/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Mối nguy hại khi uống trà không đúng cách

713 16:23, 15/07/2021
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT

( từ)

Mối nguy hại khi uống trà không đúng cách
Trà được biết đến là thảo dược thiên nhiên có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Vì vậy, theo các chuyên gia, khi uống trà cần tránh những vấn đề dưới đây:

Đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao:

Khi đó, chất tanin trong trà bị hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời vitamin C, cũng như các dưỡng chất khác bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe. Nước pha trà chỉ nên khoảng 80 độ C. Nhiều người có sở thích uống một chén trà nóng, mà không biết rằng nhiệt độ quá cao của trà có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản. Ngược lại, bạn không nên để trà đã nguội lạnh rồi mới uống, dễ gây lạnh bụng.

Uống trà đặc:

Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Trà đặc giàu caffeine còn gây đau đầu và mất ngủ.

Uống trà lúc đói:

Sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị.

Uống trà trước và ngay sau bữa ăn:

Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. Lý do này mà trước và sau bữa ăn 20-30 phút không nên uống trà.

Uống nước trà để lâu:

Để lâu, lượng caffeine và tanin trong nước trà tăng lên, tác dụng kích thích cao, gây khó chịu và không tốt với người bị bệnh gout và bệnh tăng acid uric. Trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.

Dùng nước trà để uống thuốc:

Trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất tannin khi kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu. Khi uống nước trà phải cách xa giờ uống thuốc có sắt, có alcaloid (như mã tiền, cà độc dược...), có aspirin, ibuprofen, warfarin, paracetamol, phenylpropanolamin, ephedrin, phenytoin, methotrexat. acid folic, nadolol.

Nhai và nuốt lá trà:

Trong trà có một chất không tan trong nước, nhưng ở nhiệt độ cao sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene, vì thế nếu nhai nuốt trực tiếp sẽ gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

Uống trà cùng với thuốc an thần:

Thuốc an thần có tác dụng an thần kinh, trong khi chất caffeine trong trà lại gây hưng phấn trung khu thần kinh, vì thế, nếu uống trà cùng lúc với thuốc an thần sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

Uống trà khi bị sốt:

Trong trà có một chất gọi là muối chè dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Uống nhiều trà khi mang thai và cho con bú:

Chất caffeine sẽ kích thích quá mức não bộ còn rất non nớt của thai nhi và trẻ nhỏ. Hơn thế, một số chất trong trà sẽ giảm sinh sữa.

Không phải ai cũng hợp uống trà. Với những người mắc các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón... trà không phải là một sự lựa chọn phù hợp. Như các bệnh nhân cao huyết áp, chất cafein trong trà sẽ kích thích tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm.

Đặc biệt chú ý:

Trà làm tăng chuyển hóa vitamin B1 thành thiaminpyrophosphat gây thiếu thiamin. Do đó người uống nhiều trà hằng ngày cần bổ sung mỗi ngày 10 mg vitamin B1 vào trước khi ngủ tối.

Uống Trà Thôi
(Theo Tạp Chí Kinh Tế)
3 0 5,394 9.6
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đệ nhất danh trà Thái Nguyên
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3277 10:36, 26/04/2024
1 0 55 0.0
Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản phẩm trà thơm ngon nức tiếng là Thái Nguyên, với thương hiệu trà đã vang danh ở cả trong và ngoài nước.
Địa hình của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam, do đó, chè thường trồng ở độ cao khoảng 300 - 1000 mét so với nước ...
Cửu Đạo Trà - Bí Quyết Thưởng Thức Trà Đầy Tinh Tế
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3271 09:23, 22/04/2024
5 0 261 0.0
Trà đạo từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Pha trà và thưởng trà không chỉ đơn thuần là để giải khát, mà còn là một nghệ thuật, một cách để thư giãn tinh thần và kết nối con người. Cửu đạo trà, hay còn gọi là 9 bước tinh hoa thưởng thức trà, là một quy tắc ...
Trà Gấu trúc – Trà “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3266 10:16, 18/04/2024
2 0 359 0.0
Không phải Đại Hồng Bào hay Long Đỉnh... loại trà “độc nhất vô nhị” của Trung Quốc khiến nhiều người tò mò lại là trà Gấu trúc. Đây là loại trà được trồng từ phân gấu trúc, nửa cân chè loại sau chế biến có giá 200.000 nhân dân tệ (khoảng 35.000 USD), với trà hái đợt đầu tiên.

Trà Gấu trúc (hùng miêu ...
Cổ nhân dạy “Nhân sinh như 3 chén trà”: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình nhưng lại nhạt như gió thoảng
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3262 09:00, 15/04/2024
5 0 414 0.0
Người xưa ví von nhân sinh giống như 3 đạo trà: Đạo thứ nhất đắng khổ tựa như cuộc đời, đạo thứ hai ngọt ngào tựa ái tính trong khi đạo thứ ba lại nhạt như gió thoảng. Những ai yêu trà, biết thưởng trà, họ sẽ không coi trà đơn thuần là một thức uống mà coi nó như biểu hiện của bách thái nhân sinh, với ...
Chuyện của trà (Kỳ 6): Có gì hấp dẫn ở những cuộc “đấu trà”?
Team Uống Trà Thôi BÀI VIẾT
3256 09:14, 11/04/2024
3 0 546 0.0
Người Trung Quốc không chỉ yêu thích uống trà mà để nâng cao chất lượng của trà, họ còn sáng tạo ra một trò chơi nghệ thuật gọi là “đấu trà” hay “mính chiến” rất kỳ thú từ triều đại nhà Tống. Nghệ thuật “đấu trà” của Trung Quốc đã được lưu giữ, phát triển và du nhập sang nước láng giềng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!