/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

MƯỢN HOA DÂNG PHẬT

613 08:33, 05/07/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

MƯỢN HOA DÂNG PHẬTDân chúng dâng hoa cho Phật nhiên Đăng
MƯỢN HOA DÂNG PHẬT
Thành ngữ ‘Mượn hoa dâng Phật’ và truyền thuyết xa xưa

Hiện nay, chúng ta thường hiểu câu thành ngữ: “Mượn hoa dâng Phật” là dùng thứ của người khác để đem tặng, tặng không xuất phát từ cái tâm, ý nghĩa gần giống với câu “Của người phúc ta”. Cách hiểu này thực ra hoàn toàn trái ngược với nội hàm chân thực của nó…

“Mượn hoa dâng Phật” vốn có nguồn gốc từ câu thành ngữ Hán Việt “Tá hoa hiến Phật” (借花獻佛), là một định ngữ trong Phật giáo, kể lại câu chuyện mối nhân duyên đời xưa của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi tu thành chính quả với người vợ của Ngài.

Truyền thuyết kể rằng: Trước khi tu thành chính quả, Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua luân hồi nhiều đời. Một trong những đời đó, Ngài là người tu hành Bà La Môn, gọi là Thiện Huệ. Một lần, Thiện Huệ khi đó 16 tuổi tham gia đại hội biện luận của các tăng lữ, được một ít đồ cúng dường, cậu bèn trở về Tuyết Sơn cúng dường sư phụ.

Giữa đường, cậu đi qua một địa phương gọi là thành Liên Hoa. Trong thành trang hoàng vô cùng trang nghiêm thù thắng, thì ra Phật Nhiên Đăng sắp đến đây thuyết Pháp giáo hóa. Thiện Huệ nghĩ: “Chư Phật không cần đồ cúng dường tiền tài, mà vui nhất là cúng dường bằng Pháp, nhưng mình lại chưa đắc Pháp, vậy thì mua hoa cúng Phật”. Nhưng cậu đi tìm tất cả những cửa hàng hoa mà cũng không mua được một bông. Thì ra quốc vương đã bao tiêu tất cả các cửa hàng hoa, ông muốn đem hoa cúng Phật, nên hạ lệnh cho các cửa hàng hoa không được phép bán hoa cho người khác.

Thiện Huệ đi tìm tất cả những cửa hàng hoa mà cũng không mua được một bông.

Thiện Huệ đi khắp nơi tìm kiếm, gặp một thiếu nữ áo xanh đang lấy nước, thấy cô cất giữ 7 bông hoa sen xanh (Utpala) ở trong bình nước. Thiện Huệ vô cùng vui mừng, muốn dùng 500 lượng vàng mua hoa.

Thiếu nữ áo xanh nói: “Tôi muốn dùng những bông hoa này cúng dường Phật Đà”.

Thiện Huệ hỏi: “Vậy cô có thể bán cho tôi 5 bông, cô giữ 2 bông được không?”

Thiếu nữ hỏi: “Anh mua hoa làm gì?”

Thiện Huệ đáp: “Tôi muốn mua hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng, để cầu tương lai thành tựu Phật quả”.

Thiếu nữ ngắm nhìn kỹ cậu, sau đó nói: “Tôi thấy anh phát tâm dũng mãnh, cầu Pháp tinh tấn, tương lai sẽ thành đại quả vị. Nếu anh đáp ứng với tôi rằng, trước khi anh đắc Đạo thì sẽ đời đời lấy tôi làm vợ, sau khi đắc Đạo thì cho phép tôi xuất gia làm đệ tử của anh, thế thì tôi sẽ tặng hoa cho anh”.

Thiện Huệ nói: “Để đắc Đạo, tôi sẽ buông bỏ hết thảy phú quý vinh hoa, bao gồm cả vợ con, cô có nguyện ý không? Hơn nữa, nếu vì tình yêu của cô mà trở ngại tôi tu Đạo, tội nghiệp của cô sẽ rất lớn. Nếu cô có thể phát nguyện, tương lai tuyệt đối không cản trở hết thảy việc bố thí của tôi, thì tôi sẽ đáp ứng với cô đời sau sẽ lấy cô làm vợ”.

Đôi thiếu niên nam nữ này đều có tâm kiên định cầu Đạo, thế là cùng cam kết với nhau. Thiếu nữ đưa cả 7 bông hoa cho Thiện Huệ, hai bông trong số đó, nhờ cậu thay cô dâng lên cho Phật Đà.

Thiện Huệ cởi chiếc áo da hươu của mình ra, trải lên mặt đất, lại lấy tóc của mình trải lên. (Ảnh qua 百度知道)Thiện Huệ đi tìm tất cả những cửa hàng hoa mà cũng không mua được một bông.

Khi đó, quốc vương và đại chúng đều ra khỏi thành nghênh đón Phật Nhiên Đăng. Thiện Huệ cũng nhanh chóng đến cổng thành, đem 7 bông hoa sen tung lên không về phía Phật Nhiên Đăng. 5 bông hoa quay xuống dưới, giống như một cái lọng vàng che phía trên đỉnh đầu Phật Đà, còn hai đóa hoa của cô thiếu nữ áo xanh kia cúng dường cũng nở trên hai vai Phật Đà.

