/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thần trà Lục Vũ

521 07:02, 28/06/2021
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM

( từ)

Thần trà Lục Vũ
Thần trà Lục Vũ (陆羽) là người ở Cánh Lăng (竟陵), Phục Châu (复州) thời Đường. Về thân thế của Lục Vũ có liên quan đến một câu chuyện cảm động. Tương truyền, khi ông mới sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông, được nhà sư Tích Công (积公) trụ trì chùa Long Cái (龙盖) phát hiện.


Vào một buổi chiều, nhà sư Tích Công đang tản bộ bên hồ ở Cánh Lăng, Phục Châu, trông thấy một con chim nhạn đang đậu cách hồ không xa cất tiếng kêu không ngớt, dường như có ý muốn nói với mình. Nhà sư cảm thấy kỳ lạ liền bước đến xem. Quả nhiên dưới cánh chim có một đứa bé mới sinh không lâu đang nằm ngủ. Nhà sư động mối thiện tâm bèn đem đứa bé về chùa nuôi dưỡng và đặt tên là “Tật” (疾).

Tên gọi Lục Vũ là do ông tự chiêm bốc mà đặt ra. Lục Vũ sau khi lớn, quyết tâm tìm cho mình một cái tên có ý nghĩa. Một hôm, ông dựa vào “Chu Dịch” (周易), dùng cỏ Thi để bói cho mình một cái tên, được quẻ “Tiệm” (渐). Hào từ của quẻ là:
“Hồng tiệm vu lục, kỳ vũ khả dụng vi nghi.”
“鸿渐于陆, 其羽可用为仪”
Ý nghĩa chim hồng nhạn đã dần về đất liền, bộ lông đẹp của nó có thể làm ra vật trang sức dùng trong lễ nghi. Lục Vũ cho đây là một quẻ tốt, ngụ ý sâu xa, có ý nghĩa tốt lành, vì thế, lấy chữ “Lục” trong quẻ để làm họ, lấy chữ “Vũ” làm tên, lấy “Hồng Tiệm” làm tự. Tên gọi Lục Vũ lưu truyền thiên cổ đã ra đời như thế.

Hòa thượng gửi Lục Vũ ở nhà một nho sĩ họ Lý, khi lên 6 tuổi ông quay về sống cùng Đại hòa thượng Tích Công. Nhưng Lục Vũ lại không có chí đi theo nhà Phật, mà để tâm nghiên cứu Nho giáo.

Lục Vũ sống vào đời đại thịnh Đường, đúng vào thời kì nghề trà ở Trung Quốc phát triển mạnh. Đương thời, vùng duới sông Giang Hoài trở về phương nam, cây trà được trồng rộng rãi, lá trà được đề cao, phẩm loại tăng rất nhiều. Dùng trà để uống, từ Giang Nam truyền lên phương bắc ngày càng thịnh hành.

Theo sử sách ghi chép, Lục Vũ 22 tuổi mới bắt đầu xuất du, đi qua các đất Ba Sơn, Giáp Châu lên tới Nghĩa Dương quận miền Bắc (nay là suốt dọc vùng Tín Dương, Hà Nam). Năm 24 tuổi, ông xuất du lần thứ hai đến hạ lưu sông Trường Giang và các đất lưu vực sông Hoài. Trong vòng vài năm, dấu chân ông ghi lại khắp các vùng Sơn Nam, Hoài Nam, Kiếm Nam và 23 châu nổi tiếng về sản xuất Trà ở Chiết Đông. Ông tiến hành nghiên cứu thực địa, khảo sát đủ mọi mặt trồng trọt, bảo duỡng, hái lá trà, nghệ thuật sao chế và thông hiểu các tập quán thích trà, uống trà ở khắp nơi.
Ông sưu tập đuợc rất nhiều tư liệu về trà, chuẩn bị đầy đủ cho trứ tác của mình

Lục Vũ 28 tuổi, du lịch đến Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Hồ Châu cũng là nơi nổi tiếng sản xuất Trà, ở đây có núi Cố Chử có loại tử duẫn trà “nước trong xanh thơm phức, mùi vị làm say người”, là cống phẩm dâng hoàng đế. Ở Hồ Châu, Lục Vũ kết giao với cao sĩ danh tăng Nhan Chân Khanh, Lý Dã, Mạnh Giao, Trương Chí Hoà, Lưu Trường Khanh, Linh Triệt, Hạo Nhiên.

Được sự giúp đỡ của Nhan Chân Khanh (颜真卿), một thư pháp gia nổi tiếng, ông đã đọc được rất nhiều sách, nắm được một số lượng lớn những tư liệu lịch sử quý giá về trà.

