/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch

674 10:58, 12/07/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch Tề Bạch Thạch trên bìa một cuốn tiểu sử ông
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Một bộ tranh thủy mặc của danh họa Tề Bạch Thạch có tên gọi Thập nhị phong cảnh đồ, được ông sáng tác năm 1925 vừa lập kỷ lục thế giới khi được bán với giá 140,8 triệu USD vào ngày 17-12-2017 tại nhà đấu giá Poly ở Bắc Kinh.

Nếu không có gì thay đổi, đây là cái giá cao nhất từ trước tới nay được trả cho một bức tranh Trung Hoa, và Tề Bạch Thạch trở thành họa sĩ Trung Hoa đầu tiên gia nhập câu lạc bộ các tác giả có tranh cán mức giá 100 triệu USD ($100 Million Club).

Như tên gọi, Thập nhị phong cảnh đồ gồm 12 bức tranh riêng lẻ nhưng làm thành một bộ, thể hiện cảnh sắc nhiều địa phương, với hình ảnh núi non, làng mạc, cỏ cây và hoa lá – đặc trưng của tranh thủy mặc Trung Hoa. Trên mỗi bức tranh đều có một bài thơ vịnh cảnh, được tác giả viết bằng thư pháp. Tranh được vẽ với mực nho, màu nước trên giấy xuyến chỉ, tổng chiều dài của bộ tranh là 2m, chiều cao là 47cm.

Nhà đấu giá Poly Bắc Kinh cho biết chủ nhân mới của bức tranh là người Trung Quốc nhưng không tiết lộ danh tính của người mua; tuy nhiên quá trình ngã giá được Leon Wender, một chuyên gia về mỹ thuật Trung Quốc, người tham dự phiên đấu giá mô tả là “phát cuồng” và hoàn toàn qua điện thoại.

Còn theo Tân Hoa Xã, cuộc ngã giá Thập nhị phong cảnh đồ đã diễn ra chỉ trong 20 phút với 60 lần bỏ giá, giá khởi điểm là 450 triệu nhân dân tệ và giá chốt là 931,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 140,8 triệu USD).

Theo ông Triệu Hữu, giám đốc điều hành nhà đấu giá Poly, hầu như tất cả những người ngã giá đều đang quản lý các gallery tại Trung Quốc. Ông Triệu hy vọng thương vụ này một lần nữa sẽ có tác động tốt đến thị trường tác phẩm nghệ thuật bản xứ. Thông tin từ nhà Poly cho biết họa sư Tề Bạch Thạch đã tặng Thập nhị phong cảnh đồ cho một người bạn thân, cũng là một bác sĩ nổi tiếng ở Bắc Kinh và bộ tranh đã thuộc về một sưu tập tư nhân từ thập niên 1980.

Bộ tranh này đã được triển lãm hơn 20 lần ở Trung Quốc kể từ thập niên 1950 nhưng được bảo quản nghiêm ngặt và vẫn trong tình trạng “tuyệt hảo”. Tề Bạch Thạch còn vẽ một bộ Thập nhị phong cảnh đồ thứ hai, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Tam Hiệp ở thành phố Trùng Khánh.

Quê quán tại Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Tề Bạch Thạch (1864-1957) tên thật là Tề Thuần Chi. Nghệ danh của ông là do người thầy dạy vẽ sau này đặt bởi ông sinh ra ở vùng núi Bạch Thạch. Xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo khó, tuổi nhỏ lại bị đau ốm liên miên nên Tề Thuần Chi phải nghỉ học khi mới lên chín, ở nhà phụ giúp cha mẹ làm ruộng, chăn trâu, cắt cỏ và tự học chữ, lúc rảnh rỗi thì miệt mài vẽ.

Năm 14 tuổi, cậu thiếu niên Tề phải đi làm thợ mộc để kiếm sống, thế rồi những nét khắc trên gỗ tinh xảo và sáng tạo của cậu mau chóng được biết đến khắp vùng. Tự học vẽ từ thơ ấu nhưng đến năm 27 tuổi, Tề Thuần Chi đã bái sư với họa sĩ Hồ Thâm Viên (1847-1914), người đã hướng dẫn ông về hội họa, thơ văn, thư pháp, khắc triện.

Tề tiếp thu rất nhanh nhờ thông minh và siêng năng học tập. Năm 40 tuổi, ông dành ra bảy năm chỉ để chu du khắp đất nước, quan sát, ngắm nhìn những ngọn núi và những dòng sông đẹp nhất, kết bạn với nhiều người để mở rộng nhãn quan và từ đó các quan niệm về thẩm mỹ của ông cũng thay đổi nhiều.

Các tác phẩm thủy mặc của ông được giới nghệ thuật và công chúng tôn vinh. Từ một chú bé thợ mộc, đến tuổi trung niên Tề Bạch Thạch đã trở thành một bậc thầy hội họa và theo chuyên gia Leon Wender nhận định thì: “Tề Bạch Thạch có ảnh hưởng lớn nhất đối với tất cả họa sĩ Trung Quốc trong thế kỷ XX”.

Ở tuổi lục tuần, Tề Bạch Thạch định cư tại Bắc Kinh. Theo một lời khuyên của họa sĩ Trần Sư Tăng (1876-1933) cũng là bạn thân của ông, Tề Bạch Thạch đổi phong cách tạo hình kiểu công bút tỉ mỉ, vờn tỉa sang ý bút phóng khoáng, tự nhiên và định hình phong cách này cho tới cuối đời.

Ông được biết đến rộng rãi với các tác phẩm vẽ cây cỏ và muông thú, đặc biệt là tranh vẽ tôm của ông đã thành “thương hiệu”, nói đến ông là phải nói đến tranh vẽ tôm và không có họa sĩ nào vẽ tôm xuất thần như ông.

