/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊ

906 19:40, 11/08/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-1: Khoáng tầng nộn nê (bùn non) tạo nên Chu nê
HỒNG NÊ là một trong ba loại khoáng tử sa chính của Tử sa Nghi Hưng. "Hồng nê" thường đề cập đến một loại khoáng tử sa mà gốm có màu đỏ sau khi nung mà không phải là một loại vật liệu khoáng tử sa cụ thể. Sau khi "Hồng nê" được nung, bề ngoài của tác phẩm sẽ có màu hồng (đỏ) nên được đặt tên là "Hồng nhan đan sa" (đan sa = chu sa). So với nhóm Tử nê, Hồng nê không phong phú bằng và trữ lượng chỉ chiếm 8% trữ lượng Tử sa. Nhóm tử sa Hồng nê tuy không phong phú về trữ lượng, cũng không đa dạng về chủng loại và được gọi chung là "hồng phấn thế gia".

Hồng nê đẹp và có nhiều màu sắc, rất tinh tế và mềm mại, cuốn hút. Trong các tài liệu viết về tử sa vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "Hồng nê" hiếm khi được đề cập đến. Trong "Dương Tiện minh hồ hệ" của Chu Cao Khởi vào cuối đời nhà Minh và "Dương Tiện minh đào lục" của Ngô Kiển vào đầu thời kí nhà Thanh hầu như không đề cập đến hai từ “Hồng nê”. Trong"Dương Tiện minh hồ hệ" và "Dương Tiện minh đào lục", dựa theo màu sắc của "hồng nê" sau khi nung thì chỉ có hai, ba để cập như "chu sa", "chu sa tử", "hải đường hồng".
Theo "Cổ Hán ngữ từ điển" các sắc thái của "hồng" theo thứ tự từ nhạt đến đậm lần lượt là : Hồng, đan, xích, chu, giáng (hồng, đỏ nhạt, đỏ, đỏ thắm, đỏ thẫm). Trong "Dương Tiện sa hồ đồ khảo" có ghi: " Hồng gồm có màu đậm "Chu sa" và màu nhạt "Hải đường hồng""

Tên gọi “Hồng nê” ​​lần đầu tiên xuất hiện ở thời Trung Hoa Dân Quốc cùng với Lý Cảnh Khang và Trương Hồng Sở của “Dương Tiện sa hồ đồ khảo". "Dương Tiện sa hồ đồ khảo" thường phân loại có màu đỏ đậm gọi là "chu nê" hoặc "chu sa" và loại có màu đỏ nhạt là "hồng nê". Cùng với theo kích thước của ấm trà lớn hay nhỏ, nó sẽ được gọi là "chu nê tiểu hồ", "hồng nê tiểu hồ", "chu nê trung hồ", chu sa đại hồ"...

Từ những thông tin này dẫn đến định nghĩa hiện tại về "hồng nê" là: "Hồng nê là loại khoáng vật có cấu trúc dạng vảy, cứng như đá và không hòa tan trong nước. Hồng nê nằm dưới đáy lớp bùn non (nộn nê) của mỏ Tây Sơn hoặc mỏ Triệu Trang”. Định nghĩa và cách giải thích này có những hạn chế nhất định. Nó chỉ giới hạn hồng nê được tạo ra từ đáy của mỏ bùn non (nộn nê) hoặc tương tự mà
không thể bao phủ tất cả hồng nê. Trong thực tế, hồng nê có “kết cấu dạng vảy, cứng như đá, không tan trong nước” là một phần của "tiểu hồng nê" và "lão hồng nê" cho nên nếu định nghĩa hồng nê theo cách này là quá chung chung, chưa đầy đủ và chặt chẽ về mặt khoa học. Bởi vì có nhiều loại hồng nê, không chỉ Tây Sơn, Triệu Trang mới có thể khai thác được hồng nê. Nếu xét về nguồn gốc, hồng nê không chỉ được tạo ra ở các mỏ bùn non.

Nhiều loại hồng nê khác nhau được phân loại theo tính chất của chúng (như độ khúc xạ, độ co ngót), đại khái có thể được chia thành: "hồng nê non" (nộn hồng nê) rất tinh tế và đắt (còn gọi là chu nê); "Tiểu hồng nê" mềm mại và tinh tế đầy cảm xúc; "Lão hồng nê" đơn giản và cứng cáp. Nếu đặt tên như nơi xuất xứ, có Bổn Sơn Hồng nê, Triệu Trang hồng nê, Phục Đông hồng nê...

