ảnh minh họa: anh Trần Hiếu
CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ MỘT TP TƯỢNG GỖ (*) ĐẸP- P2:5/ Sắc độ: Nói dễ hiểu hơn là “ khoảng sáng- khoảng tối “ trong một tác phẩm tượng; giống như một bài hát ae nghe có nốt trầm nốt cao, nếu bài hát chỉ toàn nốt trầm hay nốt cao thì đều là không hoàn hảo, nghe kĩ sẽ khó chịu ngay. Trên một tp tượng gỗ cũng thế, cần có khoảng sáng khoảng tối. Phải nhấn nhá đúng điểm, đúng chủ thể chính. Nhiều pho tượng mình thấy chủ thể phụ như hoa lá cây trang trí , đế tượng làm đẹp nổi bật hơn cả chủ thể chính còn chủ thể chính là nhân vật thì tả rất mờ nhạt. Hoặc có những pho tượng tả kỹ tất cả mọi thứ, mọi điểm… tốn rất nhiều công thợ và chi phí nhưng kết quả tổng thể tác phẩm vẫn không như ý vì không tạo được sự tương phản giữa khoảng sáng tối, mảng chính mảng phụ. Nói vậy không có nghĩa là khuyến khích thợ trốn công bỏ nét, ăn bớt giai đoạn đâu nhé ae, mọi thứ nên hợp lí vì ae là người chơi nên có quyền lựa chọn và cảm nhận
=> Sắc độ, nhấn nhá đúng khoảng sáng tối, mảng chính phụ... cũng là một yếu tố tạo nên tinh thần tác phẩm tốt.
6/ Không gian: Một pho tượng to cả mét, hay một pho tượng nhỏ trong lòng bàn tay về giá trị vật chất thì khác nhau nhưng giá trị nghệ thuật mang lại là công bằng. Chạm được đến cảm xúc người xem hay không là phụ thuộc phần lớn vào trình độ người thợ chế tác. Tất nhiên nếu có đủ không gian thì to nhỏ nên chơi cả to cả nhỏ vì mỗi loại hay 1 kiểu.
Tượng đẹp được cộng hưởng giá trị đến đâu còn phụ thuộc nhiều vào không gian ae đầu tư và kiến thức bài trí đến đâu nữa.
7/ Yếu tố công nghệ, con người:
Hiện nay có mấy dòng tượng như sau:
+ Thủ công toàn phần: làm bằng tay từ a-z, không động chạm máy móc. Có thể vẫn dùng máy khoan, máy lửa để trong quá trình làm còn đánh dấu và hút thuốc nhé ae :))) vì máy khoan và máy lửa ra đời từ thế kỷ 18 ae ah.
+ Thủ công một phần: Người thợ vẫn làm tay nhưng có máy móc và công cụ hỗ trợ để rút ngắn giai đoạn đỡ mất nhiều thời gian, công cụ hiện đại sắc bén hơn hỗ trợ cho thợ tốt hơn. Ví dụ ngày xưa tỉa cái râu cái tóc, đục bông hoa lá kênh bong phức tạp nếu làm tay mất rất nhiều công thì bây giờ có máy mũi nhỏ và sắc quay mấy nghìn vòng/ phút làm sẽ dễ hơn và đỡ tốn công hơn. Ngày xưa làm khuôn mặt cái quần cái áo đục nhẵn lâu lắm bây giờ có máy di nhanh hơn. Tuy nhiên đẹp hơn hay xấu hơn thủ công toàn phần tạm để đó so sánh sau.
+ Thủ công hỗ trợ: ví dụ chạy CNC tương đối rồi về sửa lại cho đẹp trai hơn tí là ok :))))
+ Công nghệ toàn phần: Tượng chạy máy CNC ra hàng loạt.
=> Theo mình thì dòng nào cũng có đồ đẹp và đồ chưa đẹp và tất nhiên tiền nào thì của đó. Việc xác định tượng thuộc dòng nào cộng với chất lượng ae sẽ dễ dàng định giá xem pho tượng có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không. Thường thì người bán ông nào cũng nhận là “ thủ công toàn chế “ nhưng phải đánh giá có logic và cái này phải cần kinh nghiệm va chạm và người có kinh nghiệm tư vấn.
8/ Yếu tố văn hóa , khác biệt sản phẩm, và giá cả:
Phân tích ra thì rất dài nên chắc là lại phải dành 1 chuyên đề riêng ae cùng thảo luận, nhưng tóm gọn lại:
+ Tác phẩm sáng tác sẽ có giá trị hơn một sản phẩm sao chép.
+ TP có văn hóa lâu đời, gần gũi đời sống sẽ được ưa chuộng hơn tp có văn hóa vay mượn.
+ TP có ý nghĩa nhân văn, có nhiều giá trị hình tượng, có thể cảm nhận đa chiều sẽ giá trị rất cao.
+ TP qua nhiều thời gian, có độ cổ, có vai trò lịch sử sẽ có điểm cộng về giá trị.
+ TP được nghệ nhân tên tuổi chế tác sẽ có điểm cộng về giá thành. ( về giá trị thì vẫn phải đánh giá thực tế trên tác phẩm )
v..v..
Còn tiếp...
Hải Đăng