/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

ĐẤT TỬ SA LÀ GÌ?

63 13:27, 26/05/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

 ĐẤT TỬ SA LÀ GÌ?
Ấm tử sa là gì?
Ấm tử sa là danh từ để chỉ loại ấm trà làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tử sa – đất cát màu tím (theo nghĩa đen) là tên gọi của loại đất sét đặc biệt chỉ có ở vùng Nghi Hưng này. Hiện tại tại Việt Nam, tên gọi ấm tử sa thường được dùng không thống nhất. Hầu hết các loại ấm đất không tráng men có màu nâu đất, nâu tím đều được gọi là ấm tử sa. Đây là cách để nhà bán hàng tăng thêm giá trị cho món hàng. Tuy nhiên, ấm tử sa chỉ đặc biệt chỉ đến ấm được làm từ đất từ sa ở vùng Nghi Hưng mà thôi.

Nguồn gốc lịch sử của ấm tử sa?
Tương truyền, ấm trà tử sa đầu tiên do nhà sư Ngô Nghĩa Sơn, chùa Kim Sa (thời nhà Minh) tự tay làm ra để uống trà. Những người say mê trà thời đó cũng bắt cước theo. Nhà sư Ngô Nghĩa Sơn truyền lại kỹ thuật làm ấm đất cho đệ tử của mình là Cung Xuân. Sau này Cung Xuân nổi danh vang dậy và được coi là ông tổ của nghề làm ấm đất ở Nghi Hưng.

Chất liệu đất sét tử sa
Đất sét tử sa thường gặp 3 loại chính: đất màu tím, đất màu xanh và đất màu đỏ. Ngoài ra còn có thể có loại đất màu vàng, màu đỏ cam, màu vàng nhạt, v.v.v… Loại đất này được tìm thấy dưới lớp đất đá và có độ dày từ vài chục cm đến một mét. Theo kết quả phân tích của Viện gốm sứ Thượng Hải, đất tử sa có hàm lượng sắt cao, tối đa có thể đạt tới 8,83%. Loại đất này khi nung đến nhiệt độ 1100 – 1200 độ C để cho ra ấm trà thành phẩm sẽ có độ hút nước lớn hơn 2%.

Tính chất đất biệt của ấm tử sa
Từ lâu, ấm tử sa đã được ca ngợi về công năng đặc biệt đối với việc pha trà. Những nghiên cứu khoa học sau này làm rõ những công năng này theo khía cạnh kỹ thuật lý – hóa học.

Đặc trưng của ấm tử sa là tính thoáng khí tốt. Khi nung lên, đất tử sa cho ra vô số khí khổng (lỗ khí), điều này giúp cho pha trà ngon hơn. Độ xốp của đất tử sa lên đến 10%, kết hợp cùng với hàm lượng sắt cao càng tăng cường thêm khả năng có một không hai của loại ấm này khi sử dụng với trà.

Độ dẻo và khả năng kết dính của đất sét tử sa rất tốt. Điều này làm cho công việc chế tác, tạo hình, khắc họa tiết lên thân ấm thuận lợi hơn. Điều này khiến cho ấm tử sa không chỉ nổi tiếng về công năng mà còn nức danh về nghệ thuật tạo hình, trang trí.

Nhiệt độ nung của ấm tử sa thường dao động trong khoảng 1190 đến 1270 độ C. Mức nhiệt độ cao này khiến cho các thành phần sẽ không bị lão hóa theo thời gian, càng sử dụng sẽ càng bóng.

Những tính chất đặc biệt này tạo nên tên tuổi của một báu vật hàng đầu ở vùng Nghi Hưng và đối với những người yêu thích uống trà trên khắc thế giới.