Xét về mặt phân bố địa chất, "hồng nê non" (nộn hồng nê) (hay còn gọi là Chu nê) xuất hiện ở phần trên của hệ tầng Longtan trong Permi Thượng và được phủ bên trên bởi lớp phù sa Đệ tứ; "tiểu hồng nê" và "lão hồng nê" xuất hiện ở phần giữa và phần dưới của hệ tầng Wutong trong hệ thống kỷ Devon trên và trong đá sa thạch thạch anh (lớp xen giữa Hoàng Thạch) ở phần dưới của hệ tầng Cao Ly sơn.

Xem xét về góc độ phân bố địa lý, núi Hoàng Long nằm ở Đinh Thục trấn và những vùng lân cận như Tây Sơn, Hương Sơn, Triệu Trang ở Xuyên Phụ; Hồng Vệ, Tưởng Lạp, Lan Hữu ở Dương Đông trấn ngày xưa; Tiền Long, Cửu Lý Sơn ở Lục Lý, Hồ Phủ trấn, huyện Trường Giang, tỉnh Triết Giang hay là một phần núi là giao giới của các huyện An Huy, huyện Quảng Đức với Nghi Hưng, Giang Tô. Núi Hoàng Long ở thị trấn Đinh Thục và những vùng phụ cận này đã từng là cái nôi sản sinh ra Tử sa Hồng nê hoặc chu nê, nhưng hiện nay nguồn khoáng sản tương đối khan hiếm. Đối với tình trạng hiện tại của Tử sa Hồng nê, mà đặc biệt là Chu nê, hồng nê được khai thác trong và xung quanh thị trấn có chất lượng tốt hơn so với hồng nê hiện tại ở núi Hoàng Long của thị trấn Đinh Thục.

Đánh giá sự phân bố của trầm tích, hồng nê thường được phân bố ở lớp trên cùng của lớp trầm tích. Hồng nê là lớp trầm tích bị phong hoá. Khoáng tầng "Hồng nê non" ( "nộn hồng nê" hay còn gọi là chu nê) phân bố ngay bên dưới lớp đất sét đỏ của đất núi và gần lớp đất bề mặt. Trong điều kiện bình thường, nó được tạo bởi các loại bùn non như thanh nê và bạch nê, dưới tác động của nắng, gió và nước mưa làm cho phong hoá (như hình 5-1, 5-2, 5-6 và 5 -7). "Tiểu hồng nê" và "Lão hồng nê" chủ yếu được tạo ra bên dưới lớp hoàng thạch hoặc trong lớp xen giữa hoàng thạch gần đỉnh núi. "Tiểu hồng nê" và "lão hồng nê" thường được tạo nên từ bạch nê (như hình 5-3, 5-4, 5-5) bị phong hoá lâu ngày. Loại hồng nê bị phong hoá ít hơn được gọi là "tiểu hồng nê" (hình 5-8), bề ngoài khá rời rạc hoặc có vảy, kết cấu mịn và mềm, tính chất tương tự như bạch nê; Loại hồng nê bị phong hoá nhiều hơn và lâu hơn được gọi là "lão hồng nê" (Hình 5-9) bề ngoài cứng như đá, nhiệt độ nung tương đối cao hơn.

Quặng "tiểu hồng nê" thường có màu sắc bên ngoài là vàng đất, vàng, vàng lục hoặc là vàng kim ánh lục, chỉ có một số ít có màu đỏ. Quặng "Hồng nê non" (hay còn gọi là chu nê) có hình dạng và kết cấu bên ngoài giống như bùn, màu vỏ thông và cứng ở bên trong, cấu trúc dạng bột thạch kết, rắn, dễ phân rã khi tiếp xúc với nước; Các loại quặng như "tiểu hồng nê" và "lão hồng nê" có cấu trúc dạng vảy, khoáng có dạng bột kết cứng như đá, không tan trong nước. Đặc điểm "cấu trúc dạng vảy, cứng như đá, không tan trong nước" là đặc điểm đặc trưng của hồng nê.

