/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Làm Việc Thiện Sẽ Thay Đổi Được Số Phận

510 08:08, 26/06/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Làm Việc Thiện Sẽ Thay Đổi Được Số Phận
Làm Việc Thiện Sẽ Thay Đổi Được Số Phận

Vào thời nhà Minh ở trấn Giang Tô Giang Kinh có một tú tài tên là Trương Sinh. Hoàn cảnh gia đình anh ta rất nghèo khó, tư cách của anh thì tồi tệ, thường hay làm hại hàng xóm láng giềng. Tính nết anh ta lại khá hào sảng, tiền của mà anh ta vơ vét được nhờ bắt chẹt dọa dẫm người ta thì anh ta lại tùy ý đem cho khắp nơi, trong số hàng xóm rất nhiều người túng quẫn cũng được anh ta giúp đỡ rất nhiều, cho nên lương thực tiền của trong nhà anh ta chẳng giữ được lâu.

Có một năm vào đêm giao thừa, gia đình Trương Sinh lại không còn gì để ăn nữa.
Anh ta thầm nghĩ trong số bạn cũ và thân thích đều đã từng có thù oán, hơn nữa phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân nịnh bợ, nghĩ mãi không ra nhà nào có thể tới vay mượn chút tiền, bản thân lại không muốn vẫy đuôi van xin, cầu cạnh người ta.

Anh ta mượn gia đình một cuộn vải cũ, tới hiệu cầm đồ ép người ta cầm với giá ngàn đồng tiền, mua một đấu gạo, thực phẩm và hương nến giấy, bỏ trong giỏ đi về nhà. Chiều tối hôm đó tuyết rơi dày, trên đường trơn trượt, anh đi nhanh về tới cổng nhà không cẩn thận bị ngã, tất cả những thứ trong giỏ bị đổ rơi vào vũng bùn. Trương Sinh vội vàng vào nhà cầm đèn trở ra tìm. Bất ngờ anh nhặt được một cái bao to, nhấc thử lên thấy rất nặng. Xách bao về nhà xem thử, bên trong có mấy thỏi vàng, hơn mười lượng bạc vụn, và hơn 100 đồng bạc trắng, mấy trăm tiền lẻ, một quyển sổ kế toán, mấy quyển sổ tay nhỏ, biết đó là những đồ của một nhà buôn tơ lụa.

Trương Sinh Sung Sướng Vô Cùng, Nghĩ Thầm Từ Nay Về Sau Có Thể Sống Yên Ổn Rồi
Làm Việc Thiện Sẽ Thay Đổi Được Số Phận

Đúng lúc đem vào buồng trong, đột nhiên lại nghĩ: những thứ này nhất định là sổ kế toán thu của một người làm mướn trong cửa hàng tơ lụa, lúc đi ngang qua đây đã đánh rơi. Nếu như không giao được cho chủ tiệm, người này chắc chắn chỉ còn đường chết thôi. Chi bằng đợi người đó đến, trả lại cho người ta. Thế là mang túi, tự mình cầm đèn ngồi ngoài cửa giữa trời gió tuyết và chờ đợi. Không lâu sau, thấy ở đàng xa có một ông lão và mấy người thiếu niên đi tới, tay cầm đèn hiệu của cửa hiệu tơ tằm, vừa đi vừa soi chiếu dọc con đường để tìm kiếm, dáng vẻ hoảng loạn. Trương Sinh nghĩ đây chắc chắn là người mất của, bèn chào hỏi họ: “Các vị đang tìm thứ gì thế?”.Ông già thoáng nhìn thấy đó là Trương Sinh, biết anh ta là kẻ vô lại, không dám nói thẳng, chỉ úp úp mở mở muốn tránh đi.Trương Sinh nói lớn: “Các người xách đèn lồng soi tìm khắp nơi, có phải là tìm đồ thất lạc hay không, trả lời tôi mau!”.

Ông già đành phải nói thật: “Vừa rồi tôi mang sổ kế toán thu đi ngang qua đây, gặp phải trận mưa tuyết, vội vàng gấp rút lên đường, đã đánh mất một bao vải, cho nên quay lại tìm kiếm. Bây giờ tìm không thấy, chắc là bị người đi đường nhặt mất rồi!”. Trương Sinh hỏi ông ta trong bao đựng thứ gì, ông già kể tất những tiền bạc sổ sách ra,hoàn toàn phù hợp. Trương Sinh nói: “Xin mời đến nhà tôi ngồi chơi một lát, tôi đã biết người nhặt được của là ai rồi!”. Ông lão vái Trương Sinh một vái, nói: “Nếu tiên sinh biết là ai xin hãy lập tức cho tôi biết, không dám tùy tiện tới nhà anh quấy rầy!”.

