/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ẤM TỬ SA NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN

611 16:24, 04/07/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

ẤM TỬ SA NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN
Theo truyền tụng, Phạm Lãi là người đầu tiên tìm ra chất đất sét vùng Thái Hồ. Sau khi phá xong quân Ngô, ông về ẩn cư nơi đây, lấy việc nặn đồ gốm làm trò tiêu khiển. Thế nhưng thời đó chưa làm ấm trà.
Cứ theo những di chỉ khai quật được thì ngay từ đời Tống (920-1279) người ta đã làm ấm trà ở đất Nghi Hưng. Thế nhưng phải đến thế kỷ thứ XVI, đời Minh thì những kiểu ấm nhỏ mới ra đời. Một điều lạ là không phải người Tàu nghĩ ra kiểu ấm chén mà chính là họ du nhập từ Âu Châu. Ngày xưa họ chỉ uống trà bột, quấy trong nước.
Theo sách Dương Tiện Mính Hồ Lục 陽羨茗壺錄 (Sách về các ấm trà vùng Dương Tiện)15 của Chu Cao
Khởi (周高起) thì đời Chính Ðức, Gia Tĩnh nhà Minh có Cung Xuân (龔春)16 tài nghệ tuyệt vời, là người nổi
danh đầu tiên về làm ấm tử sa. Cung Xuân vốn là gia đồng của Ngô Sĩ (吳仕) đất Nghi Hưng thường theo hầu Ngô Sĩ đến học tại chùa Kim Sa. Trong chùa có một vị hòa thượng có tài làm đồ sứ nên Cung Xuân theo nhà sư
học nghề nặn ra những tác phẩm trông chẳng khác gì đồ kim loại xưa.17 Khi Cung Xuân nổi danh, ông thường cùng Bộc Trọng Khiêm 濮仲謙 (đất Gia Ðịnh) khắc trúc, Lục Tử Ðồng 陸子同 (đất Tô Châu) chạm ngọc, và
Khương Thiên Lý 姜千里 khảm xà cừ. Tất cả đều là những người nổi tiếng đời Minh. Cung Xuân nặn ấm
không lâu -- truyện kể rằng ông bị quan sở tại vì yêu chuộng tài nghệ ông nên bức bách khiến ông phải bỏ xứ mà đi -- nên tác phẩm của ông hiện nay lưu truyền rất ít. Sách vở chỉ còn ghi một chiếc ấm của ông hình 6 múi hiện tàng trữ tại Viện Trà Cụ Hongkong nặn năm Chính Ðức thứ 8 (1513)18. Thế nhưng còn một cái ấm khác cũng của Cung Xuân để tại Singapore thì ít thấy sách vở nào đề cập. Theo bài “Nghi Hưng và Nghiên Mực” (Yi Hsing and Inkstones) trong tạp chí Arts of Asia, số July/August 1971 thì ông C.M. Wong, Bí Thư của Phòng Thương Mại Singapore và là Chủ Tịch Hiệp Hội Hoa Nhân tại đây có trong bộ sưu tập của ông một ấm Cung Xuân hình vỏ cây19. Ấm này đề năm 1506, có triện của người nghệ sư. Phần dưới quai cầm lại còn một vết dấu tay điểm vào mà người ta bảo rằng đó là vết ngón tay thứ sáu của Cung Xuân (bàn tay phải của ông có sáu ngón). 20
Sau thời Cung Xuân, nghệ thuật làm ấm đất nung vùng Nghi Hưng thịnh đạt, đến đời Vạn Lịch càng có nhiều danh thủ. Lý Ngư (李漁) viết là: “Pha trà không gì bằng dùng ấm tử sa, mà vùng Dương Tiện là hạng
nhất” (茗注莫妙於砂,壺之精者, 又莫過於陽羨). Từ đời Minh trở đi, việc dùng ấm tử sa để uống trà trở nên thông dụng. Người ta để ý đến phẩm chất trà đã đành mà còn kén chọn cả cách pha trà, nước nào pha trà ngon,
uống lúc nào mới hợp.