Thành phần khoáng vật của quặng hồng nê được xác định bằng quang học lát mỏng gồm: hydromica, kaolinit, mùn, ferit và đất sét. Các thành phần hóa học chính và tỷ lệ phần trăm của hồng nê là silica (SiO2) 40% ~ 55%, oxit nhôm (Al2O3) khoảng 20%, và oxit sắt (Fe2O3) 6% ~ 10%, oxit titan (TiO2) 0,82%, magie oxit (MgO) 0,64%, canxi oxit (CaO) 0,84%, kali oxit (K2O) 2,15%, natri oxit (Na2O) 0,21%, hiệu suất nung (LOI) 8,76 %.

Thành phần và hàm lượng của các mẫu được phân tích chỉ thể hiện được những đặc trưng chung và sẽ có sự khác biệt giữa các mẫu khoáng khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy, thành phần hóa học của hồng nê có hàm lượng silic đioxit và oxit nhôm tương đối thấp, hàm lượng oxit sắt cao hơn so với đất sét thông thường. Vì silica và oxit nhôm trong bùn đỏ tương đối thấp, nên nó ảnh hưởng đến nhiệt độ nung của hồng nê.

Hồng nê là loại quặng tử sa có nhiệt độ thiêu kết tương đối thấp trong ba loại quặng tử sa chính. Phạm vi nhiệt độ thiêu kết không rộng, trước đây có thể bị hạn chế bởi điều kiện thiêu kết. Nhiệt độ thiêu kết của hồng nê đơn là 1050℃ ~ 1100℃ với lò nung hiện đại có thể kiểm soát nhiệt độ, với các loại khoáng hồng nê phối nhiệt độ nung có thể tăng lên khoảng 1160 ℃. Hồng nê khá nhạy cảm với nhiệt độ lò nung; nếu nhiệt độ lò nung không đủ thì có màu vàng cam và màu sắc không trong; nếu nhiệt độ lò nung quá cao dễ bị biến dạng, nứt và lộ sắt và bề mặt bị rỗ; nếu nhiệt độ lò vừa phải sẽ sáng và sạch, có màu đỏ cam nhẹ, nhuận sắc hồng.

"Hồng nê non" (hay còn gọi là chu nê) là loại hồng nê có hàm lượng sét cao hơn và ít cát hơn; Các loại khoáng "Tiểu hồng nê" và "lão hồng nê" có bùn mịn và tỷ lệ hạt mịn cao nên tử sa hồng nê có độ nhớt tốt, độ dẻo cao, hiệu suất liên kết tốt,, dễ tạo hình nhưng tỷ lệ co rút lớn, nói chung, tỷ lệ co ngót khi sấy của bùn đỏ là khoảng 5%, và tỷ lệ co ngót khi nung là khoảng 8%, tỷ lệ có ngót chung của hồng nê khá chênh lệch, từ 13% đến hơn 20%.

Quặng hồng nê bề ngoài phần lớn có màu vàng hoặc ngả vàng sau khi nung sẽ cho nhiều sắc thái đỏ khác nhau, đây là đặc điểm nổi bật nhất của hồng nê vì hàm lượng ôxít sắt trong khoáng hồng nê khá cao. Nói chung, nếu hàm lượng ôxít sắt trong khoáng đất sét gốm vượt quá 6%, bề ngoài của đồ gốm có xu hướng có màu đỏ. Hàm lượng oxit sắt trong hồng nê thường từ 6% đến 10%, một số ít có thể vượt quá 10% hoặc thậm chí cao hơn, ví dụ như hàm lượng sắt trong khoáng Chu nê đại hồng bào cao tới 23,22%. Hồng nê cho các sắc đỏ khác nhau sau khi nung. Nó không hoàn toàn là kết quả của tác động đơn lẻ của oxit sắt, mà là kết quả của tác động tổng hợp của các thành phần hóa học khác nhau trong vật liệu khoáng, và nó cũng liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ của quá trình nung.

