/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Chuyện tại sân ga và bài học đáng suy ngẫm về cái tâm của con người

635 10:22, 07/07/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Chuyện tại sân ga và bài học đáng suy ngẫm về cái tâm của con ngườiẢnh Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Chuyện đáng suy ngẫm về cái tâm của con người
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động thấp kém. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.

Trên sân ga, người qua lại tấp nập. Ai đi qua người phụ nữ ấy đều ném về phía chị những cái nhìn ái ngại và thương cảm. Không ai có ý định dừng lại để giúp đỡ chị. Ðặc biệt là những người ăn mặc sang trọng, họ đều đi qua chị với tốc độ rất nhanh, dường như là họ nghĩ nếu đi chậm lại thì chắc chắn người đàn bà đó cũng kéo họ lại để lạy lục, nhờ vả việc gì đó.

- Anh để ý đấy nhé, không biết chừng chị ta sẽ nài nỉ xin tiền hoặc sẽ tìm cách kết bạn với mình để bị chị ta tra tấn trên suốt chuyến đi bằng những câu chuyện vừa dài vừa vô duyên, hoặc như chị ta sẽ mượn mình chiếc khăn mùi xoa để lau mồ hôi mà lau xong thì mình không dám xin lại hay như mượn bình nước uống rồi tu ừng ực thì vài ngụm đã hết veo. Ðúng là người nhà quê. Một người phụ nữ ăn mặc trông có vẻ sang trọng bĩu môi và nói với người đàn ông cũng có vẻ sang trọng bên cạnh mình.

- Xin chào… xin…

Quả nhiên người phụ nữ tiến lại gần đám đông đang đứng đợi tàu. Nhưng dường như không đợi chị nói hết câu, mọi người đều xua tay và lắc đầu và nhanh chóng lảng ra chỗ khác. Không nản chí, người phụ nữ này lại men theo các cánh cửa sổ của các toa tàu rồi nhảy hẳn lên các toa chưa đến giờ xuất phát. Ði đến toa nào chị cũng mang một khuôn mặt như muốn cầu cứu, trông thật đáng thương và câu duy nhất thốt ra từ miệng người phụ nữ đáng thương này là: “Xin mọi người giúp đỡ cho tôi.”

Những người ngồi trên tàu tỏ ra rất khó chịu với người phụ nữ này. Có người thì xua tay ra hiệu xua đuổi, có người vừa thấy bóng dáng chị ở đầu toa vội lấy tờ báo che mặt giả vờ ngủ. Trên khuôn mặt của người đàn bà ấy lộ rõ vẻ thất vọng, chán nản. “Mình đâu phải là thằng ăn trộm mà sao mọi người lại xử sự như thế nhỉ?” Người phụ nữ xót xa nghĩ.

Chị ta lại đi qua các toa tàu nhưng không ai muốn nghe chị trình bày hoàn cảnh của mình. Ðúng lúc đó, chị nhìn thấy một chàng trai có dáng vẻ rất thư sinh đang ngồi đọc báo. Chàng trai đang đọc báo rất chăm chú và dường như cậu ta không để ý đến mọi thứ xung quanh.

Nhẹ nhàng đi về phía chàng thanh niên, người phụ nữ cất tiếng nói:

- Xin lỗi cậu, cậu có thể giúp đỡ tôi được không?

Chàng trai bỏ tờ báo xuống, nhìn quanh một lúc rồi nhìn người phụ nữ nông thôn nọ:

- Xin lỗi, chị đang hỏi tôi ạ?

Người phụ nữ gật đầu.

- Xin anh giúp đỡ tôi với, tôi lên thành phố để tìm người bà con, nhưng tìm không ra, tiền bạc lại bị kẻ gian móc hết rồi. Muốn về quê nhưng không biết làm thế nào, cậu có thể mua giúp một tấm vé để tôi về quê không?

Sau khi nghe người phụ nữ đáng thương nói xong, nét mặt chàng thanh niên trông rất lưỡng lự. Dường như anh ta vừa muốn giúp vừa lại không muốn giúp người đàn bà đáng thương đó. Sau một thời gian im lặng, chàng trai bèn đưa tay vào túi quần của mình, khó khăn lắm mới móc ra được một đống tiền lẻ, ngại ngùng đưa cho người phụ nữ.