10 công năng của ấm tử sa mà người đời đã đút kết
Thứ nhất, ấm tử sa tôn thêm hương vị trà khi dùng để pha trà.
Thứ hai, ấm tử sa có đặc tính thẩm thấu, nếu sử dụng để pha trà sau một thời gian sẽ tích tụ hương vị trà vào thân ấm.
Thứ ba, độ thoáng khí tốt của đất tử sa sẽ giúp giữ được hương vị trà nếu sử dụng để bảo quản trà (đặc biệt là đối với những loại trà lên men).
Thứ tư, ấm tử sa rất dễ vệ sinh. Có thể ngâm với nước sôi 2, 3 lần sau đó đổ ra nước lạnh.
Thứ năm, khả năng thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ tốt dù mùa đông hay mùa hè. Nhiệt độ truyền chậm ra bề mặt để không bị nóng quá khi cầm ấm.
Thứ sáu, không bị nứt nổ khi đặt trên bếp lửa.
Thứ bảy, có độ dẻo tốt.
Thứ tám, ít bị co lại khi nung.
Thứ chín, nghệ nhân chỉ cần 100% đất tử sa để tạo ra ấm tử sa, không cần thêm những nguyên liệu đất khác.
Thứ mười, không cần tráng men.
Phân loại ấm trà tử sa theo nguyên liệu đất
Về nguyên liệu, ấm trà tử sa có thể phân loại theo các dạng như sau: tử sa, hồng sa, lục sa, đoàn sa, chu sa.

Ấm đất tử sa
Đây là loại ấm phổ biết nhất được làm từ đất tử sa có màu nâu tím, cũng là loại đất phổ biến nhất. Ở đây có nhiều bạn sẽ thấy hơi phân vân vì tử sa ở trên là từ chỉ chung cho các loại đất sét đặc biệt vùng Nghi Hưng, dưới phần này nó là chỉ một loại đất riêng nữa trong số các loại đất tử sa. Đúng là như thế. Tử sa chỉ loại đất màu nâu tím, nhưng nó cũng là từ chỉ chung cho các loại đất khác ở Nghi Hưng nữa (có màu sắc khác).

Đất tử sa với các dải màu từ tím đến nâu
Đất tử sa với các dải màu từ tím đến nâu
Ấm đất hồng sa
Đất hồng sa có màu đỏ cam, khi nung lên có màu đỏ nâu do thành phần khoáng trong đất. Trong số các loại hồng sa, có loại đất quý có độ tuổi lâu đời nhưng hiện tại đã gần như bị khai thác hết, những ấm hồng sa màu sẫm thường là những ấm có giá trị quý và khó được tìm thấy nhất.

Dải màu của đất hồng sa
Dải màu của đất hồng sa
Ấm đất lục sa
Đây là loại đất hiếm thấy, có thể chịu được nhiệt độ nung 1160 độ C. Đất này có kết cấu màu sắc không bền nên thường được dùng để trộn với các loại đất khác tạo màu mới. Đây cũng là một trong những loại tử sa quý.

Đất lục sa và các màu sắc
Đất lục sa và các màu sắc
Ấm đất đoàn sa
Đất đoàn sa có màu vàng hoặc màu beige. Đây là loại đất hiếm. Có nhiệt độ nung từ 1175 đến 1180 độ C. Trong số các loại đoàn sa, Thạch Hoàng là loại đất nổi tiếng, khi nung sẽ cho ra màu “Quất Bì” vô cùng đặc biệt.

Các màu của đất đoàn sa
Các màu của đất đoàn sa
Ấm đất chu sa
Ấm đất chu sa có màu đỏ. Nhiều người nhầm lẫn giữa chu sa và hồng sa. Thành phần chính trong đất chu sa là canxi, nhôm, thạch anh và sắt. Ấm chu sa thường có kích thước nhỏ và khả năng lưu nhiệt ngắn.


Màu sắc của chu sa
Phân loại ấm tử sa theo thành phần đất
Hiện nay do sự khan hiếm của đất tử sa gốc cho nên nhiều loại ấm tử sa được làm từ đất nhân tạo. Loại đất này là sự trộn lẫn của các khoáng với đất sét với mong muốn có được những đặc tính lý hóa như đất tử sa chính gốc. Do đó, ấm tử sa nếu phân chia theo thành phần thì có thể có các loại: ấm tử sa thuần gốc đất tử sa Nghi Hưng (hoàn toàn không có sự trộn lẫn với các thành phần đất khác), ấm tử sa đất nhân tạo (sử dụng đất nhân tạo để làm ra, loại này có giá thành rẻ hơn) và ấm tử sa đất hỗn hợp (trộn lẫn giữa đất gốc và đất nhân tạo).

