/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Đừng bỏ quên cha mẹ - Tập truyện Mùa Vu Lan

893 10:33, 09/08/2021
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM

( từ)

Đừng bỏ quên cha mẹ - Tập truyện Mùa Vu LanBác xe ôm tốt bụng Tập truyện Mùa Vu Lan
Câu chuyện xúc động mùa Vu lan: Đừng bỏ quên cha mẹ!
Team Uống Trà Thôi sưu tầm

Tôi còn nhớ như in mùi mồ hôi, chiếc xe dream cũ và mái đầu đã phủ bạc ngày hôm ấy, bác xe ôm già với tấm lưng gầy gò khiến tôi nhớ da diết người bố đã khuất của mình.
"Cháu ơi, cháu đi xe ôm thì đi đâu bác đưa đi này, bác lấy giá rẻ hơn trên điện thoại". Ở Hà Nội, chắc chắn không chỉ riêng tôi, tất cả mọi người đều đã quá quen với việc hàng ngày lắng nghe những lời mời chào từ phía các bác tài lái xe ôm.

Hôm ấy, sau khi bàn bạc chút công việc với đối tác tại một quán cà phê, theo thói quen tôi vào app và tìm kiếm địa điểm mình muốn đến thì bác tài xế gần đó lên tiếng, mời tôi đi xe với “ưu đãi” đặc biệt là giá rẻ hơn trên điện thoại.

Tôi nhìn trên app, ước chừng cuốc xe của mình khoảng hơn 60 ngàn, tôi hỏi bác: "Từ đây ra chỗ X (địa chỉ tôi cần đến) bác lấy bao nhiêu?". Bác tài hỏi lại: "Cháu xem trên điện thoại báo bao nhiêu?"

Với tâm lý cũ, xe ôm truyền thống bao giờ cũng lấy đắt hơn xe ôm công nghệ nên tôi nói thách lên rằng: "Trên điện thoại báo là 100 ngàn đấy bác ạ!".

Thế nhưng tôi hết sức ngạc nhiên bởi bác tài già bảo "Vậy bác lấy của cháu 50 ngàn thôi được không?".

Tôi vừa nói đồng ý cuốc xe là bác vui mừng, cất vội chiếc bánh mỳ khô khốc đang ăn dở vào túi bóng, rồi đưa mũ bảo hiểm cho tôi.

Thấy vậy, tôi ngại quá, vì lúc đó cũng đúng giờ ăn trưa, mà trời thì nắng như đổ lửa: "Bác cứ ăn hết bánh đi ạ, cháu không vội, cháu chờ bác ăn xong rồi về". Bác xua tay vội nói: "Thôi, khách hàng là thượng đế, cháu lên xe đi, bác chở về không lại nhỡ việc của cháu, bác cũng ăn no rồi mà".

Nghe giọng nói của bác, tôi mới nhận ra bác không phải người Hà Nội.

Mặt trời đỏ lửa giữa khoảng trời không một gợn mây, ai ai ra đường cũng che chắn kín mít từ đầu tới chân, riêng bác tài xế đang ngồi phía trước tôi thì không có gì cả. Mắt bác nheo lại vì nắng, môi khô đến bong tróc vì bụi đường bỏng rát, còn làn da thì đã đen cháy từ bao giờ.

Theo hướng gió, mùi mô hôi của bác ùa lại phía sau, lúc đầu tôi cảm thấy hơi khó chịu vì điều này. Nhưng rồi lại bấm miệng: Người ta là dân lao động, mồ hôi là điều khó tránh khỏi!

Đi được một đoạn, bác tài bắt đầu gợi chuyện với tồi:

"- Cháu là khách đầu tiên của bác ngày hôm nay đấy nên bác lấy rẻ thôi. (Kèm theo câu nói đó là tiếng cười khì khì đầy đôn hậu). Bác già rồi, không biết sử dụng điện thoại to như các bạn trẻ. Bác toàn bắt khách dọc đường thôi. Trước còn ổn chứ giờ chả có khách, giảm giá mà họ cũng lắc đầu không đi. Già cả bây giờ cũng là cái thiệt thòi cháu nhỉ?"

- Vâng, nhưng sao bác không tập sử dụng điện thoại ạ? Cũng dễ thôi mà bác.