- Chị cầm lấy đi. Tôi… tôi chỉ còn có chừng này, không biết đủ hay không. Tôi cũng vừa mua vé để về quê nên không còn nhiều. Tôi lên thành phố này để kiếm việc, hy vọng tìm được một công việc kiếm được kha khá, nhưng khi lên thành phố, với tấm bằng trung cấp trong tay thì tôi không thể tìm ra được một việc gì để làm. Chị cầm tạm vậy.

Người phụ nữ rưng rưng cầm lấy những đồng tiền lẻ của chàng trai, khó khăn lắm chị mới thốt lên được hai tiếng “Cám ơn”.

Vừa quay gót đi về phía cuối toa thì chị nghe tiếng gọi với theo của chàng thanh niên nọ. Cậu ta hớt hải đi về phía chị và nói: - Như thế này vậy, chị cùng quê với em, hay chị lấy tấm vé của em đi vậy.

- Thế còn cậu thì sao? Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.

- Số tiền em vừa đưa cho chị chỉ có thể mua đủ tấm vé xuống ga thứ ba xuất phát từ ga này, như vậy cách nhà em cũng không xa lắm, em có thể đi bộ mà. Chị cứ cầm lấy vé đi, em là con trai, thế nào mà chẳng được. Còn phụ nữ như chị thì không thể đi bộ về nhà trong đêm tối được. Thôi, chúc chị thuận buồm xuôi gió. Nào, đưa cho em đống tiền lẻ nào!

Nói xong, không kịp để người phụ nữ phản ứng gì, chàng trai vội cầm lại số tiền lẻ trong tay người phụ nữ và đưa lại cho chị tấm vé của mình. Sau đấy anh vội vàng đi ra khỏi tàu và đến quầy bán vé. Rất nhanh sau đó, chàng thanh niên lại lên tàu.

Người phụ nữ tiến lại gần phía chàng trai và cất tiếng hỏi:

- Sao cậu lại làm như thế, cậu không hối hận à?

Chàng trai lắc đầu:

- Không, chị ạ.

Trong ánh mắt của người phụ nữ đáng thương nọ ánh lên một niềm vui khôn xiết. Chị cầm tay chàng trai và nói:

- Anh bạn trẻ, xuống đây với tôi một lát.

Người phụ nữ kéo chàng trai ra khỏi nhà ga, vẫy một chiếc taxi, tự động mở cửa xe và quay lại nhìn chàng trai:

- Cậu lên xe đi. Hôm nay cậu chính thức là nhân viên của tôi. Hoá ra, người phụ nữ này là con gái của một ông chủ tập đoàn sản xuất đồ chơi nổi tiếng. Ðể đi tìm một người trợ lý đáng tin cậy, chị đã phải hoá trang và đứng ở sân ga suốt 3 ngày qua.

Chị nói rằng: “Các bạn cho rằng tôi thật ngốc nghếch khi phải làm khổ mình như thế, nhưng thật ra nó thật sự xứng đáng. Khi đứng ở sân ga trong 3 ngày đó, tôi mới nhận ra rằng: Tìm được một người thực sự tốt trong cuộc sống xô bồ này quả là khó. Có thể, chàng thanh niên đó không có trình độ, hiểu biết nhiều như những người tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn nữa. Nhưng điều đáng quý nhất và đáng trân trọng nhất là cậu ấy có cái ‘tâm’. Có cái ‘tâm’ trong cuộc sống thì mới có cái ‘tâm’ trong công việc được. Ðấy là thứ mà công ty tôi cần”.

Các bạn thấy đấy, một tấm vé để đổi lấy cả một sự nghiệp sáng lạn. Có thể nhiều người nghĩ đây chỉ là việc ngẫu nhiên, nhưng thực ra trong sự ngẫu nhiên đó lại có tính tất yếu của nó. Rất nhiều người đã có mặt ở trên sân ga, nhưng chỉ có chàng trai đó mới nhận được niềm hạnh phúc bất ngờ như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta có được một cơ hội tốt đẹp đến như thế mà điều quan trọng là anh đã biết chia sẻ chữ ‘tâm’ của mình cho mọi người xung quanh.

