/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Thế nào là tranh bản gốc *

800 11:52, 26/07/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Thế nào là tranh bản gốc *
Xã hội phát triển theo tiến trình của lịch sử. Quá trình ấy đều có sự biến đổi, hoàn thiện về cách thức vận động của tư duy con người, trong đó có ngôn ngữ giao tiếp giữa người với người và giữa người với văn hóa nghệ thuật.

Trong thực tế, những vật thể ở trạng thái tự nhiên hay được chế tác, con người có thể biểu cảm thành hình tượng, trừu tượng hóa nhưng người ta vẫn hiểu được ý nghĩa của chúng là gì. Cũng như từ “gốc” được con người trừu tượng hóa từ một gốc cây cụ thể thành một từ so sánh của sự nảy sinh xuất phát điểm và được nhân bản và phát triển, mở rộng.

Trong các thuật ngữ văn hóa, khái niệm “gốc” được coi là một phạm trù rộng lớn của triết học, phản ánh nhiều mối quan hệ về thiên nhiên, xã hội và cả tư duy con người. Mối quan hệ ấy được biểu hiện qua các hiện tượng của tự nhiên như biến đổi khí hậu, thời tiết, sinh trưởng của sinh vật trong thế giới vật chất và tinh thần.

Những cụm từ “dân là gốc”, “lấy dân làm gốc”, gốc của các vấn đề, hoa trái đó từ gốc cây nào, tế bào gốc… suy nghĩ và hành động bắt đầu từ đâu mà có! Những khái niệm về điểm bắt đầu suy cho cùng là nguồn gốc, là chủ thể sáng tạo ban đầu, sản sinh ra sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, đó chính là gốc.

Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những vấn đề cụ thể trong khái niệm gốc ở góc độ nhân văn, nhân bản của giá trị văn hóa nghệ thuật do con người sáng tạo ra. Xét về mặt lô-gíc của điểm xuất phát cụ thể để làm rõ khái niệm bản gốc và không phải bản gốc là ở chỗ tìm ra chủ thể sáng tạo, sản sinh những giá trị nghệ thuật vật thể hoặc phi vật thể văn hóa đó tồn tại trong xã hội.

Tôi đưa ra một vài ví dụ: Thời xưa và cả thời nay, người viết thư pháp, họ biểu hiện nhiều bản có cùng chung một nội dung, cùng một nét chữ, cùng một loại chất liệu giấy mực và có cùng một chữ ký của tác giả, tất cả các bản đó đều là bản gốc vì đó là do một tác giả tạo ra.

Người làm khảo cổ học, sau khi khai quật được một số hiện vật như đồ gốm sứ, bát đĩa ở thời Hán, thời Lý hay Trần… những hiện vật đó có hoa văn họa tiết, chất liệu gốm sứ giống nhau, cùng một niên đại chế tác và từ cùng một địa chỉ khai quật, tất cả hiện vật đó là bản gốc, bản thật, sau khi có giám định của các nhà khoa học, không ai có thể chọn ra một cá thể nào đó để nói rằng đây mới chính là bản gốc. Cũng như một chùm quả nảy sinh từ một gốc cây, tất cả các quả từ cây ấy đều là gốc vì nó có đủ tố chất hình dáng do chính cây ấy tạo ra, không ai chọn ra một quả để nói quả này mới là gốc.

Trong thời kỳ kháng Pháp, đánh Mỹ ở ngoài chiến trường không có tiện nghi máy móc in ấn tranh, nhiều họa sĩ phải vẽ tranh cổ động bằng tay, với chủ đề đã được định trước để đưa đến cơ sở nhân bản, tuyên truyền, các bản tranh đó có cùng nội dung giống nhau, cách bố cục, hình họa, đường nét, màu sắc giống nhau và chính tác giả vẽ ra nhiều bản, dưới tranh có chữ ký của tác giả, tất cả những bản ấy đều được gọi là bản gốc. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ phải tự tay viết ra bài thơ, bản nhạc gửi cho các báo đài, để tuyên truyền, những bản viết tay đó với nhiều bản, có chữ ký của tác giả, đó đều là những bản gốc.