Tề Bạch Thạch không chỉ vẽ tranh tuyệt luân mà còn là bậc thầy thư pháp và khắc triện (để in lên tranh). Tiếng tăm ông vang dội đến mức trong thời kỳ của cái gọi là “Đại cách mạng văn hóa” tại Trung Quốc, đã có không ít tác phẩm mỹ thuật truyền thống bị hủy hoại nhưng tranh Tề Bạch Thạch vẫn được tôn trọng.

Ông còn được bầu vào Hội nghị đại biểu nhân dân Trung Quốc, được bầu là chủ tịch danh dự của Hội Họa sĩ nhân dân và được Bộ Văn hóa Trung Quốc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm ông tròn chín mươi tuổi.

Theo tạp chí kinh tế 1843 magazine xuất bản tại London, Tề Bạch Thạch được xếp thứ tư sau Pablo Picasso, Andy Warhol và Trương Đại Thiên (Zhang Daqian, 1899-1983) là bốn họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất trong một thập niên vừa qua. Kể từ năm 2006 đến 2017, Trương Đại Thiên và Tề Bạch Thạch mỗi người đều có tranh bán được hơn 1 tỉ USD tại các nhà đấu giá lớn.

Năm 2011, tranh bộ ba Đại bàng đậu trên cây thông được chốt với giá 65 triệu USD tại nhà đấu giá Guardian ở Bắc Kinh, thế nhưng có thông tin là người mua đã không thực sự trả số tiền khổng lồ này (đến nay bức tranh không còn được đưa trên mạng artnet chuyên thông tin về giá tranh).

Và vì vậy, tác phẩm cao giá nhất của ông trước khi Thập nhị phong cảnh đồ được bán đấu giá là một bức tranh thủy mặc được bán với giá 28 triệu USD vào tháng 12-2016 cũng tại nhà Poly.

Theo tờ Guardian (London), hơn 80% số tác phẩm mỹ thuật được giao dịch trên thị trường Trung Quốc năm 2016 là tranh thủy mặc và tranh thư pháp truyền thống. Nhưng theo một nghiên cứu của trang mạng artnet thì trong năm 2016 chỉ có 51% số người mua tranh qua các cuộc đấu giá tại Trung Quốc thực sự trả tiền để lấy tranh, năm 2015 con số này là 58%. Như vậy, hãy còn phải chờ xem tác phẩm Thập nhị phong cảnh đồ có thật sự bán được với giá trên 140 triệu USD hay cũng giống như trường hợp của bức Đại bàng đậu trên cây thông!

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch Tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch
Những kỷ lục của Tề Bạch Thạch Đại bàng đậu trên cây thông được chốt giá 65 triệu USD nhưng người mua đã không trả tiền để lấy tranh
Những kỷ lục của Tề Bạch ThạchTranh phong cảnh và thư pháp
0 0 10,893 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Các bức tranh về phụ nữ Việt Nam lập kỷ lục trên sàn đấu giá quốc tế
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1299 09:00, 21/10/2021
0 0 5,681 0.0
Không hẹn mà thành, các bức tranh lập kỷ lục của hội họa Việt Nam trên sàn đấu giá quốc tế đều là các tác phẩm vẽ về phụ nữ Việt Nam, do các họa sĩ nổi tiếng thực hiện. Điều đó nói lên rằng, đây là một đề tài đắt giá của mỹ thuật Việt và đang được các thế hệ nghệ sĩ tiếp nối.

Uống Trà ...
Nhớ về nông thôn Việt Nam qua tranh của các họa sĩ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1291 09:17, 19/10/2021
0 0 7,661 0.0
Các họa sĩ như Trần Văn Cẩn, Lưu Công Nhân, Thục Phi, Nguyễn Phan Chánh.... đã vẽ nhiều tác phẩm về nông thôn Việt Nam cách đây vài thập kỷ. Đó là một vẻ đẹp xưa cũ nhưng thân thương, nhung nhớ, gợi lại trong mỗi người ký ức về làng quê với lũy tre xanh, con bò nằm nhẩn nha gặm cỏ....

Uống Trà Thôi
Theo ...
Team Uống Trà Thôi BÙI XUÂN PHÁI
1279 09:57, 15/10/2021
0 0 2,337 0.0
Nếu có một thống kê cụ thể, có lẽ Bùi Xuân Phái là họa sĩ gắn liền với kỷ lục buồn của hội họa Việt. Ông chính là người có tranh bị làm giả, làm nhái nhiều nhất hiện nay.

Trong bộ tứ kiệt xuất thứ hai của mỹ thuật Việt là "Sáng-Liên-Nghiêm-Phái ", tức Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm ...
3 tác phẩm Việt dự triển lãm châu Á - Thái Bình Dương
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1275 08:53, 13/10/2021
0 0 5,852 0.0
Ba tác phẩm gồm một tranh lụa với tuyên ngôn về tính nữ, hai bức sơn mài mang thông điệp về chất liệu truyền thống và một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt.

Ba tác phẩm của 3 tác giả đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam vừa được chính thức góp mặt tại triển lãm nghệ thuật châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Triennial ...
Chiếu tia X, phát hiện
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
1264 09:05, 11/10/2021
0 0 5,374 0.0
Các nhà khoa học Anh đã dùng tia X, trí tuệ nhân tạo (AI) và kỹ thuật in 3D để tái tạo lại người phụ nữ khỏa thân bí ẩn - một "báu vật thất lạc" 120 năm được Picasso giấu dưới bức tranh nổi tiếng khác.

Theo The Telegraph, nghiên cứu đến từ University College London (UCL - thuộc Đại học London, Anh) đã đem bức ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!