Ở giai đoạn nhiệt độ nung phù hợp của hồng nê, ôxít sắt bị hoạt hoá sẽ tạo thành màu tối và đen sẫm, hồng nê sẽ tạo nên màu đỏ hơn. Nếu nhiệt độ cao, màu có xu hướng đỏ cam, chuyển sang đỏ sẫm (Hình 5-13). Điều đáng chú ý là không phải tất cả gốm có màu đỏ sau khi nung đều là hồng nê. Hàm lượng ôxít sắt của hầu hết khoáng tử sa tử nê gần như tương đương với hồng nê. Một số loại tử nê có màu đỏ khi nung ở nhiệt độ của hồng nê. Do nhiệt độ nung cao của tử nê nên phạm vi của khoảng nhiệt độ thiêu kết rộng và màu sắc sẽ thay đổi từ đỏ sang tím và từ tím sang đen khi nhiệt độ lò nung tăng lên (xem Hình 5-14). Hồng nê cũng có thể được phối trộn nhân tạo bằng cách trộn các vật liệu khoáng khác với bột Oxit sắt màu đỏ.

SG, 11/08/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(Dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-2: Khoáng nộn nê tạo nên Chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-3: Tiểu hồng nê bên dưới lớp hoàng thạch
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-5: Lớp phong hoá của Lão hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-4: Quá trình biến đổi của tiểu hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-6: Hồng nê non (nộn hồng nê)
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-7: Quặng thô chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-8: Tiểu hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-9: Lão hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-11: So sánh trước và sau khi nung của quặng tiểu hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-10: So sánh trước và sau khi nung của quặng chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-12: So sánh trước và sau khi nung của quặng lão hồng nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-14: Thay đổi màu sắc khi nung ở nhiệt độ tăng dần của tử nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊHình 5-13: Thay đổi màu sắc khi nung ở nhiệt độ tăng dần của hồng nê
2 0 2,907 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gốm Nê Hưng Tần Châu là gì? Đặc điểm gốm Nê Hưng
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
3495 08:48, 04/10/2024
0 0 428 0.0
Hiện nay trên thị trường thì ấm tử sa Nghi Hưng được giới yêu trà sử dụng rộng rãi, tuy nhiên ấm gốm Nê Hưng Tần Châu – tỉnh Quảng Tây cũng bắt đầu được biết đến và đón nhận ở Việt Nam. Vậy gốm Nê Hưng là gì, làm từ đất sét nào, có gì khác với đất sét làm ấm tử sa Nghi Hưng? Hãy cùng chúng tôi ...
Những loại đất tử sa phối trộn nhân tạo: Tử gia nê
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
3388 14:14, 19/07/2024
1 0 784 0.0
Lời nói đầu:

Cùng với việc phát triển của kĩ thuật khai thác, phối luyện, chế tác và nhu cầu của thị trường ấm tử sa, bên cạnh việc tinh tuyển khoáng tử sa của những nghệ nhân tử sa chân chính để có được những loại đất tử sa tinh khiết hơn, thì việc phối luyện đất tử sa bằng nguyên liệu cả tự ...
Các loại đất chính làm ấm tử sa
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
3233 09:16, 25/03/2024
3 0 1,223 0.0
Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là nơi có một loại đất sét rất đặc biệt và nổi tiếng gọi là đất Tử sa và là nơi tạo ra những chiếc ấm tử sa nổi tiếng. Đất Tử sa là loại đất sét đá (Stone Clay) – loại đất đặc biệt chỉ ở vùng Nghi Hưng mới có. Các loại đất chính làm ấm tử sa:

Tử sa ...
The 3 Kinds of Dahongpao Clay
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
2804 13:57, 08/08/2023
0 0 1,509 0.0
The 3 Kinds of Dahongpao Clayby Patrick Gorman March 6, 2021 Much has been said about the legendary "Dahongpao" clay from Yixing. Some say it's rare, others that it's extinct, others that it's still available, and others that dahongpao teapots are fake. There is some truth in each of these claims. When people say a teapot is made of Yixing Dahongpao clay, they may be referring to any ...
SỰ THẬT VỀ CHẤT ĐẤT ĐẠI HỒNG BÀO
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
2629 08:42, 17/05/2023
2 0 3,769 5.2
Từ trước tới nay mọi người đã nói nhiều về chất đất Đại Hồng Bào huyền thoại từ Nghi Hưng. Một số người nói rằng nó hiếm, những người khác cho rằng nó đã tuyệt chủng, người thì nói nó vẫn còn và người thì cho rằng ấm Đại Hồng Bào là giả. Vậy đâu là sự thật?

Để người chơi và người sưu ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!