- Tập sử dụng nhưng không đủ tiền để mua cháu ạ với lại mắt bác giờ kém rồi, nhìn vào điện thoại ấy bác không rõ".

Tôi vốn là đứa kiệm lời, rất ít khi nói chuyện với người lạ mà không hiểu sao với bác tài già cả, khi được chở mình trên chiếc xe chòng chành này thôi lại có một cảm giác thân quen đến lạ.

Đoạn đường vẫn còn hơn 20 phút nữa mới tới nơi. Thấy bác nhiệt tình hỏi han tôi cũng mở lòng trong cuộc hội thoại với bác:

"- Bác ơi, cháu nghe giọng bác hình như không phải ở Hà Nội, quê bác ở đâu thế ạ?

- Bác ở dưới T.H lên đây, cũng được 4 năm rồi đấy.

- Vậy ạ, bác cũng có tuổi rồi, sao bác không về quê làm việc nhẹ nhàng hoặc tìm công việc khác đỡ vất vả hơn?

Tự dưng bác im lặng một hồi, rồi ho nhẹ một tiếng, nhẹ nhàng đáp:

- Bác với vợ bác lên Hà Nội được 4 năm rồi, phần vì dưới quê làm ruộng mãi cũng chán, phần vì lên trên này thì được gần con cái hơn!

- Vậy, bác cũng các con đang ở đâu ạ?

- Bác với bà nhà bác thuê một phòng nhỏ ở dưới Thanh Trì, còn con bác thì nó hay chuyển nhà lắm, hiện tại bác cũng chưa hỏi được chính xác tụi nó đang ở đâu?

Nghe đến đây, tôi thấy khó tin quá. Liền tò mò hỏi lại:

- Cháu cứ nghĩ cả gia đình bác sẽ ở cùng nhau?

- Không. Bác có 3 người con đều lớn và lập gia đình cả rồi. Đứa lớn và đứa út đều đang trên Hà Nội, chỉ có đứa thứ hai là đang làm việc trong miền Nam. Được cái 3 đứa đều có công việc ổn định, tụi nó bận lắm, bác gọi điện cũng khó vì tụi nó đổi số rồi".

Tới đây, tôi càng nheo mắt khó hiểu hơn, sao bác bảo bác lên Hà Nội để gần con hơn mà đến địa chỉ nhà với số điện thoại bác đều không biết, vẫn đang miên man trong dòng suy nghĩ ấy thì bác tiếp lời tôi: "Bác chọn làm xe ôm là vì hay có khách đi lại ở các khu đô thị đẹp đẹp hoặc trung tâm thương mại, nhỡ đâu bác lại gặp con gặp cháu mình ở đấy".

Dứt lời câu nói ấy, tôi thấy bác đưa tay lên lau vội dòng nước mắt nơi khóe mi, không biết mắt bác cay vì nắng hay vì hoàn cảnh của chính mình mà bất giác mắt tôi cũng đỏ hoe, cay xè đi.

Bác thấy tôi im lặng lại nói thêm: "Đấy, làm cha làm mẹ chỉ mong muốn con có gia đình êm ấm, có cơ đồ ổn định, cũng chẳng mong gì hơn nhưng bác nhớ cháu bác lắm, nhớ con bác lắm, đã lâu rồi bác không gặp được tụi nó. Còn bác gái ở nhà thì ngày nào cũng mở album ảnh hồi nhỏ của các con ra ngắm nghía, nghĩ mà thương nhưng cũng chưa biết làm sao cháu ạ".

Xong bác cười, có lẽ nụ cười ấy không phải là nụ cười của sự vui vẻ, hạnh phúc khi bắt được chuyến khách đầu tiên mà là cười vì cuộc sống của 2 bác vốn vậy. Đến nơi, tôi gửi bác 100 ngàn, bác không nhận, bác lấy đúng 50 ngàn như giao kèo lúc đầu thôi.

Cương quyết nhận đúng 50 ngàn và rồi bác quay xe, đạp số, chào tôi và quay ngược lại con đường nắng vàng ươm kia. Tôi cứ đứng trân trân dưới sảnh tầng 1, nhìn theo bóng lưng của người đàn ông ấy, mãi khi không còn nghe tiếng xe nữa, bóng hình ấy xa dần, nhỏ dần rồi biến mất, trong tim tôi tự dưng nhói lên một điều gì đó rất đau.

