/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊ

802 13:04, 26/07/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊLê bì nê
Về "LÊ BÌ NÊ", có những ghi chép liên quan trong một số sách Tử sa kinh điển thời Minh, Thanh và Trung Hoa Dân Quốc: "Dương Tiện minh hồ hệ" và "Dương Tiện danh đào lục" đều cho biết: "Thiên Thanh nê, xuất Lê Dã, là loại gốm có màu ảm can sắc (màu gan sẫm). Và phần liền kề với nó là Lê bì nê, đồ gốm có màu sắc giống như quả lê đông lạnh". Trong sách" Minh hồ đồ lục" ở phần "Nhu nhã tung bách"(Lý Trọng Phương) có đề cập màu của đất sét là "thuần lê bì" (giống như da quả lê" ; Trong "Tiêu Sơn thị ẩn" của Hứa Long Văn có đoạn:
"Khuynh tâm giai lữ
Điệt toạ đào thiền
Tàng lục cư sĩ
Bàng sơn dật sĩ
Lệ lan nữ sử
Đế hưởng, tiên ngự"
"Ngoạ long tiên sinh (Mạn Sanh)", "Ngoạ luân thiền sư (Cù Tử Trì) có ghi màu chính của đồ gốm là "tử nhi lê bì" (màu tím và da quả lê)
Trong "Dương Tiện sa hồ đồ khảo" có đoạn viết:
"Lý Phong Đình có một chiếc ấm chu nê lê bì nhỏ, dáng Viên châu hồ, đáy khắc hiệu đề Tuyên Thiệu, dạng khải thư".
"Thái Hàn Quỳnh có một chiếc ấm lớn của Mạnh Thần, dùng hạt cát thô sắc đỏ để tạo hiệu ứng da quả lê già. Đáy khắc thư pháp: "Thanh phong phất diện lai - Mạnh Thần", đây là một chiếc ấm quý hiếm".
"Phan Trí hồ là một chiếc ấm nhỏ chu nê lê bì, đáy khắc bốn chữ khải thư "Huệ Mạnh Thần chế" của Chu Hà Nam cũng là một chiếc ấm đẹp, hiếm thấy"
"Bích Sơn hồ quán, (Hoá) Phong Tường chế tác một chiếc ấm Hán Phương, dùng hạt cát thô làm màu lê bì, dưới đáy có khắc chữ "Kinh khê Hoá Phong Tường chế". Đây là một chiếc bình nhỏ, đơn giản nhưng tinh xảo và tuyệt với"

Từ những ghi chép ở trên có thể thấy rằng loại khoáng liệu đầu tiên được gọi là “Lê bì nê" chính là lớp kẹp giữa (lớp mỡ) của Thiên thanh nê (tử nê), tức là lớp xen giữa giữa khoáng tầng tử nê và khoáng tầng đoạn nê, lớp khoáng rất mỏng, phân bố giống như mỡ (chất béo) với lớp nạc của thịt heo" (Hình 6-55). Theo đó "Lê bì nê" cũng được xem là "nê trong nê", quặng thô có màu xanh lục nhạt và hơi trắng, sau khi nung có màu vàng khác nhau, cụ thể là màu gọi là màu quả lê đông lạnh, màu hoa thông (đông thạch lê, tùng hoa sắc) (như hình 6-56)...
Về phương diện màu sắc, hiện "Lê bì nê" được phân loại là Đoạn nê. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" và "Dương Tiện danh đào lục", "Lê bì nê" được chia thành màu tím và đỏ, nhưng sự phân chia này thực sự chỉ tập trung vào hiệu ứng kết cấu của ấm tử sa. Sau khi tham khảo nhiều tài liệu, tôi (Lưu Ngọc Lâm) cho rằng “Lê bì nê” chính là “Bổn sơn lục nê". Điều này còn để ngỏ.

