/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊ

783 13:44, 24/07/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊThạch biều mặc lục nê - điều chế bằng cách sử dụng Oxit Coban.
MẶC LỤC NÊ
MẶC LỤC NÊ là loại khoáng được thần thánh hoá trong lịch sử, tuy nhiên hiện nay các ấm trà Lục mặc nê rất phổ biến trên thị trường. Sự thật là quặng Tự sa sau khi nung có màu xanh đậm không tồn tại trong tự nhiên. Những người trong nghề đều biết rằng các tác phẩm tử sa Mặc lục nê (màu xanh lá cây đậm) sau khi nung đều được chế tạo nhân tạo từ Đoạn nê hoặc Bạch nê và Oxit kim loại tạo màu. Mặc dù trong tự nhiên, những quặng thô chưa nung bề ngoài có màu xanh đậm hoặc gần đến xanh đậm có không ít loại nhưng không được giới chuyên môn trong ngành công nhận là Mặc lục nê. Vì bề ngoài của những loại khoáng này sau khi nung không có màu xanh đen mà phần lớn có màu vàng nâu tương tự Lão đoạn nê.

Mặc lục nê xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Hoa Dân Quốc, vì vậy mọi người thường gọi là Lục nê Dân Quốc. Mặc lục nê là loại nguyên liệu được điều chế nhân tạo. Thời Trung Hoa Dân Quốc, Mặc lục nê được làm từ khoáng tử sa và các sắc tố màu tự nhiên, bề ngoài có màu xanh nhạt, màu xanh lam và màu xanh lục, tổng thể là màu trơn, tự nhiên. Đại diện tiêu biểu trong lịch sử tử sa là Đại sư Chu Khả Tâm đã chế tác ra mẫu ấm "Ngư hoá long biển hồ" màu xanh đậm (mặc lục), những mẫu ấm chuyết cầu hồ... Mặc dù màu sắc của tử sa phong phú nhưng không sáng, tính chất của quặng đất sét khác nhau, do đó khó có thể điều chế được loại đất sét tử sa có màu xanh đậm lý tưởng với các khoáng tự nhiên tử sa khác nhau, do đó hóa chất tạo màu tự nhiên hoặc tạo màu nhân tạo hoặc Oxit tạo màu được sử dụng. Để điều chế đất Mặc lục nê với bột màu tự nhiên và Tử nê không phải là một công việc dễ dàng, cách thuận tiện nhất là sử dụng nguyên liệu hóa học.

Lục nê phổ biến trên thị trường thường được điều chế từ Đoạn nê, Bạch nê và màu xanh lá cây của Oxit Crom và Oxit Coban. Đoạn nê thường có hiệu suất liên kết không đủ, vì vậy cần bổ sung một lượng Bạch nê thích hợp để tạo liên kết, và màu xanh lá cây của Oxit kim loại như Oxit Crom và Oxit Coban đóng vai trò tạo màu. Oxit Crom màu xanh lá cây, khả năng phối trộn tốt, chịu nhiệt độ cao, không hòa tan trong nước, khó hòa tan trong axit, tương đối ổn định trong không khí, ít bị ảnh hưởng của của CO2, kiềm và SO2, bền và chất lượng sắc tố tuyệt vời. Màu xanh của Oxit kim loại ổn định khi tiếp xúc với nhiệt, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất cao, là vật liệu chịu nhiệt chất lượng cao khi nung. Nó được sử dụng rộng rãi trong luyện kim, bột màu, mài và đánh bóng, vật liệu chịu lửa và các lớp phủ thổi nóng chảy mới được phát triển. Lượng Oxit Crom bổ sung thích hợp cho Tử nê chủ yếu dùng để tạo màu và sẽ không gây độc hại cho cơ thể con người nếu như đảm bảo chất lượng của Oxit kim loại màu thêm vào, hàm lượng Oxit màu thêm vào và nhiệt độ thiêu kết. Thêm Oxit Crom màu xanh lá cây vào khoáng tử sa có màu xanh đậm, sau khi nung sẽ thu được sản phẩm màu xanh lá cây màu sắc tự nhiên và trong hơn.