Trước kia, ấm trà bằng sứ là quí nhất nhưng khi ấm tử sa ra đời thì không mấy ai còn chuộng ấm sứ nữa. Cổ nhân tổng kết ấm tử sa có bảy ưu điểm:
1. Chế nước sôi vào không làm trà mất hương vị, sắc hương còn nguyên
2. Bình trà dùng lâu, chế nước không cũng ra mùi trà
3. Trà vị không bị biến chất
4. Chịu nóng cao, mùa đông tháng giá đổ nước sôi vào không bị nứt
5. Ít truyền nhiệt, cầm vào không phỏng tay
6. Dùng càng lâu càng lên nước, bóng lộn
7. Có nhiều màu khác nhau, dễ lựa chọn21
Vì ấm tử sa là một tác phẩm nghệ thuật nên trông ấm người ta có thể đánh giá được người nặn vào bậc nào. Thành ra, trong những nghệ nhân nghề sành sứ, thì ngành làm ấm để tên lại nhiều nhất22. Sau đời Cung
Xuân người ta thấy có Thời Bằng (時朋), Ðổng Hàn (董翰), Triệu Lương (趙梁), Nguyên Sướng (元暢) và Lý Mậu Lâm (李茂林) là những thợ nổi danh.
Ðời Vạn Lịch, Thời Ðại Bân (時大彬), con của Thời Bằng là người nổi tiếng hơn cả. Văn Chấn Hanh
(文震亨) viết trong “Trường Vật Chí” (長物志) là “ấm trà tử sa là loại tốt nhất, nắp vừa vặn không làm mất hương, lại không bốc hơi. Ấm do Cung Xuân chế tạo quí nhất, đều nhỏ nhắn, hình dáng lạ lùng. Thời Ðại Bân chế thì có cái to, cái nhỏ...”. Cùng nổi danh với Ðại Bân có Lý (Ðại) Trọng Phương (李大仲芳), Từ (Ðại) Hữu
Tuyền (徐大友泉), người ta gọi là Tam Ðại.
Từ Hữu Tuyền tự Sĩ Hành (士衡), là học trò của Thời Ðại Bân, có tài bắt chước các loại đồng khí xưa
làm ấm hình tàu lá chuối, đài sen, củ ấu, quả trứng...
Nổi tiếng thời Vạn Lịch còn có Âu Chính Xuân (歐正春), Thiệu Văn Kim (邵 文金), Thiệu Văn Ngân
(邵文銀), Tưởng Bá Cung (蔣伯恭), Trần Dụng Khanh (陳用卿), Trần Tín Khanh (陳信卿), Mân Lỗ Sinh (閔魯生), Trần Quang Phủ (陳光甫), Thiệu Cái (邵蓋), Thiệu Nhị Tôn (邵二蓀), Chu Hậu Khê (周後谿) ...
Thời Vạn Lịch, ngoài việc nặn ấm, các nghệ nhân còn dùng đất tử sa điêu khắc và các chế tạo vật phẩm khác, rất thịnh hành. Người nổi tiếng nhất là Trần Trọng Mỹ (陳仲美) ở Vụ Nguyên, An Huy. Họ Trần trước
vốn ở Cảnh Ðức Trấn (景德鎮) làm đồ sứ. Sau đến Nghi Hưng kết hợp nghệ thuật đồ gốm với nặn ấm, tạo ra các loại đỉnh hương, bình hoa, cục chặn giấy... rất xinh xắn. Người nổi danh đồng với Trần Trọng Mỹ thì có Thẩm Quân Dụng (沈君用), tự Sĩ Lương (士良).