Thứ nhất, từ góc độ bề ngoài của loại quặng thô, loại quặng đất sét có màu xanh này được tạo ra giữa mái nhà (lớp Hoàng Thạch ) của trầm tích Tử sa Hoàng Long Sơn và lớp bùn phía dưới, độ dày của lớp quặng chỉ vài cm, thường được gọi là "Long gân". Quặng thô có màu xanh xám, thuộc về dòng Đoạn chất lượng cao, độc đáo hơn trong Đoạn nê. Không giống với miêu tả trong sách "Dương Tiện minh hồ hệ" và "Dương Tiện danh đào lục" là "Lê bì nê, là lớp kẹp giữa (giống như mỡ) của khoáng tầng tử nê và khoáng tầng đoạn nê".

Thứ hai, xét theo góc nhìn của hiệu ứng bề mặt gốm sau khi nung, một phần Bổn sơn lục nê có đặc điểm của Lê bì nê sau khi nó được làm thành gốm và có thể được coi là "Lê bì nê", nhưng Lê bì nê không chỉ giới hạn ở Bổn sơn lục nê, Đoạn nê và Tử nê. Trong các tác phẩm kinh điển của Chu nê, không ít tác phẩm cũng được gọi được gọi là "Lê bì nê".

Vì vậy, "Lê bì nê" không thể được coi là một loại khoáng tử sa riêng lẻ mà đúng như tên gọi, "Lê bì nê” là chất liệu đất sét tử sa có hình dạng, màu sắc và hiệu ứng bề mặt giống như như da quả lê (lê bì) sau khi được làm thành gốm. Để hiểu về "Lê bì nê", chúng ta có thể phân tích nó từ 3 khía cạnh:
- Một là ấm trà có hình dạng giống quả lê, gọi là lê hình hồ (ấm dáng quả lê), vì dáng quả lê không có hình dạng cố định nên không thể coi nó như là một "Lê bì nê".
- Thứ hai là về màu sắc, tức là màu giống da quả lê. Chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc với những quả lê được bày bán trên đường phố, trong đó tiêu biểu nhất là "Dã lê" (Hình 6-57), màu của nó thường là màu vàng, theo thời gian hái và thời gian bảo quản, nó sẽ có màu vàng vàng, vàng xanh, vàng nhạt, v.v., nhưng màu da của quả lê không phải là một màu duy nhất. Màu sắc của vỏ lê của những quả lê mọc tự nhiên không hoàn toàn giống nhau. Trong số các loại lê cát được sản xuất ở miền Nam, có một loại lê thường được gọi là "Mộc bì lê", vỏ ngoài có màu nâu sẫm, nâu, nâu nhạt, ... với các đốm nâu nhạt, xám, nâu rải rác trên bề mặt của quả lê (Hình 6-58). Ấm tử sa có màu như vậy là vô cùng hiếm nên không không thể hiểu "Lê bì nê" là từ màu sắc của gốm tử sa.
- Thứ ba là đề cập về "chất vị", tức là "chất vị" giống như da quả lê, nhìn bề ngoài có màu nâu đỏ, sần sùi, các đốm màu nâu (sa sắc), phủ dày đặc trên bề mặt quả lê (hoặc ấm trà), có thể cảm nhận được bằng tay sự hiện diện của các đốm, từ nội chất, nó giống như ăn quả lê vào miệng, có cảm giác sạn. Vì vậy, hiện nay mọi người đánh giá về "Lê bì nê" tập trung nhiều vào "chất vị" hơn là màu sắc của nó. "Màu sắc và chất vị" của "Lê bì nê" tương tự như vỏ quả lê, được gọi là "thuần lê bì".
Trong "Minh hồ đồ lục", phần "Nhu nhã tung bách" của Lý Trọng Phương vào thời nhà Minh có đề cập đến "Lê bì nê". Tuy nhiên, "đồ lục" (danh mục) không có hình màu, vì vậy bạn chỉ có thể đọc miêu tả về tính chất của nó và tự hỏi xem có đúng như miêu tả hay không: "Thân ấm ẩm như ngọc, trong thân ấm có những hạt cát mịn dày đặc, lộ ra bên ngoài, khi dùng tay sờ vào thì nhẵn mịn, không gây cảm giác lồi lõm. Nó được gọi là da lê đông lạnh (đông thạch lê bì) và hình dạng của nó giống như da quả lê già, "Nhĩ nhã dịch danh" viết: ""Cửu thập nhật tự bối, vực nhật đông lê bì, hựu ban điểm như đông lê sắc dã". Ấm tử sa lê bì làm bằng khoáng tử nê được gọi là Tử nê lê bì (Hình 6-59, 6-60). Ấm tử sa lê bì làm bằng khoáng chu nê được gọi là Chu nê lê bì (Hình 6-61). Lê bì nê có độ thoáng khí tốt và đẹp nên rất được giới chơi và sưu tầm ấm tử sa ưa thích. Có nhiều hơn một loại khoáng tử sa có thể được sử dụng để chế tác lê bì nê, vì vậy không có loại khoáng tử sa cụ thể nào được gọi là "Lê bì nê". Hiện nay, "Lê bì nê" được chế tác nhiều hơn bằng cách điều sa. Những tác phẩm chế tác bằng phương pháp "trừu sa" từ chi ma nê và cát không được coi là "Lê bì nê".
SG, 26/07/2021
(Lão Tà dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊLê bì nê khoáng tầng và Thuần lê bì hồ
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊ"Áp lê" bì sắc bì chất và "Mộc bì lê" bì sắc, bì chất
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊLê bì Long đán hồ
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊTây thi hồ - Tử nê lê bì
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 10): LÊ BÌ NÊTây Thi nhũ hồ - Chu nê lê bì
3 0 3,078 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