Trương Sinh Nói: “Ở Đây Tuyết Rơi Nhiều, Nhà Kẻ Hèn Này Ở Ngay Bên Cạnh Đây!”.
Nói xong anh ta lôi ông lão về nhà mình, vào trong mang ra cái bao vải và nói: “Mau xem có đúng là thứ này không?”. Ông lão kinh hãi nhìn anh ta, môi không động đậy, không dám nói gì cả. Trương Sinh trấn an ông lão và nói: “Lão tiên sinh chớ nghi ngờ tôi. Nếu tôi muốn giữ những thứ trong túi này thì việc gì phải ngu dốt mà ngồi chờ ông đến để nói cho ông biết chứ!”. Vừa nói vừa đưa bao vải cho ông già. Ông lão khóc nước mắt như mưa, nói: “Tôi làm quản lý sổ thu của cửa hàng, thứ tôi làm mất hôm nay chính là toàn bộ tiền bán hàng, bồi thường cũng không nổi, chỉ có con đường chết thôi. Cảm tạ tiên sinh đã cứu tôi!”. Ông lão dập đầu lạy như tế sao. Sau khi đứng dậy, ông lão xin Trương Sinh hãy giữ lại một nửa. Trương Sinh thẳng thừng từ chối.Ông lão nói: “Tiên sinh không nhận, tôi cũng không thể đi được!”. Trương Sinh cười nói: “Không cần phải biếu, cho tôi mượn tạm mấy đồng bạc để tết này có thể ăn được bữa cơm no, vậy là cám ơn Ngài rồi!”. Ông lão thấy anh ta rất thành thật, không dám nói gì thêm bèn lấy mấy đồng bạc trao cho anh ta, khấu đầu cám ơn rồi đi. Trương Sinh cầm tiền ra ngoài mua lương thực và hoa quả để cúng Thần cúng Trời. Vợ chồng ăn bữa cơm tất niên. Đêm đó Trương Sinh nằm mơ bị người ta bắt trói, mang tới trước mặt một người dáng dấp như Vương giả. Vị Vương giả trách mắng anh ta nói: “Anh làm nhiều việc bất nghĩa, nếu không sửa lại, thì đáng rơi vào đường ngạ quỷ đó!”. Trương Sinh đang dập đầu xin tha, đột nhiên có một người cầm một bản cáo trạng tới bẩm báo. Vị Vương giả xem qua lập tức dịu lại và nói: “Đây là việc đại thiện, đủ để tiêu trừ những việc làm ác ngày xưa. Cần phải hoàn trả phúc lộc lại cho anh ta, ghi tên anh ta vào danh sách thi đậu khoa bảng năm nay”.

Rồi ông ta nói với Trương Sinh: “Sau khi anh trở về cần phải thực tâm hối cải những lầm lỗi trước kia, một lòng hướng thiện thì tương lai sẽ rất sáng sủa!”. Trương Sinh tỉnh giấc, biết đó là về chuyện mình đã trả lại tiền của cho người ta, cảm thấy như đang được Thần phù hộ.

Sau khi trời sáng, anh đứng trước bàn thờ Thần linh thề sẽ biết tự kiểm điểm bản thân, không làm điều ác chỉ làm việc thiện để chuộc lại những tội lỗi trước kia. Chẳng bao lâu sau, ông lão ngày trước mũ áo chỉnh tề tới nhà anh cảm tạ và nói: Lần trước nếu không có tiên sinh làm ơn làm phước thì tính mạng của cả nhà lão đều đã không còn nữa rồi! Tôi đã báo cáo việc này lên chủ nhân của tôi rồi, ông ấy chắc chắn sẽ có báo đáp”. Trương Sinh khiêm tốn cảm ơn ông lão. Từ đó về sau anh hết lòng làm việc thiện, nhưng cuộc sống còn túng quẫn hơn, thường mấy ngày liền chẳng có gì để ăn. Rằm tháng 7 âm lịch năm ấy, tất cả tú tài đều tới Kim Lăng tham gia cuộc thi Hương. Nhưng Trương Sinh một đồng cũng không có, thậm chí mỗi bữa cơm hàng ngày cũng khó kiếm, nên không còn nghĩ đến chuyện đi dự thi nữa. Lúc ấy bỗng nhiên anh lại gặp được ông lão ngày trước.

Ông Lão Hỏi Anh: “Vì Sao Tiên Sinh Còn Chưa Lên Đường Tới Dự Thi?”
Trương Sinh trả lời là vì không có tiền. Ông lão lại nói: “Tiên sinh là một người lương thiện, thi Hương chẳng lẽ lại không thể tham gia! Xin tiên sinh hãy về trước và ở nhà đợi tôi!”. Trương Sinh về nhà một lát sau thì ông lão cùng với một thanh niên tới. Ông lão nói với Trương Sinh: “Vị này chính là chủ nhân của tôi, cảm động nghĩa cả của tiên sinh, muốn báo đáp tiên sinh đã lâu! Nghe nói tiên sinh muốn đi thi nhưng cuộc sống khó khăn, xin tặng 20 vàng và 4 thạch gạo trắng”.