Sau đời Vạn Lịch có Trần Tuấn Khanh (陳俊卿), Chu Quí Sơn (周季山), Trần Hòa Chi (陳和之), Trần Ðĩnh Sinh (陳挺生), Thừa Vân Tòng (承雲從), Thẩm Quân Thịnh (沈君盛), Trần Thìn (陳辰), Từ Lệnh Âm (徐令音), Hạng Bất Tổn (項不損), Thẩm Tử Triệt (沈子澈), Trần Tử Huệ (陳子畦), Từ Thứ Kinh (徐次京), Huệ Mạnh Thần (惠孟臣), Hạ Hiên (葭軒), Trịnh Tử Hầu (鄭子侯) ...
Trên đây là những nghệ nhân nổi tiếng khéo đời Minh. Về sau, người ta mô phỏng rất nhiều những kiểu họ đã chế tạo nên những ấm nào thực sự đời Minh, cái nào đời sau khó ai biết được. Ðồ tử sa lại không đề niên đại như đồ gốm nên càng khó phân biệt chân giả.23
Sang đến đời Thanh, nghệ thuật làm ấm còn thịnh đạt hơn nữa. Triều đình nhà Thanh chuộng đồ tử sa nên càng coi trọng. Văn khố nhà Thanh còn ghi lượng hàng mỗi năm tiến cống vào cung. Phẩm chất cũng thêm tinh vi, xảo diệu. Ngoài ấm đất, ngưòi ta còn nặn bồn trồng cây cảnh, bình hoa, và dụng cụ dùng trong nhà. Màu sắc pha chế cũng phong phú hơn.
Nghệ nhân nổi tiếng đời Thanh rất nhiều. Người xuất sắc nhất là Trần Minh Viễn (陳鳴遠), hiệu Hạc
Phong, lại có tên là Hồ Ẩn, chế ra hàng chục thứ ấm trà, đồ dùng khác nhau, không cái nào giống cái nào, quả là bậc thầy trong nghề. Những tác phẩm mà Trần Minh Viễn còn để lại hết sức tinh xảo, lại đầy sáng tạo. Cái thì hình một gốc mai già, cái thì hình bó củi, trông như một nghệ phẩm điêu khắc tả chân hơn là một trà cụ. Ông còn nặn những trái cây tầm thường như hạt dẻ, củ đậu phộng ... trông hết sức tinh xảo, thoạt trông không ai bảo là một vật bằng sành.
Sách Trùng San Kinh Khê 24[24] Huyện Chí (重刊荊溪縣志), viết năm thứ hai đời Gia Khánh, (Thanh)
dùng bốn chữ “vạn gia yên hỏa” (萬家煙火-nhà nhà đều khói lửa) để chỉ khung cảnh sinh hoạt bấy giờ. Ðời
Ung Chính, Càn Long thì có Trần Hán Văn (陳漢文), Dương Quí Sơ (楊季初), Trương Hoài Nhân (張懷仁).
Chế tạo đồ dùng trong cung vua thì có Vương Nam Lâm (王南林), Dương Kế Nguyên (楊繼元), Dương Hữu
Lan (楊友蘭), Thiệu Cơ Tổ (邵基祖), Thiệu Ðức Hinh (邵德馨), Thiệu Ngọc Ðình (邵玉亭) ... nhưng thiên về
ấm có trang trí, màu sắc. Những chuyên gia cho rằng kết hợp hai kỹ thuật của Cảnh Ðức Trấn (nơi chế tạo đồ sứ tráng men) với Nghi Hưng đã làm giảm đi phong vị của ấm tử sa, bản chất vốn giản phác, gần thiên nhiên. Cầu kỳ hóa một nghệ thuật vốn dĩ đạm bạc đã khiến cho nghệ thuật nặn ấm đổi hẳn sắc thái, mất đi tính nguyên ủy của nó.
