/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch

674 10:58, 12/07/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch Tề Bạch Thạch trên bìa một cuốn tiểu sử ông
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một bộ tranh thủy mặc của danh họa Tề Bạch Thạch có tên gọi Thập nhị phong cảnh đồ, được ông sáng tác năm 1925 vừa lập kỷ lục thế giới khi được bán với giá 140,8 triệu USD vào ngày 17-12-2017 tại nhà đấu giá Poly ở Bắc Kinh.

Nếu không có gì thay đổi, đây là cái giá cao nhất từ trước tới nay được trả cho một bức tranh Trung Hoa, và Tề Bạch Thạch trở thành họa sĩ Trung Hoa đầu tiên gia nhập câu lạc bộ các tác giả có tranh cán mức giá 100 triệu USD ($100 Million Club).

Như tên gọi, Thập nhị phong cảnh đồ gồm 12 bức tranh riêng lẻ nhưng làm thành một bộ, thể hiện cảnh sắc nhiều địa phương, với hình ảnh núi non, làng mạc, cỏ cây và hoa lá – đặc trưng của tranh thủy mặc Trung Hoa. Trên mỗi bức tranh đều có một bài thơ vịnh cảnh, được tác giả viết bằng thư pháp. Tranh được vẽ với mực nho, màu nước trên giấy xuyến chỉ, tổng chiều dài của bộ tranh là 2m, chiều cao là 47cm.

Nhà đấu giá Poly Bắc Kinh cho biết chủ nhân mới của bức tranh là người Trung Quốc nhưng không tiết lộ danh tính của người mua; tuy nhiên quá trình ngã giá được Leon Wender, một chuyên gia về mỹ thuật Trung Quốc, người tham dự phiên đấu giá mô tả là “phát cuồng” và hoàn toàn qua điện thoại.

Còn theo Tân Hoa Xã, cuộc ngã giá Thập nhị phong cảnh đồ đã diễn ra chỉ trong 20 phút với 60 lần bỏ giá, giá khởi điểm là 450 triệu nhân dân tệ và giá chốt là 931,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 140,8 triệu USD).

Theo ông Triệu Hữu, giám đốc điều hành nhà đấu giá Poly, hầu như tất cả những người ngã giá đều đang quản lý các gallery tại Trung Quốc. Ông Triệu hy vọng thương vụ này một lần nữa sẽ có tác động tốt đến thị trường tác phẩm nghệ thuật bản xứ. Thông tin từ nhà Poly cho biết họa sư Tề Bạch Thạch đã tặng Thập nhị phong cảnh đồ cho một người bạn thân, cũng là một bác sĩ nổi tiếng ở Bắc Kinh và bộ tranh đã thuộc về một sưu tập tư nhân từ thập niên 1980.

Bộ tranh này đã được triển lãm hơn 20 lần ở Trung Quốc kể từ thập niên 1950 nhưng được bảo quản nghiêm ngặt và vẫn trong tình trạng “tuyệt hảo”. Tề Bạch Thạch còn vẽ một bộ Thập nhị phong cảnh đồ thứ hai, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Tam Hiệp ở thành phố Trùng Khánh.

Quê quán tại Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Tề Bạch Thạch (1864-1957) tên thật là Tề Thuần Chi. Nghệ danh của ông là do người thầy dạy vẽ sau này đặt bởi ông sinh ra ở vùng núi Bạch Thạch. Xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo khó, tuổi nhỏ lại bị đau ốm liên miên nên Tề Thuần Chi phải nghỉ học khi mới lên chín, ở nhà phụ giúp cha mẹ làm ruộng, chăn trâu, cắt cỏ và tự học chữ, lúc rảnh rỗi thì miệt mài vẽ.

Năm 14 tuổi, cậu thiếu niên Tề phải đi làm thợ mộc để kiếm sống, thế rồi những nét khắc trên gỗ tinh xảo và sáng tạo của cậu mau chóng được biết đến khắp vùng. Tự học vẽ từ thơ ấu nhưng đến năm 27 tuổi, Tề Thuần Chi đã bái sư với họa sĩ Hồ Thâm Viên (1847-1914), người đã hướng dẫn ông về hội họa, thơ văn, thư pháp, khắc triện.

Tề tiếp thu rất nhanh nhờ thông minh và siêng năng học tập. Năm 40 tuổi, ông dành ra bảy năm chỉ để chu du khắp đất nước, quan sát, ngắm nhìn những ngọn núi và những dòng sông đẹp nhất, kết bạn với nhiều người để mở rộng nhãn quan và từ đó các quan niệm về thẩm mỹ của ông cũng thay đổi nhiều.

Các tác phẩm thủy mặc của ông được giới nghệ thuật và công chúng tôn vinh. Từ một chú bé thợ mộc, đến tuổi trung niên Tề Bạch Thạch đã trở thành một bậc thầy hội họa và theo chuyên gia Leon Wender nhận định thì: “Tề Bạch Thạch có ảnh hưởng lớn nhất đối với tất cả họa sĩ Trung Quốc trong thế kỷ XX”.

Ở tuổi lục tuần, Tề Bạch Thạch định cư tại Bắc Kinh. Theo một lời khuyên của họa sĩ Trần Sư Tăng (1876-1933) cũng là bạn thân của ông, Tề Bạch Thạch đổi phong cách tạo hình kiểu công bút tỉ mỉ, vờn tỉa sang ý bút phóng khoáng, tự nhiên và định hình phong cách này cho tới cuối đời.

Ông được biết đến rộng rãi với các tác phẩm vẽ cây cỏ và muông thú, đặc biệt là tranh vẽ tôm của ông đã thành “thương hiệu”, nói đến ông là phải nói đến tranh vẽ tôm và không có họa sĩ nào vẽ tôm xuất thần như ông.