Một nhà nhiếp ảnh, chụp một chân dung thiếu nữ hoặc phong cảnh nào đó, và tự tác giả làm ra nhiều bản, có chú thích nội dung và chữ ký của tác giả, được gửi nhiều nơi có nhu cầu sử dụng theo mục đích như triển lãm, trưng bày hay in ấn tuyên truyền, những tác phẩm ấy đều là bản gốc, không ai nhặt ra một ảnh để nói đây mới là bản gốc.

Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, trên thế giới cũng như ở nước ta, nhiều họa sĩ đã sáng tác những tác phẩm đẹp như phong cảnh, tĩnh vật, chân dung được nhiều người ưa thích, họ yêu cầu tác giả làm thêm bản để sử dụng, những bức tranh ấy có cùng một nội dung, cùng một chất liệu, cùng một bố cục, màu sắc, hình họa, đường nét và có chữ ký dưới tranh của tác giả, đó đều là bản gốc.

Ở nước ta, nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc cũng đã sáng tác ra những tác phẩm có nội dung và hình thức giống nhau thành nhiều bản phục vụ nhiều đối tượng khác nhau của cá nhân, tập thể, đáp ứng yêu cầu xã hội như tranh cổ động, phong cảnh, chân dung, anh hùng dân tộc, thiếu nữ, tĩnh vật… ví như họa sĩ Phan Kế An, ông đã sáng tác bức tranh sơn mài nổi tiếng “Nhớ một chiều Tây Bắc”. Bức tranh đó khắc họa lại một kỷ niệm sâu sắc về những người lính hành quân qua vùng rừng núi Tây Bắc hùng dũng, trùng điệp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm nổi tiếng ấy, sau này tác giả làm tiếp một bản nữa, một bản trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, một bản trưng bày, lưu giữ tại Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Những bức tranh ấy có cùng một nội dung tư tưởng, giống nhau về hình họa, đường nét, màu sắc, bố cục, cùng một chất liệu sơn mài và cuối cùng là chữ ký của tác giả. Tất cả các bức tranh đó đều là bản gốc, vì chủ thể sáng tạo ra các bức tranh đó không ai khác chính là họa sĩ Phan Kế An.

Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, một nghệ sĩ sáng tạo ra nhiều tác phẩm cùng một nội dung, cùng một hình thức biểu cảm, cùng chất liệu, có ký tên tác giả, người ta dùng thuật ngữ là bản một, bản hai…, hoặc bản thứ nhất, bản thứ hai… Những bức tranh mà người khác sao chép lại mặc dù tinh xảo giống như bản gốc, thậm chí có người mạo cả chữ ký của họa sĩ sáng tác vào bức tranh, đó chính là tranh giả.

Trong thời đại tiên tiến, hội nhập, các công nghệ sao chép tranh đã chuyển sang một bước kỹ xảo, vì vậy những bức tranh sao chép, làm giả khá phổ biến, vì thế nhiều người muốn sử dụng tác phẩm gốc, họ đã trực tiếp đặt yêu cầu với họa sĩ để sáng tạo tác phẩm cho cá nhân hay tập thể, trong đó có bản thứ hai, hoặc bản thức ba và những bản ấy đều là bản gốc vì từ chính tác giả làm ra.

Trong lĩnh vực quản lý văn hóa nghệ thuật, những tác phẩm mỹ thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra và được làm nhiều bản theo yêu cầu của đối tượng sử dụng, các tác phẩm ấy có cùng chung một nội dung và cách thức biểu cảm được gọi là bản một, bản hai… Nếu có ai đó cho rằng bức tranh đầu tiên hoặc tranh mẫu, tranh phác thảo độc bản mới là bản gốc là sai với khái niệm “bản gốc”. Tranh không phải bản gốc là tranh người khác sao chép lại “bản gốc” do họa sĩ sáng tác.

