1998, nhiều tờ báo, nhất là các báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa tin về việc “tìm ra” một bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí. Có thể nói, đây là một bức tranh lạ, cả về đề tài lẫn cách thể hiện so với những gì trước đó người ta vốn biết về nghệ thuật của ông.
Bức tranh gồm bốn tấm, tức là theo thể thức Nguyễn Gia Trí ưa dùng, mà từ xưa vẫn được gọi là “bình phong”. Ngoài nội dung chính vẽ theo chủ đề, ông có vẽ phát triển thêm đường viền trang trí bao quanh cho tăng phần cổ kính.
Điều đáng tiếc là bức tranh đã bị mất một tấm, tấm thứ hai tính từ bên trái sang, khiến bố cục toàn bộ bị gián đoạn.
Không vì thế mà tranh bị mất đi tinh thần chủ đạo, vì những hình tượng lớn, chủ yếu được tác giả đặt ở tấm ngoài cùng bên trái, kề với tấm bị mất. Về căn bản, tính đối lập – điều quan trọng nhất của một bức tranh lịch sử chiến trận vẫn được bảo tồn.
NGUYỄN GIA TRÍ – Trận Bạch Đằng. Khoảng cuối những năm 1950 đầu 1960. Sơn mài. (220x75cm) x3. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội
Uống Trà Thôi
(Sưu Tầm)