Tề Bạch Thạch không chỉ vẽ tranh tuyệt luân mà còn là bậc thầy thư pháp và khắc triện (để in lên tranh). Tiếng tăm ông vang dội đến mức trong thời kỳ của cái gọi là “Đại cách mạng văn hóa” tại Trung Quốc, đã có không ít tác phẩm mỹ thuật truyền thống bị hủy hoại nhưng tranh Tề Bạch Thạch vẫn được tôn trọng.

Ông còn được bầu vào Hội nghị đại biểu nhân dân Trung Quốc, được bầu là chủ tịch danh dự của Hội Họa sĩ nhân dân và được Bộ Văn hóa Trung Quốc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm ông tròn chín mươi tuổi.

Theo tạp chí kinh tế 1843 magazine xuất bản tại London, Tề Bạch Thạch được xếp thứ tư sau Pablo Picasso, Andy Warhol và Trương Đại Thiên (Zhang Daqian, 1899-1983) là bốn họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất trong một thập niên vừa qua. Kể từ năm 2006 đến 2017, Trương Đại Thiên và Tề Bạch Thạch mỗi người đều có tranh bán được hơn 1 tỉ USD tại các nhà đấu giá lớn.

Năm 2011, tranh bộ ba Đại bàng đậu trên cây thông được chốt với giá 65 triệu USD tại nhà đấu giá Guardian ở Bắc Kinh, thế nhưng có thông tin là người mua đã không thực sự trả số tiền khổng lồ này (đến nay bức tranh không còn được đưa trên mạng artnet chuyên thông tin về giá tranh).

Và vì vậy, tác phẩm cao giá nhất của ông trước khi Thập nhị phong cảnh đồ được bán đấu giá là một bức tranh thủy mặc được bán với giá 28 triệu USD vào tháng 12-2016 cũng tại nhà Poly.

Theo tờ Guardian (London), hơn 80% số tác phẩm mỹ thuật được giao dịch trên thị trường Trung Quốc năm 2016 là tranh thủy mặc và tranh thư pháp truyền thống. Nhưng theo một nghiên cứu của trang mạng artnet thì trong năm 2016 chỉ có 51% số người mua tranh qua các cuộc đấu giá tại Trung Quốc thực sự trả tiền để lấy tranh, năm 2015 con số này là 58%. Như vậy, hãy còn phải chờ xem tác phẩm Thập nhị phong cảnh đồ có thật sự bán được với giá trên 140 triệu USD hay cũng giống như trường hợp của bức Đại bàng đậu trên cây thông!

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch Tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch Đại bàng đậu trên cây thông được chốt giá 65 triệu USD nhưng người mua đã không trả tiền để lấy tranh
Những kỷ lục của Tề Bạch ThạchTranh phong cảnh và thư pháp
0 0 11,294 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Bức chân dung tự hoạ bị giấu kín 63 năm
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3398 15:51, 29/07/2024
1 0 2,249 0.0
Tròn 10 năm sau khi hoạ sĩ người Anh nổi tiếng thế kỷ 20, Norman Cornish qua đời, bức chân dung tự hoạ của ông được tìm thấy ở mặt sau của một tác phẩm nghệ thuật khác.

Nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm sắp tổ chức, chuyên gia bảo quản tại bảo tàng Anh tháo tấm gỗ ở mặt sau bức tranh của Norman Cornish (1919-2014). ...
Bộ tranh 12 tháng từng treo trong cung điện Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3391 11:22, 23/07/2024
0 0 1,977 0.0
Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan triển lãm tranh về 12 tháng, từng được treo trong cung điện thời vua Càn Long, Trung Quốc.

Theo The Paper, Thập nhị nguyệt nguyệt lệnh đồ được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc từ tháng 7 đến ngày 22/9. Bộ tranh tái hiện khung cảnh trong và ngoài cung đình từ tháng một âm lịch đến ...
BÌNH PHONG KHẢM TRIỀU NGUYỄN - NƠI ĐÔNG TÂY HỘI NGHỘ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3387 13:49, 18/07/2024
0 0 2,329 0.0
Chiếc bình phong khảm được làm năm 1877, cuối thế kỷ 19, thời Tự Đức thứ 30 với đề tài kiến trúc Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội

(Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn gọi tắt Nhà thờ Đức Bà)

Tổng kích thước với Chiều cao: 150cm, Chiều rộng: 60cm, cân nặng khoảng 30kg cùng ...
Cuộc đời thầm lặng của danh họa Dương Bích Liên
Team Uống Trà Thôi Dương Bích Liên
3379 09:59, 16/07/2024
0 0 396 0.0
Họa sĩ Dương Bích Liên của bộ tứ ''Nghiêm, Liên, Sáng, Phái'' nhiều lần từ chối Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm cho ông.

Danh họa sống không vợ con, ít bạn bè. Ông thân thiết hai họa sĩ Bùi Xuân Phái và Nguyễn Sáng. Trong căn nhà ở số 55 Bà Triệu, Hà Nội, đồ đạc của ông chỉ có một chiếc giường ...
Bức tranh bị Van Gogh ghét cay ghét đắng
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3372 07:42, 08/07/2024
3 0 2,551 0.0
Trong loạt thư viết cho em trai, Vincent Van Gogh mô tả 'Quán cà phê đêm' là một trong những bức tranh xấu nhất mà ông từng vẽ.

Họa sĩ ghét tất cả mọi thứ liên quan tới tranh: màu sắc, con người, bố cục và ánh sáng. Các chi tiết khiến ông phát điên. Vài tháng sau khi hoàn thành tác phẩm này, Van Gogh đã cắt tai mình. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!