Cả đời Lục Vũ rất thích trà và đã chuyên tâm nghiên cứu. Trong thời gian ẩn cư ở Triết Giang, ông tìm hiểu về lịch sử của trà, cặm cụi viết bộ “Trà Kinh” (茶经). Được sự giúp đỡ của Nhan Chân Khanh (颜真卿), một thư pháp gia nổi tiếng, ông đã đọc được rất nhiều sách, nắm được một số lượng lớn những tư liệu lịch sử quý giá về trà, cuối cùng đã hoàn thành bộ “Trà Kinh”, về sau được Nhan Chân Khanh tiến cử xuất bản.“Trà Kinh” đã giới thiệu một cách tỉ mỉ về lịch sử của trà và nghệ thuật trà đạo. Nó đã có tác dụng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá trà đối với Trung quốc và cả thế giới. “Trà Kinh” vừa xuất bản đã thu hút sự chú ý của mọi người, đồng thời nhanh chóng truyền bá trong và ngoài nước. Từ đó, tên gọi Lục Vũ nổi tiếng khắp nơi, và được mọi người tôn xưng là “Trà Thần”.
Lục Vũ bị bệnh mất năm 72 tuổi tại núi Thiên Trữ (天杼), Hồ Châu (湖州). Trước khi mất, ông có viết bài “Lục tiện ca” (六羡歌)
“Bất tiện hoàng kim lôi,
Bất tiện bạch ngọc bôi,
Bất tiện triều nhân tỉnh,
Bất tiện mộ đăng đài,
Thiên tiện, vạn tiện Tây giang thuỷ,
Tằng hướng Cánh Lăng thành hạ lai.”

“不羡黄金罍
不羡白玉杯
不羡朝人省
不羡暮登台
千羡万羡西江水
曾向竟陵城下来”

(Chẳng chuộng chén bằng vàng,
Chẳng ưa chén bằng bạc,
Chẳng màng quan thăm hỏi,
Chẳng thích chiều lên đài,
Ngàn mong vạn muốn nước Tây giang,
Hướng thành Cánh Lăng tuôn chảy đến.)
Bài “Lục tiện ca” đã phản ánh cuộc đời đạm bạc với lợi danh, chuyên tâm vào trà của Lục Vũ.
1 1 4,251 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TRÀ KHÍ - DÒNG NĂNG LƯỢNG TỪ VŨ TRỤ
1222 16:35, 29/09/2021
0 0 3,812 0.0
Loạt bài về Trà khí gồm 3 phần:

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÀ KHÍ
PHẦN 2: TRÀ KHÍ - DÒNG NĂNG LƯỢNG TỪ VŨ TRỤ
PHẦN 3: TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ

Một người yêu trà nên hiểu và cảm ngộ trà khí như là sự hàm dưỡng và tưởng thưởng bản chất của nó bởi vì tinh túy của Trà nằm ở cảm ngộ chiều sâu ...
Khái Quát Về Trà Khí
1188 18:40, 23/09/2021
0 0 2,665 0.0
Loạt bài về Trà khí gồm 3 phần:

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÀ KHÍ
PHẦN 2: TRÀ KHÍ - DÒNG NĂNG LƯỢNG TỪ VŨ TRỤ
PHẦN 3: TRÀ KHÍ – HỢP NHẤT CÙNG BẢN THỂ

Từ xưa cho đến nay, các bậc hiền sĩ yêu thích trà vì tinh khí của nó. Cho nên, hiểu vì nguyên nhân làm cho trà được ưu thích trong giới thiền đạo (tính chất thiền ...
TRI ÂM CỦA TRÀ
1182 20:03, 22/09/2021
0 0 2,576 0.0
Vào năm 1883, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật bản chuyên nghiên cứu về những bí ẩn liên quan đến trà, trở về từ Trung quốc mang theo một ít nước suối ngon trên núi cao dùng để pha trà. Sau khi nghiên cứu, họ phát hiện nguồn nước họ mang về có tác dụng chữa lành, nằm ngoài những gì chúng ta hiểu về nước trước ...
CHABANA –  HOA THIỀN TRÀ (7) - Phần cuối
1006 12:27, 27/08/2021
1 1 3,574 10.0
KHỔNG DUNG ĐĂNG – SỰ KHOÁNG ĐẠT TRONG NGHỆ THUẬT HOA KIỂNG

Khổng dung đăng là kiểu phối trí khác biệt nhất trong sáu loại và là loại khó sắp xếp hơn một chút. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến một khía cạnh khác, giúp nâng cao kỹ năng cắm hoa. Đây là bài kết thúc trọn vẹn cho loạt bài mở đầu về ...
CHABANA –  HOA  THIỀN TRÀ (6)
988 14:25, 25/08/2021
0 0 2,471 9.0
ĐỊA ĐÀNG HOA

Địa đàng hoa là một trong những thể loại cắm hoa cổ điển của Ikebana, có thể sử dụng bất kỳ loại đĩa nào đáy bằng phẳng để tạo nên mô hình thu nhỏ của một khóm hoa vươn lên bên bờ hồ. Với thể loại cắm hoa hợp phong cách của thiền trà này chúng ta có thể tận dụng những cái đĩa ăn ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!