Uống trà thôi
(Theo Tạp Chí Mỹ Thuật)
Thế nào là tranh bản gốc *Van Gogh – Hai bản của tác phẩm “Chân dung bác sĩ Gachet” (sơn dầu trên toan). Cả hai đều được vẽ năm 1890 (tháng 6), và có kích thước suýt soát bằng nhau (68x57cm và 66x57cm). Sự khác nhau về bút pháp giữa hai bản gây ngạc nhiên và tranh luận giữa các nhà chuyên môn, và đã từng có ý kiến cho rằng bản thứ hai không phải do Van Gogh vẽ ra, nhưng rốt cuộc đều đi đến kết luận sự khác nhau này là do tình trạng sức khỏe cực kỳ không ổn định của Van Gogh vào mấy tháng cuối cùng của cuộc đời ông. Bản thứ nhất hiện trưng bày tại Bảo tàng Orsay ở Paris, bản thứ hai thuộc S.Kramarsky Trust Fund ở New York (theo tư liệu đầu những năm 1990).
Thế nào là tranh bản gốc *Van Gogh – Hai bản của tác phẩm “Chân dung bác sĩ Gachet” (sơn dầu trên toan). Cả hai đều được vẽ năm 1890 (tháng 6), và có kích thước suýt soát bằng nhau (68x57cm và 66x57cm). Sự khác nhau về bút pháp giữa hai bản gây ngạc nhiên và tranh luận giữa các nhà chuyên môn, và đã từng có ý kiến cho rằng bản thứ hai không phải do Van Gogh vẽ ra, nhưng rốt cuộc đều đi đến kết luận sự khác nhau này là do tình trạng sức khỏe cực kỳ không ổn định của Van Gogh vào mấy tháng cuối cùng của cuộc đời ông. Bản thứ nhất hiện trưng bày tại Bảo tàng Orsay ở Paris, bản thứ hai thuộc S.Kramarsky Trust Fund ở New York (theo tư liệu đầu những năm 1990).
0 0 6,978 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
612 08:29, 05/07/2021
0 0 8,660 0.0
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.

Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời ...
THIẾU NỮ SAY ĐẮM TRONG VƯỜN NẮNG HẠ CỦA LÊ PHỔ
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
380 14:10, 15/06/2021
0 0 10,674 0.0
Lê Phổ là họa sĩ khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng khoá với hoạ sĩ Mai Trung Thứ. Ông được hiệu trưởng vừa là người thầy Victor Tardieu xếp vào nhóm 10 học sinh tinh hoa của trường. Năm 1931 họa sĩ Lê Phổ sang Pháp trang trí cho các triển lãm ở Paris, sau đó ông nhận được học bổng và theo ...
THIẾU NỮ CHOÀNG KHĂN - Đạt Mức Giá Triệu Đô
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
353 14:40, 14/06/2021
0 0 9,652 0.0
Phiên đấu giá 20th and 21 th century art evening sale của nhà Christie's Hong Kong đã vừa khép lại. Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được gõ búa với những bước giá thành công.

Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ đã được mua với giá 8.650.000 HKD, tương đương hơn 1 triệu đô la, 26 tỷ ...
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
260 17:28, 09/06/2021
0 0 10,025 0.0
Lĩnh Nam họa phái và dòng tranh thủy mặc Việt Nam
Các họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc (mực nước) hiện đại ở nước ta hiện nay như Trương Hán Minh, Lư Tòng Đạo, Lý Tùng Niên, Trương Lộ, Lý Khắc Nhu, Mạc Ái Hoàn… đều chịu ảnh hưởng của trường phái Lĩnh Nam.

Lĩnh Nam họa phái bắt nguồn từ trường phái ...
Đôi nét khác biệt và giá trị nghệ thuật của Tranh Sơn mài và Tranh Sơn dầu
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
153 16:30, 03/06/2021
0 0 11,157 0.0
Đôi nét khác biệt và giá trị nghệ thuật của
Tranh Sơn mài và Tranh Sơn dầu

Tranh là tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng những nét vẽ và màu sắc. Tranh có rất nhiều loại như tranh sơn dầu, tranh sơn mài, tranh ghép hình, tranh khắc đồng, tranh phun sơn…mỗi loại tranh đều có những nét đẹp riêng của nó. ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!