/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CỤ NGUYỄN DU

568 13:03, 01/07/2021
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG VN

( từ)

CỤ NGUYỄN DUBức tượng cụ Nguyễn Du được tạc từ gốc gù hương
Người "tìm trầm tạc tượng" cụ Nguyễn Du

(Baonghean) - Tôi tìm gặp Nguyễn Lê Huy - người được báo chí “quan tâm đặc biệt” trong thời gian vừa qua vì anh là chủ nhân của bức tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương lớn nhất hiện nay mới được hoàn thành.

Khi câu Kiều vận vào số phận

Anh tỏ ra “khổ sở” vì… “bỗng dưng thành nổi tiếng”. Anh nói, mình “tìm trầm tạc tượng”(chữ dùng của một người bạn của Lê Huy trong bài thơ gửi tặng anh) đơn giản chỉ để hiện một tâm nguyện của một người Việt yêu văn hóa Việt, muốn tôn vinh danh nhân Việt. Mà với cụ Nguyễn - không chỉ có anh mà với bất cứ người Việt nào lại không biết đến, không ngưỡng vọng, không thuộc ít nhất dăm ba câu Kiều?

Nguyễn Lê Huy khiến tôi bất ngờ, trước tiên bởi công việc của anh nó “thuần kinh tế” chứ “không có chút dính dáng đến văn hóa nghệ thuật” như anh thú nhận (hiện anh Huy đang công tác tại Công ty cổ phần sữa T.H tại Nghĩa Đàn). Thứ đến, chủ nhân của bức tượng gỗ nổi tiếng này rất ngại ngần khi trả lời về mình, về hành trình tạo nên tác phẩm này, chỉ đến khi biết rằng tôi quen biết nhà thơ Nguyễn Duy Năng - cha anh đã lâu, anh mới thực sự thoải mái để sẻ chia. Thêm nữa, Lê Huy còn là một gã đam mê sưu tầm cổ vật. Anh đã dành phần lớn thời gian rảnh rỗi và tiền bạc của mình để theo đuổi đam mê ấy, thậm chí mở cả một quán cà phê cổ vật ngay tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bên cạnh di tích cụ Nguyễn Du. Bất ngờ nữa, anh là cháu rể đời thứ 8 của cụ Nguyễn. Cái câu thơ mà cha anh tặng con trai mình ngày cưới dường như không chỉ nói riêng về câu chuyện anh đã cưới một cô gái của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, mà nó như còn “vận” vào cuộc đời anh, đem đến những điều chỉ có thể lý giải bằng “căn duyên”. Câu thơ ấy đã hóa giải hết những nỗi ngạc nhiên của tôi về con người mảnh khảnh đang ngồi trầm lặng với một nụ cười nhẹ trước mặt tôi kia: “Trầu cau cưới một câu Kiều”

Hội đủ “cơ duyên”

Nguyễn Lê Huy nói với tôi rằng, để có bức tượng cụ Nguyễn cũng phải hội đủ cơ duyên. Bức tượng không phải chỉ do mỗi tâm nguyện của anh mà làm nên đâu. Nó là công sức, là sự cố gắng không biết mệt mỏi, là niềm vui, niềm trông đợi của bao người. Tất nhiên, nếu không bất ngờ gặp được và sở hữu gốc gù hương khổng lồ (có từ cây gù hương dễ đến ngàn năm tuổi) đã yên ngủ dưới lớp đất đá miền Tây xứ Nghệ bao nhiêu năm nay, thì cái quyết tâm làm tượng đã khó có cơ sở để hình thành trong anh. Một gã, hễ rời công việc lại chăm chắm đi tìm cổ vật như anh, một ngày kia “trời xui khiến thế nào” lại chạm mặt với gốc gù hương, để ngay lập tức, anh nghĩ đến việc không giống ai, ấy là tạc một bức tượng danh nhân đất Việt.

Nói không giống ai là bởi, khi có khối gỗ ấy (chiều dài 3,5m, chiều rộng 2,5 m) nhiều người nghĩ đến việc xẻ ra để làm được chục bộ sập hay tạc các bức tượng mang tính thương mại, có thể dễ dàng bán được nhiều tiền. Ngay khi anh đem khối gỗ ấy về Vinh (nhà Lê Huy trên đường Mai Hắc Đế) vào tháng 4 năm ngoái, anh cũng nhận được không ít lời khuyên như vậy. Nhưng ý anh đã quyết, khối gỗ lớn đến vậy, quý đến vậy, cần dùng nó để tạc nên những danh nhân của đất nước mình. “Tượng ở ta, nhất là tượng thương mại thường có xu hướng…hướng ngoại, tạc những nhân vật xa lạ với đất nước mình, những linh vật ngoại lai. Đó là điều tôi ngẫm mà thấy buồn”- Lê Huy nói.

