/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ý nghĩa của việc thỉnh chuông

892 09:47, 09/08/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Ý nghĩa của việc thỉnh chuôngTiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi â
Ý nghĩa của việc thỉnh chuông
Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.

Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên “Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”.

Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.

“Pháp khí này, về mặt diệu dụng, có công năng phá trừ phiền não, khởi sanh bồ-đề tâm”.

Vì công năng diệu dụng, nhiều lợi ích như vậy, nên chùa nào cũng có Đại Hồng Chung, mỗi khuya, sáng, chiều, tối, tiếng chuông chùa thong thả nhẹ ngân: Trên thấu thiên đường, dưới thông địa phủ, giúp cho khách lữ hành, đang bôn ba hay bận rộn, thấy nhẹ nhàng mà dừng gót lãng du, giúp cho bao sanh linh, đang chìm đắm trong vô minh, trong biển khổ, bao người đang lạc lối, hay bấn loạn mãi mê trong danh, lợi, tình, thức tĩnh mà quay đầu về bờ giác.

Việc thành tâm hằng ngày lo nhiều thời thỉnh chuông, không phải là việc tầm thường, mà cũng đang góp phần tích cực trong Phật sự “hoằng pháp lợi sanh” giúp cho cả cõi âm và dương đều lợi lạc.
Việc thành tâm hằng ngày lo nhiều thời thỉnh chuông, không phải là việc tầm thường, mà cũng đang góp phần tích cực trong Phật sự “hoằng pháp lợi sanh” giúp cho cả cõi âm và dương đều lợi lạc.
Trong thời gian Covid hoành hành khốc liệt ở khắp nơi này, để vận dụng những Pháp khí đã có sẵn, mang lợi ích đến muôn loài, cũng là pháp an tâm, để an ổn mà “ở yên một chỗ” Viên Thành phát nguyện mỗi ngày thỉnh chuông 4 lần: 5 giờ 30 khuya, 9 giờ 30 sáng, 3 giờ 30 chiều, tiếp theo sau đó là những thời công phu, tịnh độ, thiền hành, lạy Phật.


“ Có một câu chuyện cổ Phật gia như sau:

Có một chú tiểu có nhiệm vụ đánh chuông. Theo quy định của chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm và khi chiều tà thì phải đánh một hồi chuông. Khi mới bắt đầu công việc, thì chú tiểu đánh chuông cũng khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm trôi qua, chú tiểu cảm thấy công việc đánh chuông thật là đơn điệu nhàm chán. Thế là, cậu bèn làm chỉ cốt cho xong chuyện. Một ngày, sư trụ trì ngôi chùa đột nhiên tuyên bố muốn đưa chú tiểu xuống hậu viện chẻ củi gánh nước, không để cho cậu đánh chuông nữa. Chú tiểu thấy lạ quá, bèn hỏi sư trụ trì: “Không biết có phải tại con đánh chuông không đúng giờ, không vang tiếng hay sao?”. Sư trụ trì bảo: “Con đánh chuông rất là vang, nhưng tiếng chuông rỗng tuếch, èo uột, bởi vì trong lòng con không hiểu được ý nghĩa của việc đánh chuông, cũng không có chú tâm làm việc ấy. Tiếng chuông không những là thước đo cho thời gian làm việc nghỉ ngơi trong chùa, mà quan trọng nhất ấy chính là thức tỉnh tâm mê muội của chúng sinh. Vì vậy, tiếng chuông chẳng những cần phải vang dội, mà còn cần phải mượt mà, hùng hậu, thâm trầm, lan xa. Người mà trong tâm không có chuông, có nghĩa là không trọng Phật. Nếu không thành kính, thì làm sao đảm đương chức vụ đánh chuông được?”. Chú tiểu nghe xong, đỏ mặt xấu hổ, rồi sau đó dốc sức tu luyện, cuối cùng trở thành một cao tăng nổi tiếng”.

Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.

Sự tích chuông chùa

Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.
Tiếng chuông chùa cũng là Pháp âm, nên sự chú tâm thành kính trong thỉnh chuông, không những giúp cho người dương thức tĩnh, lâng lâng cõi lòng, hướng tâm về cõi thiện lành, mà còn giúp cảm hóa cho cõi âm được nhẹ nhàng siêu thoát.
Ngoài ra tiếng chuông chùa còn được sử dụng giống như phương tiện báo giờ. Trong chùa mọi người thống nhất dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, tuân thủ thống nhất về thời gian tu luyện, duy trì và bảo vệ truyền thống của nhà chùa và sự tôn nghiêm của Phật giáo, ngoài xã hội, cũng giúp cho nhiều người nghe chuông tĩnh thức, lắng lòng khi bận rộn và cũng để chuẩn bị chu đáo cho một ngày mới.

Việc thành tâm hằng ngày lo nhiều thời thỉnh chuông, không phải là việc tầm thường, mà cũng đang góp phần tích cực trong Phật sự “hoằng pháp lợi sanh” giúp cho cả cõi âm và dương đều lợi lạc. Cho nên trong thời buổi “ở yên một chỗ” này, rất mong các chùa, đừng để Đại Hồng Chung thinh lặng, mà hằng ngày cử người hoặc kêu gọi sự phát tâm của bốn chúng đệ tử, phát nguyện thỉnh chuông, để giúp cho Pháp âm được lan tỏa, cầu nguyện cho Thế Giới Hòa Bình, Chúng Sanh An Lạc, Dịch Bệnh Tiêu Trừ, mọi người trở lại cuộc sống bình thường, tạo nhiều phước thiện, để hiện tại được an lành, tương lai được sanh về lạc cảnh.

Thích Viên Thành – Tổ Đình Pháp Hoa – Nam Úc
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 14,909 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Cái được cái mất của người làm quan
1651 13:41, 18/03/2022
0 0 24,437 0.0
Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử, Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.
Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:
"Từ khi người ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì?
Khổng Miệt thưa: "Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: ...
Cảm ơn Mẹ
1650 10:58, 18/03/2022
0 0 14,669 0.0
Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuya, bên ngoài trời đang có tuyết rơi. Tôi co ro rúc vào trong chăn, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lúc nào, tôi đã quên không mua pin cho nó.
Bên ngoài trời lạnh như thế, tôi quả thực không muốn phải ngồi dậy, ...
Triệt Hạ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1643 16:15, 15/03/2022
1 0 12,958 0.0
Triệt Hạ
Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

-Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc ...
BUỔI HỌP PHỤ HUYNH
1638 10:53, 11/03/2022
1 0 15,542 0.0
Đúng 7 giờ sáng, các phụ huynh có mặt ở phòng họp, kí tên điểm danh xong thì tìm đúng ghế của con mình ngồi xuống.
Có thể nhận ra rằng tất cả mọi người đều chú ý ăn mặc chải chuốt đầu tóc, nhìn quần áo ai cũng là lượt, phẳng phiu. Lúc ổn định chỗ ngồi, có những vị phụ huynh lịch sự nhẹ nhàng đi ...
Trí & Tiền
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
1636 07:17, 11/03/2022
1 0 13,043 0.0
TRÍ VÀ TIỀN
Một người Singapore nọ từng học rất giỏi nhưng cuộc đời không có thành tựu như anh ta mong muốn.
Khi gặp ông Lý Quang Diệu, người đó than thở:
"Tôi là người có trí, nhưng vì không có tiền nên mới không làm được việc lớn".
Nghe xong, ông Lý nói lại ngay:
"Cả đời gặp hàng ngàn người, tôi chưa ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!