/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Người không vì mình, trời tru đất diệt

753 12:23, 21/07/2021

( từ)

Người không vì mình, trời tru đất diệt
“Người không vì mình, trời tru đất diệt”, câu nói này xuất xứ từ kinh Phật. Điều này nghe thì vô lí, bởi chẳng lẽ kinh Phật lại dạy con người sống chỉ “vì mình”, sống ích kỷ, tư lợi sao?
Từ trước tới giờ, tôi vẫn luôn nghĩ câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt” có nghĩa là: Một người nếu như không biết vì mình mà mưu lợi, mưu quyền, mưu sắc… thì sẽ bị trời đất trách cứ, trừng phạt, sẽ thua thiệt so với người khác. Cho nên, ở nơi làm việc, tôi luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết, cho dù có phải tổn hại một chút đến người khác để đảm bảo quyền lợi của mình thì tôi cũng làm, bởi vì tôi cho rằng việc làm của mình là phù hợp với đạo lý “người không vì mình, trời tru đất diệt” này.

Vì vậy, hôm tôi nghe thấy cậu bạn của mình nói: “Người không vì mình trời tru đất diệt”, thì bản năng trong tôi nghĩ rằng: “Cậu này cũng là một người hiểu đạo lý, cũng biết nghĩ đến lợi ích thiết thực của bản thân!”

Phật không dạy sai, chỉ có người hiểu sai.
Nhưng, tôi rất bất ngờ khi nghe cậu ấy giải thích cặn kẽ câu này như sau: “Người không vì mình, trời tru đất diệt” là câu nói có xuất xứ từ “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”. Trong tập 24 của kinh có viết câu: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”. (Người sống vì mình là đạo lý hiển nhiên, người không vì mình trời tru đất diệt). Và trong đó ý nói rằng: Không sát sinh, không ăn trộm ăn cắp, không tà dâm, không nói dối, không hai lời, không khinh ngữ, không ác khẩu, không tham lam, không oán hận, không tà kiến thì mới là “vì mình”.

“Không vì mình” thì sẽ tạo ra hậu quả xấu, “không vì mình” thì sẽ tạo thành tai họa, và chỉ có “vì mình” (tức là không làm những điều trên) thì mới không bị trời tru đất diệt. Trong câu: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, từ “vì mình” có ý là yêu cầu “mình” tuân theo phép tắc đạo đức chứ không phải có ý nghĩa giống với từ “vì mình” mà chúng ta thường nghĩ.

Do đó, có thể thấy theo ý chỉ của Phật thì người “vì mình” là người không màng danh lợi, siêu thoát khỏi ngoại vật… Hiển nhiên, “người không vì mình, trời tru đất diệt” mà chúng ta bình thường lý giải là có nghĩa hoàn toàn đối lập với ý nghĩa của câu này trong kinh Phật.

"Vì mình" nghĩa là siêu thoát khỏi cám dỗ vật chất, không tư lợi.
Ví như chúng ta thường hiểu: Người kinh doanh, vì mình mà mưu lợi thì phải sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền để tạo ra sản phẩm cho dù những nguyên liệu đó gây hại cho sức khỏe của con người. Hay, nhân viên vì mình mà khôn khéo, lừa lọc người khác để được chức vị cao… Và ai không làm giống như vậy thì sẽ bị cho là "Tại anh ngu".

Những điều này trên bề mặt xem ra là “vì mình” nhưng kỳ thực lại đang là hại mình đấy! Quả thực, có nhiều người chúng ta vẫn thường hiểu sai về ý nghĩa của câu nói này, thậm chí còn vin theo cách hiểu sai để làm những điều không đúng đắn. Hy vọng, mọi người sau khi đọc xong có thể đối chiếu xem cách hiểu của mình đã đúng chưa để cải biến cho phù hợp!

Từ nay về sau, mỗi khi có ý định giở trò tiểu nhân với người khác, thì đừng bao giờ ngụy biện bằng câu "Người không vì mình, trời tru đất diệt" nữa.

Sưu tầm
3 0 16,611 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Muốn sống thọ, phải tiết chế cơn nóng giận
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2263 12:56, 03/11/2022
0 0 11,125 0.0
Câu chuyện cuộc sống dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra: Nếu muốn cuộc sống kéo dài, ngay từ hôm nay hãy tiết chế cơn giận, thay đổi quan niệm sống, cải biến tập quán sinh hoạt không tốt, tu thân dưỡng tính.

Có một vị phu nhân, thường vì những chuyện vặt vãnh mà sinh nóng giận. Có một ngày bà đi tìm một vị ...
HẸN ƯỚC VỚI BÌNH AN
2261 16:04, 02/11/2022
1 0 11,910 0.0
Hoàn mỹ của một con người không phải bên ngoài mà chính trong lòng bạn. Khi bạn có đủ thương yêu, có đủ bao dung thì ai cũng hoàn mỹ, còn như bạn thiếu điều đó thì tâm thức bạn nặng nề nhìn ai bạn cũng thấy họ khiếm khuyết.
(Trúc Từ- Hẹn Ước Với Bình An -29)
Huyền Không trích
Ba chú cá của Trang Tử: Ba cảnh giới nhân sinh
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2259 16:47, 01/11/2022
1 0 20,012 8.0
Trang Tử có lẽ là một triết gia “thích cá” nhất trong lịch sử. Có câu rằng: “Cho người con cá không bằng cho người chiếc cần câu”. Nhưng Trang Tử đã dùng câu chuyện về ba chú cá để thể hiện trí huệ mà mình đã lĩnh ngộ được. Hiểu được những điều này, con người có thể sống tự do tự tại hơn.

Cá ...
Lúc cha mẹ cho con thứ gì con đềᴜ nở nụ cười, lúc con cái cho cha mẹ thứ gì thì cha mẹ khóc
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2258 14:23, 01/11/2022
0 0 13,275 0.0
Lúc cha mẹ cho con thứ gì con đềᴜ nở nụ cười, lúc con cái cho cha mẹ thứ gì thì cha mẹ khóc

Cả đời này, người có thể làm cho chᴜ́ng ta mọi thứ mà không cầᴜ báo đáp chỉ có cha mẹ, vậy nên, dᴜ̀ thế nào cᴜ̃ng đừng phàn nàn họ, hãy thông cảm cho họ, qᴜan tâm tới họ.

Đi khắp thế ...
KHOẢNG CÁCH LỚN NHẤT GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2254 09:33, 30/10/2022
0 0 12,631 10.0
KHOẢNG CÁCH LỚN NHẤT GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI?

Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua trao cho ba người hầu của mình mỗi người 1 thỏi bạc và dặn họ hãy lấy bạc để đi làm ăn.

Người hầu thứ nhất với tầm nhìn xa và sự đầu tư táo bạo đã kiếm được 10 thỏi bạc từ 1 thỏi bạc ban đầu, nhà vua hài lòng, ban ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!