Nhiều người vẫn thường thắc mắc, tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với Trà Đạo Nhật Bản, với Văn hóa Trà Trung Hoa, với Trà chiều của Anh Quốc?
Xin thưa rằng đơn giản là vì trà Việt giản dị, gẫn gũi nhưng cũng rất đỗi tinh tế như con người Việt nên chúng không là một cái đạo như Trà Đạo Nhật, không cầu kỳ và huyền bí như Trà Trung Hoa, cũng không quá thực dụng như trà phương Tây.
Theo một khảo cứu của Ủy ban khoa học và xã hội thì người ta tìm thấy dấu tích của lá và cây ché hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Những dấu tích này đặt ra thông tin rằng cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Do đó, có thể khẳng định rằng người Việt đến đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Thậm chí đã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây chè thế giới.
Thưởng thức một tách trà mang phong cách Trà Việt mang nhiều ý nghĩa: màu nước vàng sánh xanh đậm đà, hương trà, hương hoa tự nhiên dịu nhẹ. Vị đắng chát trong trà nói lên nỗi vất vả cần lao của người lao động Việt bao đời nay. Uống một chụm trà, sau những vị đắng ấy là vị ngọt mát của trà đọng lại, thanh vị này được ví như tâm hồn người Việt giàu tình, giàu nghĩa, có thủy, có trung.
Nghệ thuật uống trà phản ánh văn hóa ứng xử của người Việt trong đời sống hàng ngày. Ở triều đình, nô tỳ pha trà mời vua chúa, ơn trên. Ở gia đình, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người Việt ít khi ngồi uống trà một mình, nhưng khi thưởng thức trà lại yên lặng suy ngẫm như để tận hưởng những tinh túy sâu cùng bên trong trà, giao hoà với thiên nhiên.
Theo dân gian, hình thức uống trà được khởi nguồn từ các chùa chiền (gọi là Thiền Trà). Các nhà sư uống trà để đầu óc tỉnh mộng, rửa được lòng tục, xoá tan cảm giác tĩnh mịch chốn thiền môn. Ngày nay chỉ còn ngôi chùa Từ Liêm ngoài Bắc là giữ được nghi thức Thiền Trà này.
Trà còn như “dải thước” phân biệt giai cấp quý tộc với thứ dân trong xã hội phong kiến. Trà còn được lòng các tầng lớp trung lưu, đặc biệt là các nhà Nho, các cậu học trò. Họ thường mượn bộ ấm trà để bàn luận văn chương, tiêu khiển giải trí sau những giờ điên đầu vật vã với tứ thư ngũ kinh.
Dần dà, uống trà trở thành một lối tiêu khiến thanh đạm được tất cả mọi tầng lớp ưa chuộng. Khách đến nhà mời trà, miếng trà là đầu câu chuyên...Uống trà đã xâm nhập vào ký ức của mỗi con người bằng con đường đơn giản như thế và thành một văn hóa đẹp không đâu có được. Những người sành trà khi uống trà đều uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận những dư vị thơm ngon trong trà, hơi ấm của chén trà tỏa vào hai lòng bàn tay trong mùa đông lạnh giá thật ấm áp. Uống trà còn thể hiện sự tâm đắc, cảm tình cùng người đối thoại. Không có gì thú vị bằng ngồi bên tri kỉ trăng thanh gió mát mà tận hưởng những ly trà thơm ngây ngất, xốn xang lòng người.
Việc uống trà ngày càng được dân Việt hết sức chú trọng, được thể hiện ở việc chọn nguyên liệu trà, chọn dụng cụ bộ ấm chén pha trà, bàn trà…
Phong cách uống trà của người Việt có những nét riêng biệt mà không có bất kỳ quốc gia nào “sánh” được. Không cầu kỳ, không phô trương, thưởng Trà của người Việt đơn giản và tình cảm như chính con người Việt vậy.
(Sưu tầm)