/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

'Giải mã' nguyên do khiến bức tranh Việt đạt giá kỷ lục 3,1 triệu USD

764 11:29, 22/07/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

'Giải mã' nguyên do khiến bức tranh Việt đạt giá kỷ lục 3,1 triệu USDBức 'Chân dung cô Phượng' của họa sỹ Mai Trung Thứ được bán với giá hơn 24 triệu HKD, tương đương 3,1 triệu USD trên trang Sothebys.com. (Ảnh chụp màn hình)
Danh tiếng của họa sĩ, độ hiếm, giá trị nghệ thuật... được cho là nguyên nhân khiến bức tranh của một họa sĩ Việt Nam có giá bán cao kỷ lục: 3,1 triệu USD.

Bức 'Chân dung cô Phượng' của họa sĩ Mai Trung Thứ được bán với giá hơn 24 triệu HKD, tương đương 3,1 triệu USD trên trang Sothebys.com. (Ảnh chụp màn hình)

Tối 18.4.2021, bức tranh “Chân dung cô Phượng” của cố họa sĩ Mai Trung Thứ được gõ búa ở mức 3,1 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong (Trung Quốc) đã làm xôn xao giới hội họa tại Việt Nam. Đây là mức giá công khai cao nhất từ trước đến nay đối với một bức tranh của tác giả người Việt.

Nói về mức giá cao kỷ lục và ấn tượng của tác phẩm “Chân dung cô Phượng,” giới chuyên môn cho rằng các nguyên nhân nằm ở: Danh tiếng của họa sĩ Mai Trung Thứ, khả năng bị làm giả thấp, giá trị nghệ thuật cao.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Phong, nguyên trưởng ban Mỹ thuật cổ, Viện Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, danh họa càng có tiếng thì tác phẩm càng được giá. Nhiều tác giả có tranh đẹp, tốt về mặt kỹ thuật, bút pháp thì không bán được giá cao như vậy.

Đồng tình, nhà văn, họa sĩ Nguyễn Trương Quý cho rằng tranh càng hiếm, càng ít có khả năng bị làm giả thì giá bán càng cao. Những tên tuổi như Mai Trung Thứ, Lê Phổ... đều là các họa sỹ đời đầu của Đại học Mỹ thuật Việt Nam, lại sống ở Pháp nên nguồn gốc xuất xứ tranh của họ đều khá đảm bảo.

Ngược lại, các họa sĩ Việt Nam thường bị thất lạc tranh hoặc bị chép tranh, làm giả nhiều nên khó có thể có giá bán cao. Bùi Xuân Phái - danh họa có tranh bị làm giả bậc nhất nhì tại Việt Nam – là một trường hợp như thế. Thị trường tranh của Bùi Xuân Phái tại Việt Nam từng rất sôi động nhưng cũng nhanh chóng bị nguội đi vì tranh giả quá nhiều, nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Phong nhận định.

Họa sĩ Nguyễn Trương Quý nhận xét tính riêng biệt, đặc sắc và đậm chất Việt Nam có thể là lý do khiến nhiều người yêu thích và muốn mua tranh bằng được. Theo ông, bức tranh thể hiện đầy đủ bút pháp đỉnh cao của chính Mai Trung Thứ và thời đại của ông.

Cụ thể, bức tranh này thuộc vào giai đoạn đầu của cố họa sĩ khi tranh vẽ của ông khá cẩn trọng về hình khối, không “vờn khối” hay đánh bóng quá mức theo kiểu tả thực, mà nghiêng về hướng gợi hình nhiều hơn, màu sắc gợi sự tinh tế, mềm mại, thanh nhã và nhẹ nhàng của giới quý tộc thời đó. Về sau này, người trong tranh của ông thường bị kéo dài ra, gợi vẻ lả lướt, yểu điểu và có phần cổ tích hơn, nhà văn cho biết.