Lúc đó mặt đất ẩm ướt, còn có một rãnh nước; để tránh làm bẩn chân Phật, Thiện Huệ cởi chiếc áo da hươu của mình ra, trải lên mặt đất, lại lấy tóc của mình trải lên, mặt cúi trên chỗ lầy lội, để Phật Đà giẫm lên thân thể mình đi qua.

Phật Nhiên Đăng cảm niệm được sự thành kính từ nội tâm của Thiện Huệ, thế là Ngài thọ ký cho cậu và nói: “Vô lượng kiếp sau, con nhất định thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.

Đây chính là nguồn gốc câu thành ngữ: “Tá hoa hiến Phật”. Chữ “hiến” trong câu “Tá hoa hiến Phật” không chỉ có nghĩa là cúng dường, dâng cúng trên bề mặt, mà còn tượng trưng cho lòng thành tín xả thân cầu Phật. Chữ “hoa” ở đây có nghĩa là hoa Utpala (Ưu bát la hoa), tức là hoa sen xanh.

Thiếu nữ áo xanh sau này trở thành vợ của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi đắc Đạo, tức thái tử phi Da Du Đà La (Yasodharā). Sau này quy y Phật môn, bà trở thành tỳ kheo ni đầu tiên chứng ngộ được quả A La Hán.

***

Quốc vương mua hoa cúng dường Phật Nhiên Đăng đương nhiên cũng là lòng chân thành, mong muốn thông qua cúng dường Phật mà thoát khỏi bể khổ trần thế, kiến lập công đức cho mình. Nhưng ông không cho phép người khác mua hoa cúng Phật, do đó lòng thành tín của ông đối với Phật là vị tư, là vì lợi ích cá nhân.

Thiếu nữ áo xanh cúng dường Phật là vô tư, cô có thể buông bỏ độc hưởng, nguyện ý chia sẻ công đức với người khác.

Thiện Huệ và thiếu nữ áo xanh cúng dường Phật đều không vì cầu phúc báo, chỉ vì đắc Đạo chân chính.

Vì kính Phật, Thiện Huệ thậm chí không tiếc hết thảy mọi giá. Do đó “Tá hoa hiến Phật” (借花獻佛), mấu chốt không phải là “hoa”, mà là là cái tâm chí thành xả bỏ hết thảy.

Sưu tầm: Uống Trà Thôi
MƯỢN HOA DÂNG PHẬTThiện Huệ cởi chiếc áo da hươu của mình ra, trải lên mặt đất, lại lấy tóc của mình trải lên. (Ảnh qua 百度知道)Thiện Huệ đi tìm tất cả những cửa hàng hoa mà cũng không mua được một bông.
MƯỢN HOA DÂNG PHẬTThiếu nữ áo xanh sau này trở thành vợ của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi đắc Đạo
1 0 15,501 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cho cháu xin được quá giang
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2311 10:34, 01/12/2022
0 0 10,547 0.0
Chiều Chủ Nhật tôi về sớm. Đαng bật xi-nhαn trái để ôm cuα ngã bα, tôi thấy hαi cậu nhóc khoảng 11, 12 tuổi ăn mặc gọn gàng, một cậu ngồi vẻ thiểu пα̃σ bên vệ đường, còn một cậu đứng đαng giơ tαy hú họα xin quá giαng. Tôi đoán hαi ông nhóc này chắc đαng học lớρ sáu. Tôi chầm chậm tấρ xe vô ...
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2308 10:04, 29/11/2022
0 0 10,018 0.0
Cuốn sách "Ngấu nghiến – nghiền ngẫm:
Sáng tạo là cuộc săn, lúc là sói, lúc là cừu" của tác giả Dave Trott có đoạn viết về Tony Adams – một huyền thoại của đội chủ sân Eminates.
Tác giả nói rằng, Tony Adams từng viết trong cuốn sách của mình về cách anh ngăn chặn đà tấn công của đối phương. Nội dung đại ...
Dám mạo hiểm là điều kiện không thể thiếu của thành công!
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2306 12:03, 28/11/2022
1 0 14,389 0.0
Trong cuộc sống, trong kinh doanh hay trong bất cứ một công việc gì, thành hay bại đều phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta. Cách nhìn nhận sự việc, các giải quyết vấn đề sẽ cho chúng ta kết quả tương tự.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Câu chuyện số 1 - Người tiều phu

Chuyện kể rằng, trên núi có một tiều phu ...
TẠI SAO TÊN TRỘM KHÔNG DÁM LẤY CÂU ĐỐI NÀY?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2303 07:44, 27/11/2022
0 0 15,668 0.0
TẠI SAO TÊN TRỘM KHÔNG DÁM LẤY CÂU ĐỐI NÀY?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Tương truyền, vào tháng chạp năm đó, Vương Hi Chi từ quê quán của ông là Sơn Đông chuyển đến sống ở Thiệu Hưng, Chiết Giang, vừa là mừng tân gia và cũng là năm mới, nên ông không thể không viết một câu đối lên cửa:

Xuân phong xuân vũ ...
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2301 08:44, 25/11/2022
0 0 12,628 0.0
Xưa nay, chúng ta đều rất quen thuộc với câu thành ngữ “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Nguồn gốc của câu thành ngữ này là từ một điển cố có thật trong lịch sử.

Sự chân thật, tấm lòng thuần thiện chân chính là giá trị đạo đức mà con người ngày nay cần phải tìm về.

“Thuốc đắng dã tật, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!