"Nhân vật” mà anh nghĩ tới nhiều nhất là cụ Nguyễn. “Tôi nghĩ về những câu Kiều mà bà, mà mẹ đã ru tôi. Biết bao nhiêu người Việt Nam đã lớn lên và thấm đẫm những lời ru ấy. Tôi nghĩ về con người cụ, một vị quan, một văn nhân đau đáu nỗi đời…Và may mắn biết bao, khi tôi nói cái ý tưởng ấy của mình thì tất cả những người quan trọng nhât trong cuộc đời tôi đều ủng hộ hết mình. Mà không chỉ ủng hộ bằng lời nói, bằng sự tôn trọng, mà còn bằng tất cả những việc làm thiết thực để bức tượng cụ Nguyễn được ra đời”

Chính cha anh đã nói: “Ý con quyết thế, cha ủng hộ”, rồi vui buồn cùng mỗi nhát đục, nhát bào. Mẹ anh là người đã nấu cơm mấy tháng ròng nuôi thợ làm tượng. Vợ anh, một tay nuôi bầy con nhỏ, lại lo chèo chống việc nhà cho chồng yên tâm đi làm việc xa nhà và thậm chí dành lương cho việc làm tượng. Bạn bè anh, con cháu dòng họ Nguyễn Tiên Điền, những người quản lý di tích cụ Nguyễn giúp anh về ý tưởng, về tư liệu…Đặc biệt, sự góp mặt của một số nghệ nhân, nhà điêu khắc mà trong câu chuyện của mình anh không quên nhắc đến những cái tên: Vũ Văn Bảy (Bắc Ninh), Trần Minh Châu. Chính nhà điêu khắc Trần Minh Châu đã luôn tìm đến căn nhà anh hàng tuần, trăn trở với từng nét chạm, từng dáng vẻ hiện dần dưới bàn tay người thợ…

Tháng 4/ 2014 mua được gốc gù hương, đến tháng 9 năm đó, Nguyễn Lê Huy bắt đầu hành trình tìm mẫu tượng và tìm thợ. Anh đi khảo sát khắp nơi, tìm đến những vùng có nhiều thợ giỏi, trưng cầu ý kiến của nhiều nhà điêu khắc, nghệ nhân. Nào Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hải Phòng…

Khi đặt vấn đề làm tượng, khá nhiều người đã tỏ ra ngạc nhiên với ý tưởng của anh. Một anh chàng gầy gò, mảnh khảnh, trông không phải dáng dấp “đại gia”, lại định dùng nguyên một khối gỗ quý, bỏ tiền túi tạc tượng cụ Nguyễn chỉ để thỏa lòng ngưỡng vọng của mình. Rồi, trong bao nhiêu người thợ xuôi ngược ở các làng nghề, người thì vì bận, người thì vì thiếu tâm huyết nên anh Huy chưa ưng ý ai. Cho đến một bữa, anh tìm đến một xưởng gỗ của một anh thợ cũng còn trẻ tuổi tại Bắc Giang. Người thợ, sau khi nghe ý tưởng của anh, đã nói: “Cả làng em, ai cũng thuộc truyện Kiều, ấy vậy mà chưa ai nghĩ đến việc tạc tượng cụ Nguyễn Du. Một bức tượng về cụ Nguyễn cũng nằm trong tâm tưởng của em bấy lâu…” . Thế rồi, người thợ đóng xưởng mấy tháng ròng, cùng tốp thợ khăn gói vào Nghệ để làm tượng cụ Nguyễn.

Những nét chạm khắc của bức tượng
Khoảng thời gian từ 19 tháng 5 năm 2015 này, trong cái xưởng được anh Huy mượn gần nhà, những người thợ bắt tay vào khảo sát, đục tượng mẫu. Tượng mẫu hoàn thành khá ưng ý sau 15 ngày là bắt tay vào quá trình làm tượng thật. Khối gỗ gù hương mỗi ngày nên hình, nên vóc cùng với những niềm mong mỏi của anh Huy và bao người. “Điều lo nhất là làm sao để bức tượng tạc phải ra cụ Nguyễn, phải mang tinh thần, tâm hồn cụ Nguyễn”- Lê Huy chia sẻ. Anh cũng cho hay, điều anh yêu cầu người thợ tạc tượng cụ, không phải là sự nhanh chóng trong công việc, mà là sự nhập tâm. ‘Khi nào thấy thực sự có cảm hứng, và thực sự nhập tâm, em hãy làm nhé!”- Đó là câu mà Lê Huy thường xuyên dặn thợ.

Đến 12-9, sau 4 tháng đợi trông, hồi hộp, bức tượng cụ Nguyễn Du đã hoàn thành công đoạn cuối cùng. Bức tượng cao hơn 3m (tính cả đế), đường kính lớn nhất 2m.