Sang đời Gia Khánh, những người tên tuổi có Huệ Dật Công (惠逸公), Phạm Chương Ân (范章恩), Phan Ðại Hòa (潘大和), Cát Tử Hậu (葛子厚), Ngô Nguyệt Ðình (吳月亭), Hoa Phượng Tường (華鳳祥), Trinh Tường (貞祥), Quân Ðức (君德), Ngô A Côn (吳阿昆), Hứa Long Văn (許龍文)...
Thời Ðạo Quang có Dương Bành Niên (楊彭年) và em gái là Dương Phượng Niên (楊鳳年) cùng với
Trần Hồng Thọ (陳鴻壽), Thiệu Ðại Hanh (邵大亨) là những danh gia. Trần Hồng Thọ (陳鴻壽) hiệu là Mạn
Sinh (曼生), đời Gia Khánh làm huyện tể đất Lật Dương (溧陽). Ông là người giỏi viết chữ, vẽ tranh, khắc triện lại thích sưu tầm ấm tử sa. Nhiều ấm do Dương Bành Niên và nhà họ Dương chế tạo ra, đợi cho hơi khô, Trần
Hồng Thọ dùng dao tre khắc, vẽ, viết chữ, đề thơ lên rồi mới đem nung. Việc kết hợp hai tài danh, một nặn ấm, một thư họa là sáng tác mới của thời đó. Ấm thường có đề “A Mạn Ðà Thất” (阿曼陀室) (là tên thư trai của họ
Trần) hay dưới đáy có khắc “Bành Niên” (彭年). Ðời sau gọi là ấm Mạn Sinh (曼生壺 Mạn Sinh hồ).
Theo chân Trần Hồng Thọ, nhiều danh sĩ khác như Kiều Trọng Hi (喬重禧), Ngô Ðại Trừng (吳大澂) cũng đứng ra chỉ đạo việc nặn ấm. Từ đó, một kỹ xảo vốn chỉ được coi như nghề mọn nay đã lan sang cả giới
nho gia. Tuy không được phổ biến như thư họa nhưng cũng không còn là một tiện nghệ như trước nữa.
Một danh sĩ vốn giỏi về vẽ trúc là Cù Tử Dã (瞿子冶) lại đem việc khắc trúc, họa trúc vào trang trí trên ấm. Họ Cù không những mang thư pháp mà còn khắc hẳn những cành trúc, cành mai nghĩa là coi chiếc ấm như
một tờ giấy hay vuông vải để thi thố tài hàn mặc.
Còn Thiệu Ðại Hanh (邵大亨) thì là một nghệ nhân nổi tiếng không kém gì Dương Bành Niên. Trong
khi Dương nổi danh về tinh xảo thì Thiệu có tiếng về giản phác. Ông không cầu kỳ nhưng cũng có nhiều sáng kiến độc đáo. Chính kiểu nắp ấm đầu rồng, khi rót thì lè lưỡi ra là do ông khởi thủy, tới nay vẫn còn nhiều người bắt chước và khá phổ biến trên thị trường.
Cuối đời Thanh, Chu Kiên (朱堅) lại có sáng kiến dùng thiếc và ngọc để bịt hay khảm vào ấm tử sa. Nhiều thân ấm được bịt thiếc và viết chữ rồi dùng ngọc trạm thành quai, thành vòi ráp vào. Thế kỷ thứ XIX
nhiều người còn bịt đồng hay thau nhưng nói chung những kiểu này không được chuộng lắm.
