/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2]

847 12:43, 02/08/2021
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] “Bậc thầy” chuyên làm tranh giả – Hans Van Meegeren (1889 – 1947) và tác phẩm giả mạo cuối cùng của ông “Jesus among the doctors” năm 1945. Tác phẩm gốc vẽ bởi Johannes Vermeer (1632 – 1675), một họa sĩ n
Phân tích và minh hoạ bằng các trường hợp cụ thể, tác giả Ace Lê sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về phạm vi nghiên cứu của các chuyên gia thẩm định tranh, qua đó phân biệt các quy ước của thị trường đấu giá nghệ thuật quốc tế đối với tranh thật độc bản, tranh sao, chép và bắt chước.

Khi tranh Việt lên giá, các sàn liên tục mở phiên bán – riêng trong tháng 4 và 5/2021, đếm sơ qua đã có không dưới 20 phiên trực tuyến ở khắp Á, Âu, Mỹ, Úc. Số lượng người có chuyên môn thẩm định tranh Việt ít ỏi cộng với ngôn ngữ giao dịch không phải tiếng Việt khiến nạn tranh giả càng hoành hành thêm.

Nối tiếp chủ đề “Hiểu cơ bản về thẩm định tranh”, nội dung Kỳ 2 này sẽ minh họa việc đánh giá tranh sao, chép và bắt chước mà tác giả Ace Lê đã theo dõi và quan sát được, riêng với tranh giai đoạn Đông Dương.

Trước hết ta phân biệt nhanh các thuật ngữ được quy ước bởi cộng đồng nghiên cứu đấu giá quốc tế như sau:

1) Tranh thật độc bản: sẽ được ghi là “by [nghệ sỹ]”

2) Với tranh sao:

a) Được sao từ chính tác giả, sẽ được ghi là “replica by [nghệ sỹ]”

b) Bản in giới hạn số lượng, sẽ được ghi là “edition [bản số x] / [tổng số y]” kèm chữ ký

c) Bản sao của một đơn vị xuất bản có sự chấp thuận và giám sát của nghệ sỹ, sẽ được ghi là “production of [nghệ sỹ] by [đơn vị xuất bản]”

3) Với tranh chép bởi một nghệ sỹ khác: sẽ được ghi là “by [nghệ sỹ chép] after [nghệ sỹ gốc]”

4) Với tranh bắt chước phong cách nghệ sỹ:

a) Được thực hiện bởi học viên trong xưởng của nghệ sỹ, sẽ được ghi là “by studio of [nghệ sỹ]”

b) được thực hiện bởi một nghệ sỹ khác cùng thời, sẽ được ghi là “by the circle of [nghệ sỹ]”

c) được thực hiện bởi những người thế hệ sau, sẽ được ghi là “in the manner/style of [nghệ sỹ]” hoặc “after [nghệ sỹ]”

5) Với tranh được cho là của nghệ sỹ, nhưng với bằng chứng không đảm bảo, sẽ được ghi là “attributed to [nghệ sỹ]”

Từ khi bức “Chân dung cô Phượng” lập kỷ lục, giới đầu cơ săn lùng tranh Đông Dương ngày càng nhiều hơn. Nếu không cẩn thận, người mới chơi tranh sẽ rất dễ bị mua lầm tranh chép công khai hoặc tinh vi.

Sau đây là một số ví dụ minh họa cho các khái niệm trên:

VÍ DỤ 01: Tranh thật độc bản (trường hợp 1)
Bức “Thiếu nữ làm thơ” (1943) của Mai Trung Thứ đã ở cùng phiên đấu với bức “Chân dung cô Phượng” tại Sotheby’s Hongkong 18.04.2021. Để giám định lai lịch, sàn cung cấp đầy đủ thông tin chứng minh rằng bức này bắt nguồn từ bộ sưu tập của Jean-François Apesteguy, là chủ gallery đỡ đầu cho họa sỹ từ những năm cuối 1950s, sau đó truyền tay qua cho Madame Dothi Dumonteil, người chủ quá cố của bức “Chân dung cô Phượng”.

Để giám định thị giác, sàn đưa ra một bài tiểu luận 700 từ (trong cùng link đi kèm) phân tích về bút pháp tranh để cho thấy những điểm đặc sắc và nhất quán với phong cách Mai Thứ. Tranh gõ búa USD800,000.

