/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Người không vì mình, trời tru đất diệt

753 12:23, 21/07/2021

( từ)

Người không vì mình, trời tru đất diệt
“Người không vì mình, trời tru đất diệt”, câu nói này xuất xứ từ kinh Phật. Điều này nghe thì vô lí, bởi chẳng lẽ kinh Phật lại dạy con người sống chỉ “vì mình”, sống ích kỷ, tư lợi sao?
Từ trước tới giờ, tôi vẫn luôn nghĩ câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt” có nghĩa là: Một người nếu như không biết vì mình mà mưu lợi, mưu quyền, mưu sắc… thì sẽ bị trời đất trách cứ, trừng phạt, sẽ thua thiệt so với người khác. Cho nên, ở nơi làm việc, tôi luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết, cho dù có phải tổn hại một chút đến người khác để đảm bảo quyền lợi của mình thì tôi cũng làm, bởi vì tôi cho rằng việc làm của mình là phù hợp với đạo lý “người không vì mình, trời tru đất diệt” này.

Vì vậy, hôm tôi nghe thấy cậu bạn của mình nói: “Người không vì mình trời tru đất diệt”, thì bản năng trong tôi nghĩ rằng: “Cậu này cũng là một người hiểu đạo lý, cũng biết nghĩ đến lợi ích thiết thực của bản thân!”

Phật không dạy sai, chỉ có người hiểu sai.
Nhưng, tôi rất bất ngờ khi nghe cậu ấy giải thích cặn kẽ câu này như sau: “Người không vì mình, trời tru đất diệt” là câu nói có xuất xứ từ “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”. Trong tập 24 của kinh có viết câu: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”. (Người sống vì mình là đạo lý hiển nhiên, người không vì mình trời tru đất diệt). Và trong đó ý nói rằng: Không sát sinh, không ăn trộm ăn cắp, không tà dâm, không nói dối, không hai lời, không khinh ngữ, không ác khẩu, không tham lam, không oán hận, không tà kiến thì mới là “vì mình”.

“Không vì mình” thì sẽ tạo ra hậu quả xấu, “không vì mình” thì sẽ tạo thành tai họa, và chỉ có “vì mình” (tức là không làm những điều trên) thì mới không bị trời tru đất diệt. Trong câu: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, từ “vì mình” có ý là yêu cầu “mình” tuân theo phép tắc đạo đức chứ không phải có ý nghĩa giống với từ “vì mình” mà chúng ta thường nghĩ.

Do đó, có thể thấy theo ý chỉ của Phật thì người “vì mình” là người không màng danh lợi, siêu thoát khỏi ngoại vật… Hiển nhiên, “người không vì mình, trời tru đất diệt” mà chúng ta bình thường lý giải là có nghĩa hoàn toàn đối lập với ý nghĩa của câu này trong kinh Phật.

"Vì mình" nghĩa là siêu thoát khỏi cám dỗ vật chất, không tư lợi.
Ví như chúng ta thường hiểu: Người kinh doanh, vì mình mà mưu lợi thì phải sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền để tạo ra sản phẩm cho dù những nguyên liệu đó gây hại cho sức khỏe của con người. Hay, nhân viên vì mình mà khôn khéo, lừa lọc người khác để được chức vị cao… Và ai không làm giống như vậy thì sẽ bị cho là "Tại anh ngu".

Những điều này trên bề mặt xem ra là “vì mình” nhưng kỳ thực lại đang là hại mình đấy! Quả thực, có nhiều người chúng ta vẫn thường hiểu sai về ý nghĩa của câu nói này, thậm chí còn vin theo cách hiểu sai để làm những điều không đúng đắn. Hy vọng, mọi người sau khi đọc xong có thể đối chiếu xem cách hiểu của mình đã đúng chưa để cải biến cho phù hợp!

Từ nay về sau, mỗi khi có ý định giở trò tiểu nhân với người khác, thì đừng bao giờ ngụy biện bằng câu "Người không vì mình, trời tru đất diệt" nữa.

Sưu tầm
3 0 16,270 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

KHÔNG PHẢI CỨ NHÀ CAO CỬA RỘNG LÀ TỐT
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3293 08:00, 11/05/2024
0 0 4,886 0.0
Theo quan niệm trong phong thủy, nhà rộng mà ít người ở thì ngôi nhà đó được xem là không cát lợi, điều này là có nguyên nhân của nó. Thân thể con người, ở bên ngoài có tồn tại một từ trường mà mắt thịt của chúng ta không nhìn thấy được, loại từ trường này giống như vầng hào quang có thể chụp ...
LÝ TRÁT TẶNG KIẾM
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3291 13:00, 10/05/2024
0 0 5,679 0.0
Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Lý Trát. Lý Trát phải đại diện cho nước Ngô đi sứ đến nước Lỗ. Đây thuộc về công việc ngoại giao. Trên đường đi sứ, khi ông qua nước Từ, quân vương của nước Từ mời ông dùng cơm. Trong lúc ăn cơm, quân vương cứ luôn nhìn ngắm cây bảo kiếm mà Lý Trái đeo ...
ƠN NGHĨA THẦY TRÒ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3290 13:00, 09/05/2024
0 0 4,651 0.0
Thời nhà Minh có một vị trung thần tên là Tả Trung Nghị, ngài Tả Trung Nghị đảm nhiệm chức quan chủ giám khảo các học trò từ khắp nơi muốn tham gia kỳ thi tiến sỹ. Tả Trung Nghị từng thời khắc luôn nghĩ phải tìm ra và giữ được hiền tài cho nước nhà, cho nên vào đêm trước kỳ thi ông liền cải trang vi ...
TĂNG SÂM DẠY VỢ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3289 13:00, 07/05/2024
1 0 5,187 0.0
Vào thời Xuân Thu có một câu chuyện:Vợ của Tăng Sâm một lần đi chợ mua thức ăn, con của cô khóc lóc đòi đi theo. Vợ ông liền nói với con: “Con đừng khóc, con không được đi với mẹ, khi về mẽ sẽ giết lợn cho con ăn nhé”. Con trai cô liền nín khóc, và cũng không đòi theo nữa. Khi vợ của ông từ chợ trở ...
TÌM BÌNH AN CHO HIỆN TẠI
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
3286 08:00, 06/05/2024
2 0 5,390 0.0
Dù giàu có và quyền lực bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu không sống hôm nay, thì bạn không cảm nhận được giá trị của cuộc đời. Chuyện xưa kể rằng, có một vị vua ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc của mình, về kho báu và đặc biệt về ngai vàng của mình. Ông không tìm thấy bình an trong cuộc sống; ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!