Coban Oxit thường được sử dụng làm chất tạo màu cho thủy tinh, men, gốm sứ, vật liệu từ tính, vật liệu màu xanh da trời, xanh coban và xanh kim cương. Nó dễ dàng bị khử bởi Cacbon monoxit thành coban kim loại. Nó có thể dễ dàng phản ứng với Sillic dioxide, Oxit nhôm hoặc Oxit kẽm để tạo ra các hợp chất có màu sắc khác nhau. Coban Oxit không hòa tan trong nước, hòa tan trong axit, dung dịch Natri hydroxit... Việc bổ sung Oxit Coban vào đất cát tím cũng chủ yếu đóng vai trò tạo màu, không gây độc hại cho cơ thể con người nếu như đảm bảo chất lượng của Oxit kim loại màu thêm vào, hàm lượng Oxit màu thêm vào và nhiệt độ thiêu kết. Khoáng tử sa màu xanh đậm có Oxit Coban sẽ chuyển sang màu xanh lam nhạt hơn nhưng bề mặt của chậu thiếu độ trong suốt.

Các tác phẩm Mặc lục nê sẽ hiển thị các sắc độ màu khác nhau do tỷ lệ các thành phần khác nhau. Tuy hiện nay có rất nhiều sản phẩm Mặc lục nê trên thị trường nhưng ít có tác phẩm hay và đáng để sưu tầm.
SG, 24/07/2021
(Lão Tà dịch từ sách "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊKhoáng thô màu mặc lục đậm
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊKhoáng thô đoạn nê màu mặc lục đậm
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊKhoáng thô màu mặc lục nê sau khi nung
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊBáo xuân mai mặc lục nê
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊMặc lục nê điều chế từ Oxit Coban
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊMặc lục nê điều chế từ Oxit Crom
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 8): MẶC LỤC NÊThạch biều mặc lục nê - điều chế bằng cách sử dụng Oxit Coban.
3 2 3,401 2.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
952 18:43, 19/08/2021
0 0 4,374 0.0
ĐẠI HỒNG BÀO là loại khoáng tử sa rất được thị trường săn đón và có nhiều ý kiến ​​khác nhau. Nguồn gốc của tên của nó có thể liên quan đến trà "Đại hồng bào", một loại nham trà ở Vũ Di, Phúc Kiến. Theo truyền thuyết, có một người đàn ông từ phương nam vào Bắc Kinh (Nam Kinh) để dự thi, đi qua núi ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
923 16:51, 14/08/2021
1 2 3,325 9.5
CHU NÊ là loại khoáng có tính chất đặc biệt trong nhóm Tử sa Hồng nê, nó được gọi là tinh phẩm khoáng liệu của Hồng nê.

Trước đây, không có sự phân biệt rõ ràng giữa “chu nê” và “hồng nê”. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "chu nê" được gọi chung là hồng nê và không có tên gọi riêng. Mãi đến thời Trung ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
906 19:40, 11/08/2021
2 0 3,203 10.0
HỒNG NÊ là một trong ba loại khoáng tử sa chính của Tử sa Nghi Hưng. "Hồng nê" thường đề cập đến một loại khoáng tử sa mà gốm có màu đỏ sau khi nung mà không phải là một loại vật liệu khoáng tử sa cụ thể. Sau khi "Hồng nê" được nung, bề ngoài của tác phẩm sẽ có màu hồng (đỏ) nên được đặt tên là ...
CÁC KHU VỰC KHAI THÁC TỬ SA Ở HOÀNG LONG SƠN
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
899 19:24, 09/08/2021
1 0 4,692 0.0
Núi Hoàng Long ở Nghi Hưng là nguồn gốc của Tử sa, theo các dữ liệu nghiên cứu Tử sa được hình thành từ 350 đến 260 triệu năm trước. Dưới tác động của gió và nước và không khí các hạt quặng và đá nguyên thủy bị phong hóa thành từng lớp, sau những biến đổi địa chất lâu dài sẽ hình thành nên thạch anh, ...
TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 6): THANH KHÔI NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
876 19:09, 05/08/2021
1 0 5,108 2.0
THANH KHÔI NÊ

Có nhiều quan điểm ​​khác nhau về THANH KHÔI NÊ, có người cho rằng "Thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Đoạn nê", có người cho rằng "thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Tử nê", một số ít lại cho rằng "thanh khôi nê" không phải là một loại quặng Tử sa nguyên bản. Vậy có quặng "thanh khôi nê" nguyên bản không? ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!