/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊ

923 16:51, 14/08/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-24: Lục phương chu nê hồ
CHU NÊ là loại khoáng có tính chất đặc biệt trong nhóm Tử sa Hồng nê, nó được gọi là tinh phẩm khoáng liệu của Hồng nê.

Trước đây, không có sự phân biệt rõ ràng giữa “chu nê” và “hồng nê”. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, "chu nê" được gọi chung là hồng nê và không có tên gọi riêng. Mãi đến thời Trung Hoa Dân Quốc, trong sách "Dương Tiện sa hồ đồ khảo" của Lý Cảnh Khang và Trương Hồng Sở mới bắt đầu đề cập đến 2 từ "chu nê" nhưng không có sự phân biệt rõ ràng giữa "chu nê" và "hồng nê". Có lúc nó được gọi là "chu nê" hoặc "chu sa" và có lúc lại được gọi là "hồng nê", tùy theo đánh giá hoặc nhận biết chủ quan của người chơi.

"Chu nê" theo nghĩa hiện đại như ngày nay được gọi bởi những người trong giới sưu tập tử sa vào những năm 1990. Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với mức độ cơ giới hóa của các hoạt động khai thác ngày càng tăng, quy mô khai thác quặng Tử sa ngày càng lớn, số lượng quặng khai thác được ngày càng nhiều, để phân biệt những chiếc ấm màu đỏ với chất lượng tuyệt vời và màu sắc tươi sáng bắt đầu được gọi là ấm “chu nê” và những chiếc còn lại thường được gọi là ấm “hồng nê” bởi những người sưu tầm.

Mặc dù "chu nê" và "hồng nê" có đặc điểm màu sắc khá tương đồng và "chu nê" cũng thuộc nhóm "hồng nê" tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản của "chu nê" và hồng nê nằm ở nguồn gốc và đặc tính của quặng khoáng chứ không phải là sự khác biệt về màu sắc.

Quặng khoáng "chu nê" chủ yếu được khai thác ở các mỏ đất sét non (nộn nê), quặng thô thường nằm trong lớp đất sét bề mặt núi hoặc giữa khoáng tầng đất thềm và khoáng tầng đất sét non (Hình 5-15, 5-16, 5-17). "Chu nê" là một loại đất sét non được hình thành do sự phong hoá của lớp đất sét non màu trắng ngả xanh (thanh bạch nê). Quặng khoáng thường ở trạng thái đất sét mềm và tỷ lệ co ngót cao hơn rất nhiều so với các loại “hồng nê” khác.

Quặng khoáng "Hồng nê" thường xuất hiện trong lớp xen giữa lớp "hoàng thạch" hoặc ngay bên dưới lớp hoàng thạch và phía trên của lớp đá trầm tích. "Hồng nê" được hình thành từ sự phong hóa bạch nê, kết cấu của quặng khoáng giống như đá bùn, dạng vảy, mềm, mịn và mỏng, tính chất của nó tương tự như bạch nê.

Cả hai loại "chu nê" và "hồng nê" đều là trầm tích phong hóa, màu sắc có tươi sáng hay không phụ thuộc vào mức độ phong hóa và hàm lượng ôxít sắt. Hồng nê có mức độ phong hóa cao, có hàm lượng ôxít sắt cao sau khi nung thành gốm sẽ có màu sáng hơn, ngược lại khi nung sẽ có màu vàng cam. Vì vậy, đôi khi những chiếc ấm "chu nê" có màu đỏ nhạt hơn những chiếc ấm "hồng nê", điều này dẫn đến nhiều người nhầm lẫn những chiếc ấm nhỏ làm bằng hồng nê (hồng nê tiểu hồ) được chế tác bằng loại khoáng khai thác bên dưới lớp thạch hoàng hoặc nằm giữa lớp thạch hoàng có màu đỏ sáng sau khi nung là chu nê, và được gọi bằng các loại tên gọi mỹ miều như " abc chu nê" hoặc "xyz chu nê"... Mặc dù một phần của hồng nê sau khi nung thành đồ gốm, có màu sắc và độ bóng sẽ giống với "chu nê", nhưng bản chất của nó chỉ có thể được coi là "hồng nê".