CHU NÊ THẠCH HOÀNG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
36 11:57, 25/05/2021
1 0 2,460 0.0
Chất liệu: Chu Nê Thạch Hoàng
(Thạch Hoàng Chu Nê thường dùng để trộn chung với nguyên liệu khác để làm ấm hay chén. Nói đến dùng nguyên liệu thuần chu nê thạch hoàng làm ấm thì các nghệ nhân đều lắc đầu từ chối, vì đất quá mịn và mềm dẻo, độ dính quá cao, rất khó có thể đơn độc một loại khoáng ...
Bài viết về đất HỒNG BÌ LONG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
30 10:39, 25/05/2021
1 0 3,223 2.0
HỒNG BÌ LONG
Nguồn gốc khoáng: Quặng thô Hồng Bì Long được khai thác ở núi Hoàng Long Sơn. Tên ban đầu của Hồng Bì Long là Dã Sơn Hồng Nê. Hồng Bì Long HLS là một loại khoáng Tử sa hiếm, những năm gần đây do được người sưu tầm tìm kiếm nhiều nên lại càng khan hiếm. Khoáng Hồng Bì Long phân bố dưới lớp đá ...
Tứ Phương Thạch Biều
Team Uống Trà Thôi SƯU TẦM
3246 13:23, 05/04/2024
5 0 1,134 0.0
Ấm: Tứ Phương Thạch Biều  I Chất liệu: Hắc Kim Cương I Dung tích: 250ml I Tác giả: Trương Yến Bình I Sưu tầm: Cuối năm 2023. 
 CÔNG ĐOẠN LÀM ẤM TRÀ THỦ CÔNG (P.76)
Team Uống Trà Thôi LÀM ẤM
3244 13:57, 04/04/2024
2 0 657 0.0
Quá trình làm ấm trà thủ công bởi nghệ nhân Trung Quốc là một tuyệt tác kết hợp tinh tế giữa khéo léo và sự tỉ mỉ, nơi từng đường cong và chi tiết được chăm chút đến mức hoàn hảo, tạo nên những sản phẩm vô cùng hài hòa và ấn tượng. Nguồn: bilibili
Tetsubin là gì? 10 điều mà bạn cần biết về ấm gang
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
3241 09:28, 01/04/2024
1 0 1,107 0.0
Nếu bạn đã từng uống trà ở Nhật Bản, bạn sẽ biết nó ngon như thế nào. Nhưng tại sao khi về đến nhà, việc tái tạo lại hương vị đó lại khó khăn đến vậy? Đó không chỉ là những lá trà bạn cần nghĩ đến mà còn là những công cụ khác mà bạn đang sử dụng. Bát, thìa, và thậm chí cả môi trường là những ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!