Tác phẩm sơn mài: Gióng (1990)
Kích thước 90cm x 120,3cm.
Tác phẩm vẽ Thánh Gióng như biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, quật cường của dân tộc. Với ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể, tác giả khai thác họa tiết dân tộc trên trống đồng Đông Sơn và các hoa văn đồ gốm Lý Trần, tạo nên bản sắc riêng. Tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm có sự khúc chiết, kỹ thuật điêu luyện và giàu tính dân tộc. Ông từng nói: "Tôi không gắn bó với một nghệ thuật nước ngoài nào cả, tôi chỉ tìm nơi dân tộc và thấy trong dân tộc có nhân loại và hiện đại". Tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1918 - 2016) tại Nam Đàn, Nghệ An. 19 tuổi, ông đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. 22 tuổi, Nguyễn Tư Nghiêm tạo tiếng vang khi có tác phẩm được giải nhất tại triển lãm của Salon Unique với bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu.
Họa sĩ được giới chuyên môn trang trọng xếp vào nhóm “tứ trụ” thế hệ thứ hai của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, bao gồm các danh họa "Nghiêm - Liên - Sáng - Phái", cũng là người mất sau cùng trong bộ tứ này. Cùng với nhóm "tứ trụ" thứ nhất (Nguyễn Gia Trí - Tô Ngọc Vân - Nguyễn Tường Lân - Trần Văn Cẩn), họ là những gương mặt tiêu biểu cho thành tựu, cũng như các phong cách đặc trưng của hội họa Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 tới nay.