Ấm chu nê chất lượng cao có bề ngoài bóng và mịn, độ nung kết cao, bề mặt sáng. Ấm hồng nê chất lượng cao có kết cấu bùn mịn và mềm, cảm giác bề mặt khô cứng hơn. Chu nê thường được khai thác trong mỏ đất sét non, quặng gốc thường nằm trong lớp đất sét bề mặt hoặc nằm giữa đất sét đáy và lớp bùn non. Do kết cấu của lớp đất nằm phía trên lớp đất sét non có kết cấu lỏng lẻo, nước mưa dễ dàng thấm vào lớp bùn non qua mặt đất và tiếp xúc trực tiếp với bùn non,
Ngoài ra, lớp đất sét non phần lớn phân lớp và phân bố theo hình dạng của các khối đứt gãy, nước mưa bề mặt thường xuyên thấm sâu vào lớp đất sét theo các vết nứt của khối đứt gãy, lâu ngày phong hóa trở thành chu nê, do đó, chu nê thường có màu vàng đất hoặc màu đỏ gỉ lẫn với màu trắng xanh. Do đó khoáng thô của chu nê thường được gọi là "giáp hoa trư đầu cao" (Hình 5-18, 5-19), đây là đặc điểm quan trọng nhất của quặng “chu nê”, vì nó không hoàn toàn bị phong hóa. Do lớp ‘chu nê” bị phong hóa do nước mưa bề mặt ngấm vào lớp đất sét non (nộn nê) và mức độ phong hóa khác nhau nên độ dày của lớp chu nê cũng khác nhau, có lớp dày hơn vài mét, có lớp mỏng hơn chỉ vài centimet. Quặng thô bị phong hóa không hoàn toàn chủ yếu có màu vàng nhạt hoặc vàng pha trắng xanh, khoáng quặng có kích thước nhỏ, cần được lựa chọn và tách lọc cẩn thận; Nếu quặng có mức độ phong hóa tốt thì thường có màu vàng pha chút đỏ hoặc màu đỏ pha chút màu vàng (Hình 5-21).

Về đặc tính chung, khoáng “chu nê” có màu vàng đất, với hàm lượng silica thấp, tỷ lệ sét cao, các hạt thạch anh mịn, dẻo và có độ nhớt cao. Khi chế tác “chu nê” dễ dính vào dụng cụ và khó tạo hình nên thường được dùng để chế tác những đồ nhỏ và không thích hợp làm những đồ lớn, những người không có tay nghề nhất định cũng không muốn làm ấm bằng nguyên liệu “chu nê”. Do đó ấm chu nê ngày xưa hầu như chỉ là những ấm có dung tích nhỏ. Công nghệ luyện khoáng hiện nay có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này, đó là, thêm một tỷ lệ phù hợp hạt khoáng tử sa đã nung (thục nê) khi luyện đất sét có thể làm tăng hiệu suất nung của chu nê và tăng dung tích của sản phẩm.

So với các vật liệu tử sa khác, tỷ lệ co ngót của chu nê trong quá trình sấy và nung là lớn hơn. Tỷ lệ co ngót tổng thể của “hồng nê” thông thường là 13% còn tỷ lệ co ngót tổng thể của “chu nê” cao hơn 17%, thậm chí cao tới 25%, tỉ lệ này cao hơn đến 80% so với tỉ lệ của “hồng nê” thông thường. Do tỷ lệ co ngót của chu nê lớn và lò nung ngày xưa rất khó kiểm soát nhiệt độ nên bề mặt của ấm “chu nê” sau khi nung thường ít nhiều có nếp nhăn trên bề mặt, những nếp nhăn này chỉ có thể được nhìn thấy sau khi sử dụng lâu dài chứ không thể cảm nhận bằng tay, do đó mới có câu “vô trứu bất thành chu”.Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiệt độ của lò nung hiện nay rất dễ kiểm soát và điều này khó có thể xảy ra.

Khi nung “chu nê” cần có thời gian nung sơ bộ và sấy khô lâu hơn do “chu nê” có tỷ lệ co rút lớn, mật độ cao, khí khổng nhỏ, độ ẩm phân tán chậm nên chỉ có thể dùng thời gian để khắc phục vấn đề này. Ngay cả khi cần nung ở nhiệt độ cao, nhiệt độ cũng chỉ có thể tăng từ từ. Quá trình làm nguội cũng cần rất chậm, nếu không sẽ rất dễ bị nổ. Do đó, từ khâu chế tác phôi ấm đến nung, tỷ lệ thành phẩm chỉ đạt khoảng 60%, đây là lý do khiến nhiều thợ làm ấm nổi tiếng và những người lâu năm trong nghề chế tác ấm tử sa không muốn làm thêm những chiếc ấm khác. Do hàm lượng ôxít silic và ôxít nhôm trong chu nê tương đối thấp và hiệu ứng chảy của các ôxít khác trong thành phần, nhiệt độ thiêu kết tương đối thấp và phạm vi thiêu kết cũng hẹp. Nói chung, nhiệt độ nung của tử sa hồng nê là 1150 ℃ ~ 1170 ℃. Nhiệt độ nung của chu nê là 1120 ℃ ~ 1160 ℃.
- Nhiệt độ 1110 ℃, màu vàng cam, mặt cắt dày đặc, âm thanh vang hơn;
- 1130 ℃, màu đỏ son, mặt cắt dày đặc, âm thanh lớn;
- 1150 ℃, màu đỏ đậm, mặt cắt dày đặc, âm thanh sắc nét.
Có một số khác biệt về nhiệt độ nung giữa chu nê với nguyên liệu khoáng đơn và thục liệu chu nê (chu nê phối thục nê). Một số loại “chu nê” có hàm lượng sắt cao hơn và nhiệt độ nung cao hơn một chút, điều này sẽ gây ra điểm nóng chảy của sắt và kết tủa sắt trên bề mặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến bề mặt của tác phẩm. Sau khi tác phẩm chu nê được nung thành gốm, chúng có độ nung kết cao, bề ngoài sáng và sạch, vang như kim loại, phần vỡ gần giống sứ, nhưng vẫn có độ thoáng khí nhất định. Hiệu ứng màu sắc của sự thay đổi nóng lạnh của ấm chu nê là đặc biệt rõ ràng, khi ấm được xối bằng nước sôi, màu sắc của ấm sẽ ngay lập tức đậm hơn, và hồng hào hơn, khi rót hết nước nóng ấm sẽ sớm trở lại màu ban đầu. Những tác phẩm tinh phẩm chu nê tinh xảo và mềm mại, màu sắc tươi sáng và hồng hào, bề mặt sáng đẹp (như hình 5-23 và 5-24), càng sử dụng càng lên nước bóng đẹp và được yêu thích bởi những người yêu trà.