Có một điều gì, gần với niềm hạnh phúc đã vỡ òa trong tim người đàn ông chạm tuổi 45 Nguyễn Lê Huy. Trước mắt anh, trên những đường vân gỗ quý đã im lìm hàng ngàn năm nay trong rừng thẳm đại ngàn, trong lòng đất đai xứ sở, đã hiện ra một gương mặt, một vóc dáng… Nguyễn Du đang ngồi đó, tay cầm bút, đôi mắt nhìn về cõi xa. Đúng là Nguyễn Du đó, gương mặt có nét hao hao cụ cố Tời (cháu cụ Nguyễn đang còn được lưu hình trong An Tĩnh cổ lục), và cụ Nguyễn Minh (cháu nhiều đời cụ Nguyễn hiện ở tại Tiên Điền)… Chỉ có thần thái ấy, đôi mắt ấy như muốn nhìn thẳm sâu “trăm năm trong cõi người ta” với bao câu hỏi đau đời đến giờ còn vọng? Bức tượng này dự định sẽ có dịp trưng bày tại Tuần lễ văn hóa du lịch chào mừng 250 năm ngày sinh Nguyễn Du diễn ra tại Di tích quốc gia đặc biệt - Khu Lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh vào tháng 11 sắp tới.

Lê Huy lại nói với tôi về duyên phận trong đời, về bài thơ cha anh làm khi anh, một người trai Cửa Hội (Nghệ An) tìm cưới một cô gái Tiên Điền trong đó có câu: “ Trầu cau cưới một câu Kiều”. Về những bài thơ, câu hát đã nuôi anh lớn, về những đam mê mà mình theo đuổi. “Tôi chỉ là một người Việt bình thường, một người Việt yêu tha thiết văn hóa Việt, và mong mỏi được lưu giữ nó mãi muôn đời”. Và xin được kết bài viết này với một nhận xét của anh Hồ Bách Khoa- Trưởng ban quản lý di tích Khu Lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du mà chúng tôi may mắn được gặp ngay tại nhà của anh Lê Huy về chính “người Việt bình thường này”: Ở Nguyễn Lê Huy, tôi đã gặp một mạch ngầm văn hóa, một bản lĩnh văn hóa đặc biệt. Và chính con người bình thường này, đã khiến chúng ta giật mình nhìn lại về nhiều giá trị văn hóa đang bị phủ lấp, lãng quên”.

Bài: Thùy Vinh, ảnh: Quang Dũng
CỤ NGUYỄN DU
CỤ NGUYỄN DUAnh Nguyễn Lê Huy (ngoài cùng bên phải) bên bức tượng cụ Nguyễn Du
CỤ NGUYỄN DUGốc gù hương lúc còn nguyên khối
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Tượng gỗ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
3063 12:41, 10/12/2023
2 0 238 10.0
Tác phẩm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được chế tác trên nền chất liệu gỗ Vương Mộc Tử đàn. Chế tác kỹ nét, khí chất và ánh mắt khảng khái của một vị tướng Việt oai hùng lừng lẫy.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
2531 20:42, 23/03/2023
0 0 448 0.0
Tác Phẩm: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Chất liệu gỗ chun sụn đinh hương
Cao 173 rộng 90 sâu 60 “kích thước bao gồm cả kỷ cao 35cm
Hưng Đạo Vương
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG VN
692 18:53, 13/07/2021
1 0 597 10.0
Tác phẩm: Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn.
Chất liệu: tử đàn lá kim Ấn Độ
Size: cao 70 cm - 20 cm - 19 cm.
Liên hệ: 0981716666
Nguyễn Thanh Tú - Gỗ Thành Vinh

***

Lần Thứ Ba chống quân Mông – Nguyên:
Tháng 3 âm lịch năm 1286, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt sai Thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích (Auruyvci), Bình ...
Thái Uý Lý Thường Kiệt
Team Uống Trà Thôi DANH TƯỚNG VN
220 18:58, 06/06/2021
1 0 2,410 10.0
Trân trọng giới thiệu tới anh em trong giới gỗ một công trình nghệ thuật mang nhiều cảm xúc. Một tác phẩm mang tinh thần Việt, tái hiện một giai đoạn hào hùng trong lịch sử do cha ông ta dựng nên.

* Tác Phẩm: Thái uý Lý Thường Kiệt.
* Chất liệu gỗ chun sụn hương.
* Kích thước: 173x126x100 liền khối 100%.
* Thời ...
Tây Phương Tam Thánh
3493 14:57, 03/10/2024
1 0 96 0.0
Tác Phẩm : Tây Phương Tam Thánh
Chất liệu gỗ tử đàn tím
Kích thước cả bộ tủ kính " 180-80-40 "
( Kích thước tượng cả bệ "77-71-30" )
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!