thì nhiều anh em đục đầy đủ gai góc là người xem sẽ dễ dàng nhận ra quả Mít ngay, nhưng anh em thử đục quả Bưởi, quả Chanh, quả Cam trên gỗ xem => thợ không cứng và chất liệu không cộng hưởng được thì sẽ nhầm thành quả khác ngay. Đơn giản mà đỉnh cao nó ở chỗ đó anh em ạ.
Hoặc ví dụ đục ông tướng đội mũ sắt, giáp sắt, mặt đỏ râu dài thì thợ đỉnh cao sẽ tả chất mạch lạc để người xem hình dung ra chất liệu từng phần. Còn thợ bình thường thì làm bùng nhùng bùng nhùng…. Rất rất khó đấy ae ah.
Vì vậy nếu anh em gặp pho tượng nào tả “chất” mạch lạc rõ ràng thì biết ngay là tượng cao thủ làm nhé.
Còn tiếp...
***
Hải Đăng
2 0 5,529 8.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Ý Nghĩa Tượng Phật Di Lặc Lá Sen
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1422 11:48, 05/12/2021
0 0 7,020 0.0
Phật Di Lặc là vị Phật vô cùng phổ biến và không còn xa lạ gì đối với mỗi gia đình tại Việt Nam. Một trong những hình tượng tiêu biểu mà nghệ nhân đục tượng hay gắn liền với Phật là Sen. Tượng Phật Di Lặc Lá Sen là một biểu tượng của sự an lành, thịnh vượng và cuộc sống viên mãn hạnh phúc, xua đi ...
Tượng Long Quy Trong Phong Thủy
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1418 09:09, 03/12/2021
0 0 3,247 0.0
Long Quy – Hóa giải sát khí, thu hút tài lộc

Theo quan niệm của người xưa thì sẽ có bốn nguyên tố làm nên Trời Đất chính là : Nước, Gió, Đất và Lửa. Cùng với đó là sự xuất hiện của Tứ Linh tượng trưng cho bốn nguyên tố đó : Long, Lân, Quy và Phụng. Và việc lựa chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội ...
Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ Quá Hải
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1407 09:48, 29/11/2021
0 0 3,113 0.0
Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Mẫu Tượng Gỗ Đạt Ma hiện đang là mẫu tượng bí ẩn, kì vĩ và chiếm được cảm tình nhiều nhất trong giới chuộng phong thủy. Mẫu tượng này có đa dạng kiểu dáng, chất liệu,… Nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhiều nhất có lẽ vẫn là ...
Khổng Tử là ai và Ý nghĩa tượng gỗ Khổng Tử trong phong thủy và cách bày trí ?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1403 09:36, 27/11/2021
0 0 4,451 0.0
Nhắc đến nền văn hóa truyền thống Trung Hoa chúng ta đều biết Khổng Tử. Khổng Tử là một vĩ nhân có sức ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay, những triết học của đạo Khổng vẫn luôn tồn tại song hành với sự phát triển hiện đại của đất nước này. Khổng Tử không chỉ là một nhà tư tưởng, nhà triết học, ...
Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Xuất Quyền
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1398 09:30, 25/11/2021
0 0 3,168 0.0
Không quá quen thuộc như những bức tượng Di Lặc hay tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ, nhưng với những người thực sự đam mê tượng gỗ mỹ nghệ thì tượng Bồ Đề Đạt Ma là mẫu tượng thường được sử dụng để trưng bày trong nhà với nhiều ý nghĩa phong thủy tuyệt vời. Vậy tượng Đạt ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!