VÍ DỤ 02: Tranh sao in của nghệ sỹ (trường hợp 2b)
Bức “Mẹ và con” của Lê Phổ của sàn Midnight Sun Antique, California 27.12.2020. Giám định cho thấy đây là bản sao in thạch bản, có chữ ký than chì bằng tay của họa sỹ, và dòng chữ “Preuve d’artiste 5/8 Rives”, tức bản in thử (“Artist’s Proof”) số 5/8, tại thành phố Rives, Pháp. Tranh gõ búa USD550.

VÍ DỤ 03: Tranh sao của đơn vị xuất bản (trường hợp 2c)
Bản sao bức “Gió thổi” của Mai Thứ, sàn Millon, Paris 04.05.2021. Sàn cung cấp thông tin rằng đây là bản sao sản xuất có giới hạn, bằng lụa, có dấu triện Mai Thứ, do Apesteguy Gallery (của ông Jean-François Apesteguy nêu trên) phát hành.

Phòng tranh này là đơn vị đại diện cho Mai Thứ trong giai đoạn hậu chiến, nên những bản sao này đã có sự phê duyệt của họa sỹ (nhưng không có thông tin về tổng số bản sao được phát hành). Vậy nên phần miêu tả ghi là “Production of Mai Thu by Apesteguy Gallery”. Tranh gõ búa EUR455.

VÍ DỤ 04: Tranh chép bởi một nghệ sỹ khác, có danh tính (trường hợp 3)
Bức tranh chép “Thiếu nữ cầm tách trà” do một nghệ sỹ tên Lim Kim Mary vẽ theo phong cách Mai Thứ (xem hình và link), sàn Boisgirard Antonini, Paris 17.06.2020. Trường hợp này rất dễ xử lý, vì nghệ sỹ công khai ký “Lim Kim Mary d’opres Mai Thu” trên tranh, không còn gì để bàn cãi. Vậy nên phần miêu tả ghi là “Lim Kim Mary after Mai Thu”. Tranh gõ búa EUR520.

VÍ DỤ 05: Tranh chép bởi một nghệ sỹ khác, không danh tính (trường hợp 4c)
Bức tranh vô đề, theo phong cách Mai Thứ, sàn Rhyton Gallery, New York, rao bán ngày 17.05.2021 sắp tới. Đây là một trường hợp thú vị, sơn dầu, có triện Mai Thứ. Tranh đi kèm giấy chứng nhận của một chuyên gia thẩm định chữ ký tại Mỹ là Frank P. Garo FHE, chấm điểm chữ ký và triện lên tới cấp độ xác thực cao nhất 10/10 vào ngày 21.04.2021, sau khi phân tích kích cỡ, hình khối và độ tự nhiên của chúng.

Nhưng rõ ràng bằng chứng này là khá yếu ớt, bởi chuyên gia pháp khoa nọ có thể quen thuộc với chữ ký tay phương Tây, nhưng đây là chữ ký tranh phương Đông, một phạm trù khác hẳn.

Và khi ta nhìn vào bút pháp của tranh sẽ lập tức thấy nhiều nghi ngờ. Vậy nên sàn đấu giá đã tỏ ra dè dặt rồi quyết định miêu tả tranh này là “in the manner of Trung Thứ”, bất chấp lá thư của ông Frank. Tranh được định giá US$10,000-25,000, hiện đã có một người trả giá US$2,000

VÍ DỤ 06: Tranh được cho là của nghệ sỹ, với bằng chứng yếu (trường hợp 5)
Bức tranh vô đề, được cho là có khả năng của Lê Thị Lựu, sàn Deutsch Auktionen, Vienna, ngày 31.03.2021. Tranh sơn dầu trên toan khổ lớn 79x60cm được ký “le thi luu”, không có bất cứ thông tin nào khác.

Như vậy là không có lai lịch để giám định. Về mặt thị giác, tranh có bút pháp ngô nghê và cứng, nhất là ở các quệt màu, không có sự tinh tế thường thấy trong tranh bà. Chắc biết rằng tranh giả, nên nhà đấu giá dùng chữ “Attributed to Le Thị Lựu”, và đưa ra mức giá rất thấp EUR300-600. Vậy mà cũng có người mua với giá gõ búa EUR900.

VÍ DỤ 07: Tranh giả, với kỹ năng ngô nghê
Trường hợp này mới xảy ra tháng trước, không đấu qua sàn, mà do một người bạn của tôi mua phải. Tranh than chì “Chân dung Văn Cao” được bên bán cho là của Lê Văn Xương – có chữ ký và ghi năm 1953.

Tôi có trao đổi với đại diện gia đình cố họa sỹ, và chúng tôi cùng bật cười vì năm 1953 Văn Cao mới 30 tuổi. Có lẽ kẻ chép tranh này là một người không có khái niệm về thời gian.

VÍ DỤ 08: Nghi vấn tranh giả, với thủ thuật bán quay vòng
Bức tranh vô đề, được cho là của Mai Thứ, sàn Authentic Art Auction, Florida, phiên sắp tới ngày 21.05.2021. Bức này có nhiều vấn đề.

Về mặt giám định lai lịch – tranh không có nhiều thông tin, ngoài một con dấu sau lưng tranh từ Falmouth Art Gallery. Tuy nhiên, đây là một phòng tranh tại Cornwall, Anh quốc, không có kinh nghiệm và uy tín về giao dịch tranh Đông Dương, nên đây là một bằng chứng yếu.

Khi tìm hiểu thêm về lịch sử giao dịch, tôi phát hiện ra rằng bức tranh này đã được rao bán đến lần thứ 03, tại cùng sàn này (tôi nhận ra khi nhìn thấy nó ở lần đấu thứ hai – và đây là lần thứ ba).

Lần đầu tiên, nó được đấu ngày 29.03.2021, với giá dự đoán USD20,000-40,000, được mua với giá USD12,000. Lần thứ hai, nó được đấu ngày 20.04.2021, lần này sàn nâng giá dự đoán lên USD25,000-50,000, và nó đã được 11 người trả giá, với giá thắng cuộc USD18,000. Phải chăng, người chủ mới hẳn đã nhận ra sự không ổn, nên lập tức đăng ký bán quay vòng tiếp theo?

Một chút thời gian tìm kiếm thêm trong danh mục Mai Thứ của các nhà đấu giá uy tín hơn, đã đưa ra kết quả như tôi dự đoán. Tôi đã thấy một bức giống như vậy – bức “Em trai và chị gái” (1965) đã được đấu tại Sotheby’s Hongkong ngày 06.10.2014 – khả năng nhiều đây mới là bức gốc.

Về mặt giám định thị giác, cả hai bức đều là mực và màu bột trên lụa, nhưng bức sắp đấu ghi năm “1967” và có khổ lớn (49x31cm), còn bức Sotheby’s ký năm “1965” và có khổ nhỏ (23x15cm). Chữ ký và bút pháp của bức Falmouth cũng vụng về hơn nhiều so với bức Sotheby’s – hãy để ý phần màu nền, tay áo người chị và miệng hai nhân vật.

Với những nghi vấn trên, tôi đã viết thư cho sàn Authentic Art Auction để khuyến cáo họ, nhưng tới giờ vẫn chưa có hồi âm. Ở lần đấu thứ ba này, hiện sàn đưa giá dự đoán USD 25,000 - 50,000 và đã có hai người trả giá, cao nhất là USD 15,500.

Tóm lại, một vài ví dụ sơ qua như vậy để thấy rằng tình trạng mập mờ thật giả trong tranh Việt vẫn đang diễn ra trên diện rộng. Nhưng không có nghĩa rằng chúng ta nên làm ngơ. Cách tốt nhất để cộng đồng tự bảo vệ mình là hãy chia sẻ thật nhiều thông tin, để chúng ta cùng nhau nâng cao kiến thức và cảnh giác.


Nguồn:
Sothebys.com, Invaluable.com, Millon.com, Boisgirard-antonini.com, Liveauctioneers.com

Thực hiện: Ace Lê
Ace Lê là Thạc sỹ về Nghiên cứu Bảo tàng và Thực hành Giám tuyển tại Nanyang Technological University. Anh là đồng sáng lập của nhóm giám tuyển độc lập Of Limits, đơn vị được trao giải 2020 Platform Projects Curatorial Award bởi NTU CCA Singapore.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Tranh “Thiếu nữ làm thơ” (1943) của Mai Trung Thứ, sàn Sotheby’s, Hongkong 18.04.2021
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] In thạch bản “Mẹ và con” của Lê Phổ, sàn Midnight Sun Antique, California 27.12.2020
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Bản sao bức “Gió thổi” của Mai Trung Thứ, sàn Millon, Paris 04.05.2021
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Bức tranh chép “Thiếu nữ cầm tách trà” do Lim Kim Mary vẽ theo phong cách Mai Thứ, sàn Boisgirard Antonini, Paris 17.06.2020
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Giám định chữ ký của Frank Garo
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Bức tranh vô đề, theo phong cách Mai Thứ, sàn Rhyton Gallery, New York, rao bán ngày 17.05.2021
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Bức tranh vô đề, được cho là của Lê Thị Lựu, sàn Deutsch Auktionen, Vienna, ngày 31.03.2021
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Tranh giả “Chân dung Văn Cao” với chữ ký Lê Văn Xương 1953
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2]
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Bức tranh vô đề, được cho là của Mai Thứ, sàn Authentic Art Auction, Florida, phiên sắp tới ngày 21.05.2021
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Bức “Em trai và chị gái” (1965) của Mai Thứ đã được đấu tại Sotheby’s Hongkong ngày 06.10.2014
Hiểu cơ bản về thẩm định tranh: Phân biệt thế nào là tranh sao, chép, bắt chước [Kỳ 2] Chữ ký và mặt sau bức tranh vô đề 1967, được cho là của Mai Thứ, sàn Authentic Art Auction, Florida, phiên sắp tới ngày 21.05.2021
1 0 6,610 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.5): Kiêu ngạo và tha hoá
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2395 08:48, 06/01/2023
0 0 7,301 0.0
Trên thực tế, sự suy tàn của nghệ thuật trong quá trình phát triển không xuất hiện sau thời kỳ Phục hưng, mà nó đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử lâu dài. Muốn hỏi nhân loại giỏi về cái gì, thì tôi e rằng phải nói, họ giỏi lặp đi lặp lại những sai lầm của quá khứ. Bởi vì lịch sử của nhân loại ...
10 tranh đấu giá đắt nhất năm 2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2386 10:36, 02/01/2023
0 0 5,729 0.0
"Shot Sage Blue Marilyn" đứng đầu với 195 triệu USD trong danh sách 10 tranh đấu giá đắt nhất 2022 do Artsy thống kê.

Cuối tháng 12, các nhà đấu giá hàng đầu Sotheby's, Christie's, Phillips... công bố doanh thu và các tác phẩm gây chú ý trong năm. Chuyên trang nghệ thuật Artsy thống kê lại danh sách "Những bức tranh đấu giá cao ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.4): Từ ‘thế tục’ đến ‘thô tục’
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2382 08:39, 29/12/2022
0 0 7,577 0.0
Nghệ thuật dân gian có thể biểu đạt cuộc sống thế tục một cách tự nhiên, điều này không phải là vấn đề. Nhưng sau khi loại bỏ nhân tố Thần thánh, nghệ thuật thế tục vào thời điểm này đã hình thành xu thế ngày càng trở nên thô tục hơn, sau đó nó trở thành vấn đề…

Những biến cách trong khoa học và ...
Những bức vẽ bé gái giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2373 08:39, 24/12/2022
0 0 10,222 0.0
Trong số các bức tranh bé gái theo phong cách hoạt hình của Yoshitomo Nara có bức tới 24,9 triệu USD (598 tỷ đồng).

Yoshitomo Nara tiếp tục gây chú ý khi bức "Dream" của ông dẫn đầu phiên đấu giá "Modern and Contemporary Art" của Bonhams hôm 3/12 với mức 681.334 USD (16 tỷ đồng). Tranh acrylic trên canvas, kích thước 60x56 cm, được ...
Mỹ thuật 200 năm sau thời kỳ Phục hưng (P.3): Khi khoa học huỷ hoại đức tin
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2362 08:30, 20/12/2022
0 0 8,081 0.0
Cùng với sự lan truyền càng ngày càng rộng của những tư tưởng phản Thần và phản truyền thống, đạo đức của con người đã bị hủy hoại một cách vô tình, không ý thức được, không cảm nhận được…

Sở dĩ tôi muốn nói về khoa học, là vì trong lịch sử nghệ thuật, bất luận là phát minh nhan liệu mới, hay ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!