Chữ tâm theo quan điểm Phật giáo

Các nhà nho xưa quan niệm: “Bao quát mọi suy nghĩ là cái tâm” hoặc “Trời đất lấy gốc là tâm”.

Tuy là khái niệm trừu tượng nhưng tâm luôn hiện hữu trong mỗi con người. Chính vì thế, chúng ta thường nói người này có tâm, người kia vô tâm. Người vô tâm tức là vẫn có tâm nhưng đó là một cái tâm xấu.

Người vô tâm thì ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, không hề nghĩ cho người khác. Người thất nhân tâm là kẻ xấu có những hành động và lời nói hại người.

Tâm phải lành, phải tốt, phải trong sáng mới sản sinh ra được những lời nói hay, những việc làm tốt. Người có tài mà không có tâm thì cái tài đó chỉ nhằm mang lại lợi ích cá nhân, không thể nào có ích cho cộng đồng xã hội được.

Chữ Tâm cũng gắn liền với đạo Phật:

"Nương theo giáo pháp Phật Đà

Chữ Tâm Phật dạy giúp ta độ đời

Đến bờ giác ngộ thảnh thơi

Xa rời phiền não cuộc đời an vui"

Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo”, nghĩa là: “Mọi sự việc đều do tâm tạo ra”. Theo giáo lý nhà Phật thì tâm là tất cả, tất cả đều từ tâm mà ra.

Kinh Pháp Cú có câu: “Chỉ có tự mình gây nên điều xấu, tự mình làm nhơ uế mình. Tự mình hủy bỏ điều xấu, tự mình làm mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay nhơ uế đều tùy thuộc ở mình. Không ai làm ai thanh tịnh được”.

Trong Kinh này cũng dẫn lời Đức Phật dạy là:

“Không làm các điều ác

Thành tựu những việc lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Ấy lời chư Phật dạy”.

Trong 14 điều Răn của Đức Phật, ngay ở điều thứ nhất có câu: “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”.

Tu tâm theo giáo lý nhà Phật
Lời dạy của Đức Phật trong kinh Pháp Cú: “Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Tự thắng tâm mình là điều quan trọng nhất”. Quả vậy, ai tự thắng được tâm mình, nhẫn nhịn bực tức trước mọi sự bịa đặt, vu khống, đả kích…của kẻ xấu, nhịn mà không nhục, tâm trí vẫn bình thản tự tại, không phiền não, khổ đau, tức giận, hận thù…thì người đó chính là có Tâm Phật vậy.

Con người nếu rèn luyện theo giáo lý nhà Phật để “tâm bất biến giữa cuộc đời vạn biến” thì con đường đưa ta đến thế giới Tây Phương Cực Lạc sẽ chẳng còn bao xa.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật dạy rằng: “Người nào giữ được nhứt tâm bất loạn, trong một ngày đến bảy ngày, khi lâm chung giữ tâm không điên đảo, thì người đó được vãng sanh Tây Phương”.

Theo giáo lý nhà Phật, trong lòng nghĩ thế nào, miệng nói phải như vậy. Miệng nói tốt thì trong lòng cũng phải nghĩ tốt. Không được "nghĩ một đằng nói một nẻo", không nói xấu đặt điều, kẻo gây nghiệp ác cho bản thân.

Muốn tu theo đạo Phật phải tập Thiền, tu Thiền chính là để cho thân tâm được an lạc, thanh tịnh. Phải tu tập 4 tâm rộng lớn (trong kinh sách gọi là “tứ vô lượng tâm”) là từ bi hỷ xả để không còn tham sân si, không còn phiền não, không còn tranh chấp đố kỵ, cố chấp hơn thua…từ đó không còn tạo tội, tạo nghiệp.

Chỉ đến khi nào tứ vô lượng tâm tròn đầy, con người ta mới thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, thấy được thế giới Như Lai, đạt được cứu cánh Niết Bàn.