Phân loại ấm tử sa theo các chế tác
Ấm tử sa ngoài có công năng sử dụng, nó còn là những tác phẩm về tạo hình. Ấm tử sa thường được trau chuốt về dáng vẻ và cách thức trang trí để tạo nên những tác phẩm độc nhất vô nhị. Nói về sự đa dạng của các hình họa, dáng điệu thì rất khó nếu chỉ dùng một bài viết để liệt kê. Với đặc tính về độ dảo, nghệ nhân sẽ dùng các dụng cụ để chạm trổ thành hình. Nhiều ấm tử sa còn lưu dấu lại cả những đoạn tuyệt bút để đời.

Về phân loại, với sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, bên cạnh ấm tử sa được chế tác thủ công hoàn toàn còn có loại ấm tử sa được đổ khuôn dây chuyền sau đó ráp các thành phần con lại. Ngoài ra, còn có loại ấm được kết hợp giữa đổ khuôn và tạo tác bằng tay.

Phân biệt ấm tử sa thật và giả
Hiện nay, quý vị có thể tìm thấy nhiều bài viết về các phân biệt ấm tử sa thật và giả. Tuy nhiên, kể cả những người có kinh nghiệm, việc phân biệt này cũng chưa bao giờ là dễ dàng. Hầu hết các bài viết này đều chỉ dừng lại ở những mô tả rất khó áp dụng.

Quan điểm của chúng tôi là nếu chỉ dùng sự soi xét thông thường, rất khó để phân biệt. Quý trà hữu nên chọn lựa những đơn vị bán hàng uy tín để mua ấm tử sa chính hiệu. Tất cả những đặc tính thường được đưa ra để phân biệt thật giả thì người làm ấm tử sa giả hoàn toàn có thể đáp ứng, cái quan trọng nhất là chất đất thì thường rất khó nếu không có những biện pháp chuyên môn kỹ thuật.

Mua ấm tử sa ở đâu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh?
Theo những người có chuyên môn và đáng tin, chúng tôi sẽ giới thiệu ở đây hai địa chỉ có uy tín trong lĩnh vực phân phối ấm tử sa để quý vị có thể tham khảo thêm khi có nhu cầu mua ấm tử sau. Tại Hà Nội có Phi Long Tea (số 4 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm), ở Sài Gòn có Tân Sanh (134A Nguyễn Tri Phương, P9, Quận 5).

Những điểm cần lưu ý khi chọn lựa ấm tử sa
Lưu ý về công năng
Trước khi quyết định mua ấm tử sa, bạn phải xác định rõ mình mua ấm để làm gì. Có những ấm chỉ được làm ra phục vụ nhu cầu trang trí, trưng bày. Loại ấm này thường thể hiện tài năng tạo hình của nghệ nhân, việc sử dụng để pha trà hàng ngày rất bất tiện. Đối với mục đích pha trà cũng chia ra nhiều loại hình khác nhau: ấm độc ẩm (cho một người uống) hay đối ẩm, quần ẩm.

Rồi còn liên quan đến loại trà mà bạn định sử dụng với ấm. Mỗi hình dáng, loại đất sẽ phù hợp với những loại trà riêng biệt. Với những người chuyên trà, họ sẽ sử dụng một ấm trà với một loại trà. Tuy vậy, nếu chưa thực sự có điều kiện, bạn có thể kết hợp ô long, thiết quan âm, đại hồng bào với 1 ấm và phổ nhĩ với một ấm. Đối với nhu cầu pha trà tươi, trà xanh thì theo kinh nghiệm của nhiều người, việc sử dụng ấm tử sa là không phù hợp vì thành phần khoáng trong đất sẽ làm thay đổi mùi vị tươi thô của trà. Đối với loại trà này, các bạn nên sử dụng như bộ ấm trà trung tính và thậm chí có thể sử dụng bộ ấm trà với chất liệu thủy tinh.

