/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Không nhường ghế cho người già?

767 15:12, 22/07/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Không nhường ghế cho người già?
Không nhường ghế cho người già?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Nhật Bản là một trong những đất nước văn minh, lịch sự nhất thế giới nhưng ở đây có những nguyên tắc khác với chuẩn mực đạo đức chung.

Ở Việt Nam ta, khi sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, thì một trong những nguyên tắc căn bản bạn cần nhớ là: nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và người tàn tật. Nhưng người dân Nhật Bản thì khác, họ không có thói quen nhường chỗ trên tàu điện ngầm.

Quả thực, lúc vừa tới Nhật Bản, vấn đề này khiến tôi băn khoăn, nhưng khi ở Nhật Bản hơn mười năm, tôi phát hiện ra việc nhường ghế ngồi của người Nhật không phải là “vấn đề lịch sự” mà là “vấn đề kỹ năng”.

Giống một vị giảng viên đại học mà tôi quen biết, tuy mới gần 60 tuổi, nhưng bởi vì tóc của cô đã bạc trắng, nên nhìn già hơn so với tuổi thật một chút. Bình thường tính cách của cô rất cởi mở, vui vẻ, nhưng có một lần gặp cô, thấy cô không ngừng thở dài, tôi không đành được nên phải hỏi: “Cô à, cô làm sao thế ạ? Cô gặp chuyện gì không vui sao?”. Kết quả cô trả lời rằng, sáng sớm nay lúc chờ xe điện, có một người đã nhường chỗ ngồi cho cô.

“Ai…! Chẳng lẽ mình đã già đến mức cần phải có người nhường ghế ngồi cho sao?”– Ánh mắt cô chứa chan một nỗi buồn và nói vậy. Bởi vì được người ta nhường ghế ngồi, cả ngày hôm đó cô giáo rầu rĩ không vui, cô cảm thấy như thể là người ta nhắc với cô rằng: “Bạn đã già rồi!”. Đối với kiểu người phiền muộn như cô, những người Nhật Bản sống ở hoàn cảnh có cùng văn hóa hầu như sẽ hiểu được.

Tôi đã từng nhường chỗ ngồi cho một bà mẹ bế con ở trên tàu điện, kết quả cũng không đạt kết quả tốt: Bà mẹ bế con kia ngoài việc không ngớt nói lời cảm ơn tôi, thì thế nào cũng không chịu ngồi xuống, nói rằng cô ấy chỉ còn hai, ba trạm nữa là đến nên không cần phải ngồi.

Về sau, một người bạn Nhật Bản nói cho tôi biết: “Dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn”. Có một số người Nhật sợ gây cho bạn “thêm phiền toái”, “không muốn tiếp nhận ân huệ của người khác”, còn có một số người Nhật Bản có tính cách “muốn hơn người”, nên không muốn trở thành “người được ưu ái chiếu cố”.

Trên tàu điện ở Nhật Bản, thực sự hiện tượng nhường chỗ ngồi là tương đối ít, ngoài việc do người Nhật Bản tương đối hờ hững với ý thức “kính lão”, không có dìu dắt nâng đỡ người già, không có thói quen nhường chỗ cho người già, cũng có nguyên nhân khác là bởi vì việc xã hội hóa người già ở Nhật Bản, rất nhiều người Nhật Bản có nhận thức về “người cao tuổi” hoàn toàn không giống với chúng ta.

Dưới dây là những lý do chính khiến người Nhật không muốn được nhường chỗ:

- Không muốn bị coi là người già: Khi bạn nhường ghế cho những người có tuổi, hành động đó đồng nghĩa với việc bạn coi họ là những người già. Điều này có thể bình thường ở nhiều nơi trên thế giới nhưng ở người Nhật họ cảm thấy bị “xúc phạm”.

- Không muốn gây phiền toái cho người khác: Tinh thần Samurai của người Nhật vẫn luôn ẩn bên trong những con người nhỏ bé ấy. Khi bạn nhường ghế cho người khác, điều này sẽ khiến họ cảm thấy họ gây phiền toái. Cộng với hào khí dân tộc. “Dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn”.

- Không muốn được ưu ái: Người Nhật luôn coi mọi người trong xã hội ai cũng bình đẳng như ai, có nghĩa là bạn đến trước và ban sẽ có chỗ ngồi, người đến sau họ sẽ đứng. Họ sẽ không phàn nàn kiểu “Tại sao 1 người đàn ông không nhường chỗ cho 1 người phụ nữ” hay “Tại sao bạn khỏe mạnh lại không nhường chỗ cho người có tuổi”.

- Lý do cuối cùng: các phương tiện công cộng tại Nhật luôn có khoang ưu tiên dành cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em và người khuyết tật. Nếu muốn họ có thể sử dụng khoang này.

Nếu thực sự bạn muốn nhường chỗ cho ai hãy đừng nói gì hãy đứng lên, giả bộ chuẩn bị xuống ga hay chuyển sang toa tàu khác. Người Nhật sẽ thoải mái ngồi xuống chứ họ sẽ không phải nghĩ ngợi việc bạn nhường ghế cho họ.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 12,830 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Con có thể mua một giờ của bố không?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
934 11:05, 17/08/2021
1 0 14,971 10.0
Con có thể mua một giờ của bố không?
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?
– Được chứ, gì vậy? – Người cha đáp.
– Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?
– Đó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy?
– Con chỉ muốn biết một ...
Hoa hồng tặng mẹ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
927 08:57, 15/08/2021
1 0 12,726 10.0
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại. tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng ba trăm ki-lố-mét. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
Cháu muốn mua một bồng hoa hồng để tặng mẹ cháu – nỏ nức nở – nhưng ...
Giai thoại về Nguyễn Bá Lân - Ông nghè bị cha đánh khi làm quan.
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
926 08:52, 15/08/2021
0 0 12,706 0.0
Giai thoại về Nguyễn Bá Lân - Ông nghè bị cha đánh khi làm quan.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Nguyễn Bá Lân (1701-1785) người Hoài Bão, Tiên Du, Bắc Ninh. Ông là hậu duệ trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo thời Lê Huy Tông. Cha của Nguyễn Bá Lân là Nguyễn Công Hoàn, hay chữ có tiếng nhưng thi cử không hiểu sao chẳng đỗ đạt ...
Ô cửa số bệnh viện
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
920 15:03, 14/08/2021
1 0 14,398 0.0
Ô cửa số bệnh viện
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Hai người đàn ông bị bệnh nặng cùng nằm điều trị chung một phòng bệnh. Một người bị bệnh nước trong phổi còn người kia bị liệt nửa người. Vào mỗi buổi trưa, người bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ để phổi được khô ráo.

Giường ...
Câu truyện: Xây Cầu Brooklyn
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
918 12:49, 14/08/2021
1 0 13,883 0.0
Đây là một câu chuyện có thật về kỹ sư John Roebling – người xây dựng cây cầu Brooklyn, ở New York, Mỹ.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Cây cầu được xây vào năm 1870 và hoàn thành sau 13 năm, năm 1883. Vào năm 1870, người kỹ sư tài giỏi này đã nảy ra một ý tưởng táo bạo, xây dựng cây cầu nối giữa New York và Long ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!