Rồi ông lão lại lấy từ trong tay áo ra 20 vàng trao cho Trương Sinh nói: “Đây là tiền công tôi dành dụm được, cũng kính tặng tiên sinh, xin tiên sinh hãy mau chóng đi thi!”. Trương Sinh từ chối không được đành nhận lấy, rồi lập tức đáp thuyền tới Kim Lăng dự thi.
Đến khi yết bảng quả nhiên thi đỗ. Ông lão cùng chủ cửa hàng lại tới biếu Trương Sinh tiền lộ phí về kinh đô dự kỳ thi Đình. Trương Sinh thi đỗ tiến sỹ, rồi được làm quan Quán sát sử.

Làm Việc Thiện Sẽ Thay Đổi Được Số Phận

Lời bàn
Trương Sinh nhờ vào một thiện niệm đã tiêu trừ tội lỗi đọa vào đường Ngạ Qủy, thậm chí còn được bổng lộc vinh hoa, thật là nhanh chóng! Anh ta gặp món lợi lớn mà không nổi lòng tham, cũng là vì anh có thiện căn thích giúp đỡ chu cấp cho người gặp khổ nạn.
Chuyện này chứng tỏ rõ vận mệnh con người không phải là “nhất thành bất biến” (nghĩa là khi số phận đã được bên trên an bài thì không thay đổi được chút nào) mà quan trọng là ở chỗ tự mình lựa chọn ra sao!

Luật nhân quả báo ứng phân minh. Thiện có thiện báo, là để cổ vũ nhiều người làm việc thiện; ác có ác báo là để khiến ta biết cảnh giác giữ gìn.
2 0 16,141 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 3 loài cá dạy ta cách làm người
214 12:16, 06/06/2021
0 0 24,208 9.0
CHUYỆN 3 LOÀI CÁ, DẠY TA CÁCH LÀM NGƯỜI

Con cá thứ nhất là cá hồi chó.

Cá hồi chó sống ở vùng nước sâu trong đại dương bao la.
Cá hồi chó mẹ sau khi đẻ trứng sẽ đợi ở một bên, trứng sau khi nở thành cá con vẫn chưa thể tự kiếm ăn, chỉ có thể dựa vào thịt của mẹ để lớn.
Cá mẹ nhịn đau đớn không ...
Dẫn đường cho kiến
213 12:00, 06/06/2021
0 0 17,464 0.0
"DẪN ĐƯỜNG CHO KIẾN".
Một vị tỷ phú quanh năm bận rộn đã quyết tâm dành ra một ngày rảnh rỗi để về quê hương thăm người thân. Trên con đường làng, ông tình cờ bắt gặp một cậu bé đang ngồi bệt giữa đường, tay cầm một cọng cỏ miệt mài vẽ gì đó dưới đất.
Thấy hết sức tò mò, vị tỷ phú lại ...
Nhẫn nhịn
191 23:59, 04/06/2021
0 0 15,097 0.0
TẠI SAO CÓ LÝ LẠI CÀNG PHẢI NHẪN NHỊN?

“Cô kia, nhanh lại đây!” Khách hàng hét lớn, ông ta chỉ vào chiếc ly trước mặt, hằm hằm nói: “Nhìn đi! Sữa của cô hỏng rồi, nó làm cho tách hồng trà của tôi cũng bị hư theo.”
“Thật xin lỗi!” Cô phục vụ xin lỗi, vừa cười vừa nói: “Tôi sẽ lập tức đổi cho ...
Người suốt đời gặp may
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
170 06:11, 04/06/2021
2 0 14,018 0.0
NGƯỜI SUỐT ĐỜI GẶP MAY

🌾 Buổi sáng đi làm, Chị nhìn thấy bánh trước của chiếc xe máy bị xẹp hoàn toàn, Chị nghĩ:
“May quá, nếu xe xẹp lốp trên đường cao tốc thì không biết hậu quả sẽ ra sao”.
Vì phải dắt xe đi thay săm nên chị đến công ty trễ mất 15 phút. Bà phó phòng nói rằng Giám đốc cho gọi Chị. ...
SƯỚNG HAY KHỔ ĐỀU BỞI CÁI TÂM, GIÀU HAY NGHÈO LÀ DO BIẾT ĐỦ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
130 06:25, 03/06/2021
0 0 15,668 0.0
SƯỚNG HAY KHỔ ĐỀU BỞI CÁI TÂM, GIÀU HAY NGHÈO LÀ DO BIẾT ĐỦ

Sống ở đời, sướng hay khổ là bởi cái tâm, giàu hay nghèo là do biết đủ. Vậy nên, đừng đổ lỗi cho người khác, cũng đừng đổ thừa cho số phận. Việc bạn sống sung sướng, hạnh phúc hay khổ đau đều do bản thân bạn chọn lựa.

sướng hay khổ ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!