/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

NGUYÊN LIỆU ĐẤT TỬ SA

90 13:29, 27/05/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

NGUYÊN LIỆU ĐẤT TỬ SA
Nguyên liệu đất tử sa được phân loại thành 3 loại :

Zhuni (朱泥) là đất chu sa – Đất sét đỏ.
Loại đất này khi nung thành phẩm có màu nâu đỏ hoặc đôi khi có ánh đỏ tươi do trong đất có hàm lượng sắt rất cao.

Hết sức lưu ý để phân biệt chất đất Hồng Ni 红泥 – là một loại đất sét đỏ nhưng khác hẳn với Zhuni 朱泥 – đất chu sa.

Zini (紫泥 ) là đất tử sa – đất sét tím.
Loại đất này khi nung sẽ có mầu màu nâu đậm ( tím ).

Duanni (段泥 ) – Là đất nguyên khoáng có mầu vàng là chủ yếu.
Loại đất này khi nung có mầu vàng

Đất tử sa nguyên liệu nằm sâu trong vách núi Hoàng Long – Nghi Hưng
Tại Nghi Hưng – Trung Quốc việc khai thác chất đất quí giá này để sản xuất những chiếc ấm đất nung và một số đồ dùng khác từ bao đời nay đã làm cho tên của vùng đất, tên người làm ấm được dạng danh trên khắp thế giới.

Một người nghệ nhân làm ấm đất thông hiểu rõ việc đi vào núi đào bới tìm kiếm những lớp đất tử sa – Zisha nằm ngủ yên trên các sườn núi. Họ hoan hỷ đi tìm những tầng đất nằm sâu trong lòng núi để có những chất đất chắc, mịn tuyệt hảo, đa dạng về mầu sắc làm đắm say bao người. Những lớp đất khai thác được từ núi gọi là đất sống.

Đất sống được khai thác hoàn toàn thủ công sau chuyển về xưởng của họ và tiếp tục quá trình chế biến nữa để biến những lớp đất khô cứng và chắc ấy thành một thứ đất mềm, mịn như nhưng, như lụa chịu được nhiệt độ nung tới 1.300 độ C được gọi là đất chín.

Cho đất nguyên liêu tử sa vào máy đánh mịn
Quá trình trên là quá trình “LÀM ĐẤT” tiếp sau những người nghệ nhân,những người thợ sẽ dùng đất chín – thứ đất sét chắc, mềm và min đó đế biến chúng thành những chiếc ấm, những chiếc chén….. và vô số thứ do sự sáng tạo của họ để cho ra những sản phẩm đa dạng phục vụ cho sinh hoạt trong. Đó là quá trình “SÁNG TẠO” của người thợ, người nghệ nhân.

Đến gia đoạn kế tiếp là đem những sản phẩm đã làm từ thứ đất sét quí ấy vào lò nung. Người thợ đốt lò phải hiểu về Hỏa, Hỏa biến ra sao? để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Cả một qui trình dài đòi hỏi hiểu thấu đáo sự việc để tạo được những chiếc ấm hoàn hảo đã cho thấy tài nghệ của nghệ nhân. Cầm trên tay chiếc ấm ta mới cảm nhật được hết những giá trị trân quí đó.

Nay do sự tiến bộ về kỹ thuật, cũng như phân chia lao động, thường rất ít người làm ấm đi khai thác đất và mở các lò lớn để nung ấm. Người ta đã chia ra Thợ Làm Đất – Thợ Đốt Lò và Người làm ấm. Việc phân chia này cũng đáp ứng được phần nào tốc độ phát triển nhanh mang dáng dấp công nghiệp hóa vào ngành thủ công truyền thống này.

Bên cạnh đó một số ít nghệ nhân làm ấm tại Nghi Hưng – Trung Quốc hiện vẫn tự mình khai thác, gia công đất , sáng tác âm và đốt lò để trao dồi kiến thức và tìm kiếm khôi phục lại những chất đất đã lưu truyền từ đời xưa nay đã hiếm đi nhiều.

Nguồn Song Hỷ Trà
NGUYÊN LIỆU ĐẤT TỬ SA
NGUYÊN LIỆU ĐẤT TỬ SA
1 0 2,816 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 8): HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1040 14:36, 02/09/2021
1 0 2,916 0.0
"HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG" là loại hồng nê được khai thác tại các mỏ nằm ở phía đông của thị trấn Đinh Thục xưa. Theo ghi chép trong lịch sử, Phục Đông nổi tiếng là nơi sản xuất bạch nê. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" có viết: "Bạch nê, khai thác từ Đại Triều Sơn, được dùng để làm chum vại, ngọn núi này ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 7): GIÁNG BA HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1009 18:38, 28/08/2021
0 0 3,105 0.0
GIÁNG BA HỒNG NÊ đã ngủ yên trong trầm tích hàng nghìn, hàng vạn, hàng trăm triệu năm, cho đến cuối thế kỷ trước, giáng ba hồng nê mới được tìm thấy và hiểu được giá trị thực sự của nó.

Vào đầu những năm 1990, để thúc đẩy sự phát triển Đào Đô, chính quyền thành phố Nghi Hưng đã quy hoạch và xây ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 6): BỔN SƠN HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
1003 12:00, 27/08/2021
1 0 4,022 0.0
BỔN SƠN HỒNG NÊ, Hoàng Long Sơn còn được gọi là "Bổn Sơn", vì vậy hồng nê khai thác ở Hoàng Long Sơn được gọi là Bổn Sơn hồng nê. Ngoại trừ loại hồng nê đặc biệt như "hồng nê giáng ba" sẽ được giới thiệu sau, hồng nê của núi Hoàng Long về cơ bản là tiểu hồng nê. Đặc trưng của Hoàng Long Sơn là không ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 5): HỒNG NÊ TRIỆU TRANG
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
985 09:39, 25/08/2021
2 0 2,684 10.0
HỒNG NÊ TRIỆU TRANG

Triệu Trang là một địa danh cách Đinh Thục trấn khoảng 3 kilomet về phía tây, hồng nê được khai thác ở khu vực này được gọi là "hồng nê Triệu Trang". Nói đến hồng nê thì phải nói đến đất "hồng nê Triệu Trang" vì "hồng nê Triệu Trang" là loại hồng nê được phát triển và sử dụng sớm ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 4): CHU SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
974 17:53, 23/08/2021
0 0 3,820 9.0
Khái niệm "Chu sa" mà chúng ta đang nói đến hiện nay không giống như khái niệm "chu sa" trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Khái niệm "chu sa" trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh nhấn mạnh đến yếu tố màu sắc, nghĩa là, màu sắc giống như "chu sa" ("chu sa" là hợp chất thiên nhiên gồm thủy ngân và lưu huỳnh, có ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!