Nhiều trà hưu đam mê ấm tử sa rất hay hỏi về ấm Tử sa có màu đen hay còn gọi là hắc sa. Vậy liệu có khoáng Tử sa Hắc sa tự nhiên không? Ấm màu đen có phải là hắc sa?
Câu trả lời là: KHÔNG!!! Không có khoáng tử sa Hắc sa trong tự nhiên, cũng không có loại khoáng tử sa nào nung theo cách thông thường có thể tạo ra được ấm tử sa màu đen. Chỉ có 2 cách có thể tạo ra ấm tử sa Màu đen.
- Cách 1: Dùng phương pháp hoá học, phối đất sét/ Quặng rìa/ Quặng rìa pha sét với Mangan Oxit để tạo màu đen. Đây là phương pháp không đảm bảo được độ an toàn do không thể đảm bảo được chất lượng và độ tinh khiết của loại đất sét/ quặng rìa/ quặng rìa pha sét đang dùng - Cũng như không đảm bảo được độ tinh khiết cũng như hàm lượng của Mangan Oxit sử dụng (Mangan Oxit thường lẫn những tạp chất kim loại nguy hại khác như Chì/ Crom trong quá trình khai khoáng) - Cũng không đảm bảo được nhiệt độ khi nung ấm.
- Cách 2: Dùng kĩ thuật nung Ô Huy để tạo màu đen. Ấm Tử sa sẽ được nung hai lần. Trước đây kĩ thuật nung hai lần này thường được sử dụng để che đi khuyết điểm và sự không đồng đều của màu ấm, xuất hiện trong quá trình nung ấm tử sa thành phẩm. Các ấm bị không đồng đều màu sắc hoặc cần thay đổi màu sắc thì được cho vào chậu gốm, sau đó đổ tro củi vào đầy chậu lấp đầy các ấm, rồi đậy nắp chậu kín lại, sau đó cho vào lò nung trong trạng thái thiếu oxy nhiệt độ được kiểm soát dưới 1000 độ C. Ấm sau khi được nung lần hai xong sẽ thành màu đen và che đi được những khuyết điểm về màu trước đó. Tuy nhiên người ta phát hiện ra rằng màu đen của ấm tử sa sau khi nung xong có ưu điểm Màu đen giống như mực đen, không bị phai màu và có cảm giác ấm áp. Nên hiện nay thủ thuật này đã trở thành một phương pháp mới khá phổ biến để trang trí và tạo màu cho ấm tử sa.
NGUYÊN LÝ HOÁ HỌC NÀO ĐỂ TẠO MÀU ĐEN KHI NUNG Ô HUY?
Các yếu tố tạo nên màu của tử sa là Sắt Oxit. Tử nê, chu nê sau khi nung thì ấm có màu nâu tím hoặc đỏ. Bột tro (Cacbon tinh khiết) đóng vai trò là chất khử Oxi của Sắt Oxit, biến Sắt Oxit trong khoáng tử sa thành Sắt nguyên chất, do đó biến màu tím của tử nê, màu đỏ của chu nê thành màu đen, đó là màu nguyên thuỷ của sắt.
- Khi khoáng Tử sa được nung lần đầu tiên, trong môi trường có oxy, phản ứng đầy đủ của các nguyên tố sắt (Fe2+) với Oxi (O2) trong không khí tạo thành Fe3+, tuỳ hàm lượng Fe3+ này mà ấm tử sa sẽ có màu tím (tử nê) hoặc đỏ (chu nê).
- Khi ấm được phủ bột tro và đem nung lần hai trong môi trường yếm khí thiếu oxy, Fe3+ phản ứng với Carbon nguyên chất (bột than), Carbon sẽ khử ion Oxi trong Fe3++ biến thành CO2 kết quả tạo thành Fe nguyên chất được trả lại, do sắt oxy hóa có màu sắc khá đa dạng nên các ấm nung lần hai với tro cho màu đen khá hấp dẫn.
Phương trình phản ứng:
2Fe2O3 + 3C ----> 2Fe + 3CO2
KỸ THUẬT NUNG Ô HUY CÓ KHÓ KHÔNG?
Một ấm nung ô huy cho màu đen tốt phải nhìn giống như mực, cho cảm giác ấm áp. Nó đòi hỏi phải có một mức nhiệt độ nung thích hợp, không phải loại đất nào cũng có thể dể dàng nung thành ấm đen được. Chu nê có bề mặt khá rắn chắc, do đó khả năng thành công khi nung yếm khí với tro thường không cao, thường tạo ra các ấm có bề mặt màu loang lỗ sau khi nung. Tuy nhiên, nung ô huy khó chỉ là về phương diện kĩ thuật, khi một người thợ nung nắm được nguyên lí nung thì việc nung ô huy hoàn toàn không khó.
ẤM MÀU ĐEN CÓ GIÁ TRỊ HAY LÀM CHO TRÀ NGON HƠN NHƯ ẤM TỬ SA KHÔNG?
Việc thêm chất hoá học tạo màu hoặc nung ô huy về cơ bản đã làm thay đổi cấu trúc vật lý của bề mặt ấm trà tiếp xúc với trà nên ngoài việc có màu đen đẹp mắt, những ấm này không còn giá trị của tử sa đối với nước trà nữa. Những ấm màu đen thường có giá trị về chất lượng khoáng không cao do hoặc là phối Oxit tạo màu, hoặc là nung Ô huy thì không còn nhận ra được chất lượng của khoáng gốc nữa nên không nghệ nhân nào chọn khoáng tốt/ chất lượng cao để mang làm ấm nung ô huy.
(Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán).