Hình 4-47: Sản phẩm sau nung của hồng ma tử và tử nê nhoại sơn
HỒNG MA TỬ là một loại đất sét có đặc tính thông thường và có vẻ ngoài đặc biệt trong số nhiều loại đất sét Tử nê ở núi Hoàng Long. Bề ngoài của quặng ban đầu có màu nâu tím, và phần lớn được bao phủ bởi các hố màu tím đỏ (Hình 4 - 45), là kết quả của quá trình oxy hóa sắt cục bộ, do đó, nó được gọi là Hồng ma tử. Nê nham có khối lượng lớn, đặc và không cứng. Quặng gốc được tạo ra trong mỏ Tử nê núi Hoàng Long Sơn, thị trấn Đinh Thục. "Hồng mà tử" thường phân bố ở phần giữa và phần trên của lớp khoáng tầng tử nê. Khoáng tầng phân bố từ trên xuống dưới theo thứ tự thường là:
1. Lớp đất mặt
2. Lớp Hoàng Thạch hoặc lớp Thanh giáp
3. Lớp Đoạn Nê ,
4. Lớp Tử nê
5. Lớp Hồng ma tử (Hình 4-46).
Thành phần khoáng chất của Hồng ma tử là cao lanh, thạch anh, muscovit, limonit, ferit, v.v. Thành phần và hàm lượng chính là: Silic điôxít (SiO2) 58,54%, ôxít nhôm (Al2O3) 24,13%, ôxít sắt (Fe2O3) 7,68%, ôxít titan (TiO2) 0,23%, ôxít magiê (MgO) 0,70%, canxi oxit (CaO) 1,25%, natri oxit (Na2O) 0,29%, kali oxit (K20) 0,16%, Hiệu suất nung 7,94%.
Các thay đổi khi nung của Hồng ma tử là:
- Nhiệt độ 1130 ℃, nâu sẫm-đỏ, hơi xỉn;
- Nhiệt độ 1150 ℃, nâu đỏ, hơi xỉn;
- Nhiệt độ 1180 ℃, nâu đỏ, hơi xỉn;
- Nhiệt độ 1200 ° C, vàng-đỏ, hơi xỉn , gần thiêu kết;
- Nhiệt độ 1250 ℃, màu vàng son, sắc nét, với các dấu vi thủy tinh hóa trên bề mặt, gần như thiêu kết;
- Nhiệt độ 1300 ℃, màu đen xám đậm, sắc nét, với các dấu vi thủy tinh hóa trên bề mặt, đã thiêu kết;
- Nhiệt độ 1350 ℃, màu đỏ -màu vàng, sắc nét, với các dấu vi thủy tinh hóa trên bề mặt, thiêu kết.
(Theo khảo "Nghiên cứu về vật liệu đất sét gốm Nghi Hưng" do Viện Gốm sứ Giang Tô và Viện Công nghệ Hóa học Nam Kinh phối hợp biên soạn vào tháng 12 năm 1959.
Theo thử nghiệm và phân tích, Hồng ma tử không giàu thạch anh nhưng nhìn chung là dẻo và lỏng vừa phải. Giới hạn lỏng là 25,9%, giới hạn dẻo là 13,39% và chỉ số dẻo là 2,52%. Hàm lượng nhôm oxit và nhiệt độ nung tương đối cao, nhiệt độ nung có thể lên đến ở 1350 ℃. Hàm lượng oxit natri và oxit kali tương đối thấp, bề mặt gốm sau nung khá khô (Hình 4-47). Canxi oxit tương đối cao, dễ tạo bọt tro, tỉ lệ hao hụt tương đối lớn khi nung, tỷ lệ co ngót lớn 16,65%.
Hồng ma tử là một loại Tử nê tương đối phổ biến. Sau khi chế tác và nung, nó không có đặc điểm rõ ràng và có màu xỉn. "Hồng ma tử" thường được sử dụng làm vật liệu cơ bản để chế tạo khoáng tử nê phối hoặc pha trộn để cải thiện độ ổn định và màu sắc khi nung của khoáng tử sa.
(Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
Dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)