Lưu ý về những chi tiết tác chế
Khi đánh giá một ấm trà nói chung và ấm tử sa, các bạn nên chú ý đến những chi tiết sau:

Đầu tiên là độ cân đối của các chi tiết. Điều này thể hiện sự cẩn thận và tay nghề của tượng nhân (người làm gốm). Đặc điểm này bạn có thể dùng mắt thường để đánh giá hoặc có thể dùng thước để đó. Chú ý đến phần đáy, phần bầu, phần miệng ấm, vòi ấm và nắng ấm.

Thứ hai là mức độ khít của nắp ấm. Hãy thử nghiêm ấm trà với nhiều góc độ để đảm bảo nắp ấm không bị rơi ra khi rót trà. Thường đối với những người làm ấm có tay nghề, họ rất cẩn trọng để kết cấu nên những nắp ấm khít với thân ấm và có độ bám chắc với thân ấm. Bên cạnh đó, phần tiếp giáp với thân ấm được làm kỹ càng để không bị hở ra.

Thứ ba là lỗ lọc trà. Quan sát để thấy những lỗ lọc này có kích thước đồng đều và không để lại đất vụn. Lọc trà nếu được làm cẩn thận sẽ giúp ấm không bị bí, bị tắc khi pha. Đây là một trong những phần rất quan trọng.

Thứ tư là dòng chảy của ấm trà. Thử rót nước từ ấm trà để xem dòng nước có đồng đều, có thanh thoát hay không. Cho dù ấm trà đẹp đến đâu mà dòng nước không có sự thanh thoát thì dường như ấm trà đó cũng vô giá trị.

Ấm tử sa giá bao nhiêu?
Không có một mức giá cụ thể đối với ấm tử sa. Tùy thuộc vào chất liệu, kỹ thuật chế tác, danh tiếc nghệ nhân, v.v.v… mỗi chiếc ấm sẽ có giá dao động từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài ba tỉ đồng hoặc hơn.

Thông thường tại Việt Nam ấm tử sa được bán phổ biến nhất là ấm tử sa giá rẻ. Cơ bản là do chất đất tử sa nguyên liệu có giá cao và ngày càng hiếm nên giá nhập sản phẩm này thường khá cao. Dân chơi ấm nhiều khi tốn cả gia tài cho việc sưu tầm là chuyện thường.

Tuy nhiên, ấm nhiều tiền chưa chắc đã phù hợp với bạn. Hãy lựa chọn một chiếc ấm với mức giá phù hợp khả năng tài chính và tìm hiểu cách sử dụng ấm sao cho tốt nhất trước. Sau khi có kinh nghiệm hãy tìm đến những thể loại ấm tử sa cao cấp hơn nhé.

Lưu ý về giá của ấm trà tử sa
Hiện tại trên thị trường, mức giá của ấm tử sa vô cùng đa dạng. Có những ấm trà dưới 1 triệu đồng những có những ấm có thể lên đến trăm triệu đồng. Thật sự khó có thể đưa ra một tiêu chí để định giá một sản phẩm. Điều này phụ thuộc vào trải nghiệm của bạn. Hãy bắt đầu bằng lời khuyến nghị của một người quen biết. Bạn có thể tham khảo từ những người mình quen về loại ấm mà họ sử dụng để trải nghiệm trước, đến khi có kinh nghiệm và có sự đánh giá, hãy tìm hiểu về những ấm trà có giá cao hơn.

Một điều quan trọng với những người mới bắt đầu tìm hiểu về ấm tử sa là có rất nhiều người bán hàng gọi từ ấm tử sa cho nhiều loại ấm khác hoàn toàn không phải là ấm tử sa. Người mua cần lựa chọn những đơn vị uy tín để mua hàng như đã khuyến nghị.