Vào thời điểm này, việc thương mại giữa Trung Hoa và nước ngoài đã phát triển. Nhiều cường quốc đã chiếm những lãnh địa ở duyên hải hay cưỡng ép nhà Thanh nhường làm tô giới và Thanh đình đã phải mở cửa cho họ vào buôn bán. Trà Tàu trở thành một nông phẩm xuất cảng quan trọng và ấm Tàu cũng được sản xuất qui mô để bán ra ngoài. Nhiều công ty thành lập tại Thượng Hải, Nghi Hưng, Thiên Tân, Hàng Châu đại lý bán ấm Nghi Hưng. Những kiểu ấm thời đó cũng vẫn theo mô dạng cũ. Một công ty ở Thượng Hải là Thiết Họa
Hiên (鐵畫軒) đến nay vẫn còn. Thiết Họa Hiên nổi tiếng vì chữ viết trên ấm rất đẹp. Những nghệ nhân nổi tiếng của họ gồm có Tưởng Yến Hanh (蔣燕亨), Trần Quang Minh (陳光明), Phạm Ðại Sinh (范大生), Vương Dần Xuân (王寅春), Trình Thọ Trân (程壽珍). Những ấm xuất cảng thường có cả con dấu của nghệ nhân lẫn con dấu của hãng. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có hai hãng khác là Chân Ký (真記) và Ngô Ðức Thịnh (吳德盛) cũng phát đạt.
Thời Dân Quốc ấm Nghi Hưng được xuất cảng rất nhiều sang Nhật Bản, Ðông Nam Á, Âu Châu và Mỹ Châu. Thời đó cũng có nhiều thợ khéo nhưng kiểu thường giản dị, cân đối chứ không cầu kỳ như thời trước. Có lẽ vì nhu cầu thương mại và thị hiếu đã thay đổi. Ðến thời loạn lạc thập niên 1930, 1940 việc sản xuất ấm phải đình trệ. Sau khi Trung Cộng nắm quyền, việc sản xuất được qui tụ thành công xã nhưng không phát triển được.25 Thời Cách Mạng Văn Hóa lại một lần nữa kỹ nghệ này bị vùi dập. Trong chế độ Cộng Sản, uống trà bị coi là một tàn tích tư sản, bóc lột, phi sản xuất nên bị bài xích. Việc làm ấm vì thế cũng bị triệt hạ. Sau khi Ðặng Tiểu Bình thi hành chính sách cải tổ, Trung Cộng phục hồi ngành nặn ấm tử sa. Năm 1979, xí nghiệp Nghi Hưng Tử Sa đã sử dụng đến 600 nhân công. Hiện nay, một số thợ chuyên môn trẻ và tương đối có trình độ đã khôi phục lại được công nghiệp này, nhất là càng ngày càng có nhiều người ưa chuộng và sưu tập.
Nói đến ấm trà không thể không nhắc đến ấm sản xuất tại Ðài Loan. Từ khi chính quyền dân quốc thiên di sang hòn đảo này, nhiều người trong số di dân là nhà sưu tập hoặc dân bản xứ vùng Giang Tô. Nghề làm ấm cũng được truyền theo. Ấm Ðài Loan cũng đẹp không kém gì ấm sản xuất tại lục địa. Về phương diện tinh xảo và cầu kỳ có phần hơn. Tuy nhiên giá cả thường đắt một chút.
Hongkong và Singapore cũng là nơi có nhiều danh thủ trong cả sưu tập lẫn chế tạo ấm. Viện Bảo Tàng Trà Khí Hongkong (Flaggstaff House Museum of Tea Ware) được chính thức mở cửa từ ngày 27 tháng giêng.
năm 1984 trong đó Tiến sĩ K.S. Lo cống hiến hơn 600 món, từ trà cụ thời Tây Chu (thế kỷ XI trước TC) đến tận gần đây. Chính Viện Bảo tàng này đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm, trình diễn phương thức uống trà, và thi nặn ấm (ba lần 1986, 1989 và 1992) đã được rất nhiều người hâm mộ và tham dự. Sáng tác mới của nghệ nhân đời nay thật phong phú, phối hợp được quan điểm Ðông và Tây thoát hẳn những mô dạng của đời trước.