Tôi nhớ về người bố của mình, người đàn ông cao lớn và luôn ấm áp với tôi. Nếu giờ này ông còn sống chắc cũng sẽ bạc phơ cả đầu giống bác tài xế kia, chắc cũng hay đổ mồ hôi rồi tỏa lên thứ mùi khó chịu mỗi khi làm việc, hoặc hay gọi điện cho tôi vào mỗi tối.

Cũng tròn 4 năm rồi, người đàn ông ấy không còn bên cạnh tôi nữa. Cả ngày hôm đó tôi cứ ngẩn ngơ mãi về câu chuyện của bác xe ôm già. Tôi thầm cảm ơn bác đã đánh thức một nguồn năng lượng sống trong tôi, cảm ơn bác đã tạo cho tôi một khoảng lặng sau chuỗi ngày dài vô tâm với người thân của mình.

Trở về căn phòng nhỏ lạnh lẽo, tay lật giở từng tấm ảnh đã ố màu của bố mà nước mắt tôi cứ vậy mà rơi lã chã không ngừng.

Team Uống Trà Thôi sưu tầm
0 0 11,220 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

GIAI THOẠI KHỔNG TỬ VÀ HẠNG THÁC
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2932 19:30, 20/10/2023
1 0 3,739 0.0
Một lần, Khổng Tử ngồi trên chiếc xe nhỏ có ngựa kéo chu du khắp các nước. Đến một vùng nọ thấy có chú bé lấy đất đắp một tòa thành, rồi ngồi vào trong đó, Khổng Tử liền hỏi:“Này cháu, cháu trông thấy xe ta đi tới cớ sao không chịu tránh?”Chú bé trả lời:“Cháu nghe người ta đồn rằng, Khổng Phu ...
QUYỀN KHÔNG THỂ DÙNG HẾT, PHÚC KHÔNG THỂ HƯỞNG TẬN
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2930 07:30, 20/10/2023
1 0 3,613 0.0
Nguyên tắc sống của cổ nhân: Quyền không thể dùng hết, phúc không nên hưởng tận (权不可使尽, 福不可享尽)Người xưa thường nói: “Phúc bất tận hưởng”, tức là phúc thì không nên hưởng hết, phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến.Những người hiểu biết thời xưa đều ...
NÚI KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI CAO, SÔNG KHÔNG NHẤT ĐỊNH PHẢI SÂU
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2931 07:30, 20/10/2023
1 0 3,731 0.0
Trong suốt cuộc đời của một người, đối với chính nhân quân tử mà nói điều tối trọng yếu chính là không ngừng nâng cao đức hạnh của bản thân. Về phần hưởng thụ vật chất, họ chỉ duy trì ở mức cơ bản nhất như ăn, mặc, ở, đi lại. Bởi vì vậy nên họ luôn thấy đủ và sống khoái hoạt, đức hạnh ...
ĐỔI TRANH LUẬN LẤY CHỖ NGỦ
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2935 19:30, 18/10/2023
4 0 3,478 0.0
Bất kỳ vị sư hành hương nào có thể thắng một tranh luận về Phật pháp với các sư sống trong một ngôi chùa đều có quyền ngủ lại trong chùa. Nếu thua, vị sư sẽ phải đi tiếp.Trong một ngôi chùa ở vùng bắc nước Nhật có hai vị sư anh em đang sống với nhau. Người anh học rộng, nhưng người em thì dốt và ...
ĐÂU LÀ HẠNH PHÚC BẠN ĐANG CÓ?
Team Uống Trà Thôi TRUYỆN TÍCH CỰC & SUY NGẪM
2929 13:16, 18/10/2023
1 0 3,239 1.0
Thông thường hạnh phúc là cái đang có mà không ai biết, cứ chỉ trông chờ hay cố gắng kiếm tìm và chẳng bao giờ chấp nhận cái đang có. Có một câu nói không biết của ai:"Chúng ta chỉ cảm thấy giá trị thật sự của hạnh phúc cho đến khi chúng ta đã đánh mất hoặc sắp sửa mất nó" Theo tôi thì rất đơn giản: ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!