Ấm tử sa đắt nhất
Trong lịch sử, có ba ấm tử sa dưới đây được bán ra với giá kỉ lục. Điều này cho thấy giá trị của nghệ thuật là vô cùng tận. Ta thêm trân trọng những sản phẩm được tạo ra bằng trái tim và tài hoa của con người.

Ấm tử sa có giá 14,8 tỉ đồng (4,25 triệu NDT)
Ấm tử sa có giá 14,8 tỉ đồng (4,25 triệu NDT)
Ấm tử sa có giá 2 triệu USD
Chiếc ấm tử sa Nghi Hưng chế tác năm 1948 bởi nghệ nhân – bậc thầy về ấm tử sa Gu Jingzhou, được khắc thư pháp bởi Wu Hufan đã được đấu giá với mức giá 2 triệu USD tại cuộc đấu giá ở Bắc Kinh, Trung Quốc tháng 5 năm 2010. Đây là ấm dáng Thạch Biều Tử, trên ấm được khắc thư pháp Trung quốc, gọi là Đề Bích.
Lời kết
Hữu Duyên Trà đã chia sẻ những kiến thức sưu tầm được về ấm tử sa Nghi Hưng. Hi vọng qua những dòng viết này, quý trà hữu sẽ có được những hiểu biết ban đầu. Bài viết chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, sơ suất. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sẽ góp ý của quý anh chị.

Nguồn Hữu Duyên Trà
2 0 4,411 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
952 18:43, 19/08/2021
0 0 4,371 0.0
ĐẠI HỒNG BÀO là loại khoáng tử sa rất được thị trường săn đón và có nhiều ý kiến ​​khác nhau. Nguồn gốc của tên của nó có thể liên quan đến trà "Đại hồng bào", một loại nham trà ở Vũ Di, Phúc Kiến. Theo truyền thuyết, có một người đàn ông từ phương nam vào Bắc Kinh (Nam Kinh) để dự thi, đi qua núi ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
923 16:51, 14/08/2021
1 2 3,321 9.5
CHU NÊ là loại khoáng có tính chất đặc biệt trong nhóm Tử sa Hồng nê, nó được gọi là tinh phẩm khoáng liệu của Hồng nê.

Trước đây, không có sự phân biệt rõ ràng giữa “chu nê” và “hồng nê”. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "chu nê" được gọi chung là hồng nê và không có tên gọi riêng. Mãi đến thời Trung ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
906 19:40, 11/08/2021
2 0 3,200 10.0
HỒNG NÊ là một trong ba loại khoáng tử sa chính của Tử sa Nghi Hưng. "Hồng nê" thường đề cập đến một loại khoáng tử sa mà gốm có màu đỏ sau khi nung mà không phải là một loại vật liệu khoáng tử sa cụ thể. Sau khi "Hồng nê" được nung, bề ngoài của tác phẩm sẽ có màu hồng (đỏ) nên được đặt tên là ...
CÁC KHU VỰC KHAI THÁC TỬ SA Ở HOÀNG LONG SƠN
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
899 19:24, 09/08/2021
1 0 4,688 0.0
Núi Hoàng Long ở Nghi Hưng là nguồn gốc của Tử sa, theo các dữ liệu nghiên cứu Tử sa được hình thành từ 350 đến 260 triệu năm trước. Dưới tác động của gió và nước và không khí các hạt quặng và đá nguyên thủy bị phong hóa thành từng lớp, sau những biến đổi địa chất lâu dài sẽ hình thành nên thạch anh, ...
TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 6): THANH KHÔI NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
876 19:09, 05/08/2021
1 0 5,095 2.0
THANH KHÔI NÊ

Có nhiều quan điểm ​​khác nhau về THANH KHÔI NÊ, có người cho rằng "Thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Đoạn nê", có người cho rằng "thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Tử nê", một số ít lại cho rằng "thanh khôi nê" không phải là một loại quặng Tử sa nguyên bản. Vậy có quặng "thanh khôi nê" nguyên bản không? ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!