Vì thế Đức Phật Thích Ca cách nay hơn 2500 năm, tu Thiền bên gốc cây Bồ Đề, khi thành chính quả, đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Đức Phật nhận thấy “Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh, chúng sinh chẳng nhận thấy được, vì bị vô minh che lấp” (Kinh Đại Bát Niết Bàn).

Xã hội hiện đại với sự đan xen giữa thiện và ác, chữ tâm càng trở nên quan trọng. Con người ta phải sống có tâm, phải biết tu tâm theo lời Phật dạy, điều chỉnh cái tâm hướng về chân thiện mỹ.

Quy luật của cuộc sống và theo giáo lý nhà Phật là có nhân ắt sẽ có quả. Ai gieo nhân lành (làm điều thiện, việc thiện) ắt sẽ gặt được trái ngọt. Cho nên, phải sống lương thiện, tử tế, không làm hại ai, chỉ làm việc thiện nguyện.

Nếu con người ai cũng có tâm lành, tâm thiện, tâm Bồ Tát và ai ai cũng có ý thức nói điều hay, làm việc tốt và luôn tâm niệm là hôm nay mình phải làm được điều gì đó tốt đẹp cho gia đình và cộng đồng thì xã hội sẽ bớt đi hoặc không còn những hành vi phạm pháp, bạo lực, bất nhân nữa.

Mỗi con người sống trên đời, dù là ai, dù ở đâu, làm nghề gì nếu tu nhân, tích đức, sống tử tế và lương thiện thì đó chính là cách tu tâm dưỡng tính.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
1 0 13,044 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đi Xem Xiếc
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1664 07:59, 24/03/2022
1 1 12,980 0.0
Đi xem xiếc

"Cái phần cao quí nhất trong đời của một người tốt chính là những nghĩa cử nhỏ bé, không tên của anh ta mà mọi người đã quên đi"
William Wordsworth

Một lần khi được mười mấy tuổi, tôi theo cha đi coi xiếc. Rạp xiếc khá đông, tôi cùng cha đứng xếp hàng chờ đến lượt mình mua vé vào xem. Cuối ...
MUỐN LÀM NÊN NGHIỆP LỚN, TIÊN QUYẾT KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN MÀ PHẢI CÓ GAN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1663 07:53, 24/03/2022
0 1 15,828 0.0
MUỐN LÀM NÊN NGHIỆP LỚN, TIÊN QUYẾT KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN MÀ PHẢI CÓ GAN

(Bài viết rất hay, chạm đến lòng tự ái của bất kỳ ai!)

01- THOÁT NGHÈO TỪ ĐÂU?

Một bạn trẻ than thở, vì hồi đó nhà nghèo, không có tiền nên không đi học thêm tiếng Anh. Ra trường lương thấp nên không đủ tiền học tiếng Anh và cũng ...
TRƯỚC KHI DÙNG HẾT PHÚC THÌ SẼ XUẤT HIỆN 3 DẤU HIỆU NÀY
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1661 13:51, 23/03/2022
0 0 17,816 0.0
TRƯỚC KHI DÙNG HẾT PHÚC THÌ SẼ XUẤT HIỆN 3 DẤU HIỆU NÀY

Phúc và Đức là gì? Tại sao có những người xấu lại sống rất sung sướng dễ chịu, có những người tốt lại đoản mệnh?

Rất nhiều người cho rằng nhân quả rất huyền hoặc, họ nói: Tại sao có những người xấu lại sống rất sung sướng dễ chịu, ...
Bí quyết làm giàu
1653 10:26, 19/03/2022
0 0 16,311 0.0
1. Người ảnh hưởng mình nhiều nhất, không phải ba má, không phải thầy cô trên con đường học hành trong và ngoài nước, không phải 1 nhân vật trong cuốn sách nào, cũng không từ bất cứ người nào gặp ở trường đời. Mà đó là một người phụ nữ không biết chữ. Mình gọi là Dì Ba.
Dì Ba là chị họ của má. Dì ...
Cái được cái mất của người làm quan
1651 13:41, 18/03/2022
0 0 21,947 0.0
Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử, Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.
Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:
"Từ khi người ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì?
Khổng Miệt thưa: "Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!