“Chu nê” tuy không được ghi chép rõ ràng trong lịch sử nhưng lại tồn tại lâu đời và có sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Vào cuối nhà Minh và đầu triều đại nhà Thanh, nghệ nhân nổi tiếng Huệ Mạnh Thần – Huệ Dật Công rất nổi tiếng với những chiếc ấm chu nê nhỏ của mình. Mặc dù nhóm chu nê có nhiều phân nhóm nhỏ và có những đặc điểm gần tương đồng nhau nhưng chúng lại có những đặc điểm riêng biệt tùy thuộc vào địa điểm khác thác khác nhau.

SG, 14/08/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(Dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-15: Mỏ đất sét non tạo ra chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-16: Mỏ đất sét non tạo ra chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-17: chu nê (hồng nê non)
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-19: Quặng thô chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-20: Quặng thô chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-21: Quặng thô chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-22: Nga hoàng chu nê
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-25: Thay đổi màu sắc của chu nê khi nhiệt độ nung tăng dần khác nhau
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-23: Ấm trà chu nê nguyên bản. Nhận xét: Có thể do hiệu ứng chụp ảnh nhưng thông thường 99% chu nê nguyên bản sẽ không có "hiệu ứng loá" như hình chụp này (LT)
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 2): CHU NÊHình 5-24: Lục phương chu nê hồ, khoáng phong hoá tốt.
1 2 3,311 9.5
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
952 18:43, 19/08/2021
0 0 4,371 0.0
ĐẠI HỒNG BÀO là loại khoáng tử sa rất được thị trường săn đón và có nhiều ý kiến ​​khác nhau. Nguồn gốc của tên của nó có thể liên quan đến trà "Đại hồng bào", một loại nham trà ở Vũ Di, Phúc Kiến. Theo truyền thuyết, có một người đàn ông từ phương nam vào Bắc Kinh (Nam Kinh) để dự thi, đi qua núi ...
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 1): TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
906 19:40, 11/08/2021
2 0 3,200 10.0
HỒNG NÊ là một trong ba loại khoáng tử sa chính của Tử sa Nghi Hưng. "Hồng nê" thường đề cập đến một loại khoáng tử sa mà gốm có màu đỏ sau khi nung mà không phải là một loại vật liệu khoáng tử sa cụ thể. Sau khi "Hồng nê" được nung, bề ngoài của tác phẩm sẽ có màu hồng (đỏ) nên được đặt tên là ...
CÁC KHU VỰC KHAI THÁC TỬ SA Ở HOÀNG LONG SƠN
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
899 19:24, 09/08/2021
1 0 4,676 0.0
Núi Hoàng Long ở Nghi Hưng là nguồn gốc của Tử sa, theo các dữ liệu nghiên cứu Tử sa được hình thành từ 350 đến 260 triệu năm trước. Dưới tác động của gió và nước và không khí các hạt quặng và đá nguyên thủy bị phong hóa thành từng lớp, sau những biến đổi địa chất lâu dài sẽ hình thành nên thạch anh, ...
TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 6): THANH KHÔI NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
876 19:09, 05/08/2021
1 0 5,095 2.0
THANH KHÔI NÊ

Có nhiều quan điểm ​​khác nhau về THANH KHÔI NÊ, có người cho rằng "Thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Đoạn nê", có người cho rằng "thanh khôi nê" thuộc về nhóm "Tử nê", một số ít lại cho rằng "thanh khôi nê" không phải là một loại quặng Tử sa nguyên bản. Vậy có quặng "thanh khôi nê" nguyên bản không? ...
TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 9): HẮC ĐÔN ĐẦU
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
869 17:10, 04/08/2021
1 0 2,570 0.0
HẮC ĐÔN ĐẦU là tên thường gọi của quặng bởi những thợ khai khoáng ngày xưa. Trong "Báo cáo kiểm nghiệm đặc tính vật lý đất sét gốm Hoàng Long Sơn của Đinh Thục trấn" của Phòng thí nghiệm trung tâm của Cục Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản tỉnh Giang Tô thì "Hắc đôn đầu" được gọi là "Lam Tử Nê.

Quặng ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!