Phong khí uống trà hiện nay cũng trở thành một phong trào, tuy không rầm rộ như những thưởng thức khác nhưng cũng rất đáng kể. Nhiều trà thất, hiệp hội, trung tâm, tổ chức và nhóm nghiên cứu được thành lập khắp nơi trên thế giới (kể cả tại Mỹ) nhất là tại những nơi có nhiều Hoa Kiều. Tại Hoa lục (Bắc Kinh, Hàng Châu, Quảng Châu) và Ðài Loan, Hongkong, Singapore lại càng phát triển. Lại có những tạp chí bằng Anh, Pháp, Hoa ngữ chuyên cho những người thích trà ngon và chuộng việc sưu tập ấm tử sa.
Một điểm đáng lưu ý là hiện nay các kiểu ấm đã tiến lên một bước rất xa. Trước đây nghệ nhân vẫn coi ấm là chính, hình dáng thay đổi chỉ cốt để chứng tỏ cái xảo diệu kết hợp mô thức thiên nhiên với công dụng của trà cụ. Ngày nay, nhiều kiểu ấm đã gần như thoát hẳn cái công dụng pha trà. Có cái hình xe cút kít, chiếc ghế mây, cái giếng, cái rương, đồng tiền ... Tuy lạ mắt nhưng không tiện. Nhà Thiên Nhân thì họa nhiều kiểu có hình dáng như những tác phẩm điêu khắc mới, trông cũng hay và tân kỳ. Nhiều nghệ nhân cũng nặn tượng, tuy tinh xảo nhưng gần như không liên quan gì đến những đặc tính độc đáo của đất tử sa.
1 2 2,158 8.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Các dạng lỗ lọc của Ấm Tử Sa và yếu tố quyết định độ mạnh dòng nước
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2190 08:52, 07/10/2022
1 0 1,362 0.0
Nói đến Ấm Tử Sa là chúng ta đang nói đến một “tác phẩm” tuyệt vời trong nghệ thuật trà đạo. Những chiếc Ấm Tử Sa hấp dẫn trà nhân bằng một vẻ đẹp đặc biệt, có nét trầm mặc nhưng lại vô cùng tinh tế, cùng với đó là sự kỳ diệu khi pha trà. Ấm có kiểu dáng phong phú với các dạng lỗ lọc khác ...
Sự ra đời của đất phối đất - Cách nghệ nhân phối trộn đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2170 08:51, 30/09/2022
0 0 1,523 0.0
Ấm Tử Sa vang danh được chế tạo bởi loại đất Tử Sa huyền thoại từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân. Đất Tử Sa có nhiều loại khác nhau, vì thế một trong các cách phối trộn đất của Tử Sa phải kể đến phương pháp đất phối đất, hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể cách phối trộn ...
Lịch sử ấm tử sa – Một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2148 09:17, 22/09/2022
1 0 1,312 0.0
Lịch sử hình thành ấm trà tử sa Nghi Hưng

Lịch sử làm tử sa thì dài đến cả vài ngàn năm, kĩ thuật làm tử sa được kế thừa và phát triển từ kĩ thuật làm đồ gốm. Từ xa xưa người Trung Quốc đã lấy đất tử sa làm đồ dùng, nhưng làm thành ấm sử tử sa trung quốc được mọi người công nhận phải đến ...
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2116 08:47, 13/09/2022
0 0 2,162 10.0
Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến ấm đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết ...
CÁCH KHAI ẤM - DƯỠNG ẤM TỬ SA QUÝ TRÀ NHÂN CẦN LƯU Ý
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2112 08:49, 10/09/2022
2 1 1,300 10.0
Cách khai ấm Tử Sa

“Nghề chơi trà cũng lắm công phu” Sau khi mua về, để sử dụng được ấm để pha trà, các trà nhân xin chú ý cần phải “Khai ấm” trước khi sử dụng để đánh thức ấm.

Để có được ấm chuẩn - trà ngon thì chúng tôi xin chia sẻ cách thức khai ấm như sau:

1. Dung Hòa

+ Chuẩn bị nước nóng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!