Cũng theo họa sĩ Trương Quý, bức “Chân dung cô Phượng” đã thành công khi ghi lại vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông thời đó - hình tượng truyền thống và quen thuộc của mỹ thuật Việt Nam thời Pháp thuộc. Những bức tranh vẽ phụ nữ đẹp vẫn là những tác phẩm thành công nhất của hội họa Việt Nam, như "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, "Thiếu nữ bên hoa sen" của Nguyễn Sáng, "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn...

"Chân dung cô Phượng" là tác phẩm được họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ năm 1930. Chủ đề phổ biến trong tranh của ông là phụ nữ, trẻ em và cuộc sống thường ngày trên chất liệu tranh lụa, sơn dầu.

Theo thông tin trên website của nhà đấu giá Sotheby, cô Phượng trong tranh là một cô gái trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu của Hà Nội xưa, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và duyên dáng. Có thông tin cho rằng cô Phương và Mai Trung Thứ từng yêu nhau nhưng vì cản trở giai cấp mà không thể tiếp tục.

Cuối ngày 19/4, bên cạnh bức "Chân dung cô Phượng," các tác phẩm của ba quái kiệt Phổ-Lựu-Đàm, Bùi Xuân Phái, Tôn Thất Đào... cũng đã được bán trên Sotheby's Hong Kong với các mức từ 35.000 USD đến hơn 1 triệu USD. Trước đây, kỷ lục tranh Việt Nam được bán đấu giá cao nhất là 1,9 triệu USD, thuộc về bức "Khỏa thân" của Lê Phổ.

Uống trà thôi
(Theo báo văn hóa)
'Giải mã' nguyên do khiến bức tranh Việt đạt giá kỷ lục 3,1 triệu USDToàn bộ bức tranh. (Ảnh: Sothebys.com)
'Giải mã' nguyên do khiến bức tranh Việt đạt giá kỷ lục 3,1 triệu USDCác tác phẩm 'Em Thúy,' 'Thiếu nữ bên hoa sen,' 'Thiếu nữ bên hoa huệ.' (Ảnh: Tổng hợp)
1 0 5,305 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hành trình 100 năm kiến tạo mỹ thuật Việt
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3223 09:27, 15/03/2024
5 0 2,209 0.0
Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam), giới nghệ thuật trong và ngoài nước tổ chức nhiều sự kiện.

Sau 100 năm kể từ ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, hội họa Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng vững chắc của hội họa phương Tây kết ...
Nhành hoa hé lộ mối nguy của người mẫu trong bức tranh ‘Tháng sáu cháy bỏng’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3217 08:55, 11/03/2024
1 0 2,359 0.0
Người mẫu nằm ngủ trưa ngỡ đang được thư giãn nhưng họa sĩ Frederic Leighton dường như gửi gắm một cảnh báo ngầm phía sau.

Khi Frederic Leighton trưng bày bức Tháng sáu cháy bỏng vào năm 1895 tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh ở London, các nhà phê bình đánh giá đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của ...
Kinh thành nhà Thanh dưới thời Càn Long
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3211 09:38, 07/03/2024
0 0 2,123 0.0
Tranh của họa sĩ cung đình ghi lại cảnh Càn Long thỉnh an mẫu hậu, đại thần vào cung, phố mua sắm.

Bức "Kinh sư sinh xuân thi ý" (Ý thơ ở kinh thành khi xuân tới) của Từ Dương hiện được triển lãm tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Tranh lụa hoàn thành mùa xuân năm 1767, chiều dọc 256 cm, chiều ngang 233 cm. Theo DPM, tác ...
Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3206 08:56, 04/03/2024
0 0 2,188 0.0
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.

Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt ...
Lý giải dòng chữ kỳ quặc trong bức tranh ‘Tiếng thét’ nổi tiếng toàn cầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3203 09:44, 29/02/2024
0 0 2,268 0.0
Ở góc trên bên trái của bức tranh ‘Tiếng thét’ do Edvard Munch sáng tác là dòng chữ “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!”.

Bức tranh Tiếng thét năm 1893 của Edvard Munch đã có tác động lớn đến văn hóa đại chúng, từng gợi cảm hứng cho các bộ phim như Ở nhà một mình hay Tiếng thét.

Đây vẫn là một trong những ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!