/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO

952 18:43, 19/08/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOChu nê đại hồng bào - Nam qua hồ
ĐẠI HỒNG BÀO là loại khoáng tử sa rất được thị trường săn đón và có nhiều ý kiến ​​khác nhau. Nguồn gốc của tên của nó có thể liên quan đến trà "Đại hồng bào", một loại nham trà ở Vũ Di, Phúc Kiến. Theo truyền thuyết, có một người đàn ông từ phương nam vào Bắc Kinh (Nam Kinh) để dự thi, đi qua núi Vũ Di và đột nhiên bị đau bụng không chịu nổi, ông đã gặp một nhà sư chùa Thiên Tâm Tự ở núi Thiên Tâm. Sư đưa về chùa, lấy trà mọc trên đá cạnh chùa cho uống thì hết đau bụng. Sau khi đạt giải trạng nguyên, người này đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt để cảm ơn và khoác chiếc "hồng bào" (áo choàng màu đỏ) của trạng nguyên lên những cây trà này, từ đó về sau những cây trà này được gọi là "Đại hồng bào". Tuy truyền thuyết thật hấp dẫn nhưng thật khó tin.

Trong thực tế, những cây chè này được gọi là đại hồng bào là bởi vì những cây chè này, khi búp chè nảy mầm non vào đầu mùa xuân, búp chè đỏ rực, nhìn từ xa cây có màu đỏ tươi như ngọn lửa. Ngoài ra, hiện nay còn có một loại cây cảnh gọi là "Hồng diệp thạch nam" (Hình 5-26), loại cây này khi nảy mầm non có màu đỏ và khi lớn lên thì có màu xanh. Đại hồng bào là một loại trà lên men bán phần có hình dạng nút, màu xanh ngả nâu, nước trà có màu vàng và vàng ngả cam. Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, cái gọi là "Kung Fu trà" (Kung Fu Cha) dần trở nên phổ biến ở biến ở miền nam Quảng Đông, Triều Châu và những nơi khác.

Sau sự ra đời của ấm tử sa, một số quan lại triều đình nhậm chức từ Nghi Hưng đã mang chiếc ấm tử sa chu nê về phía nam. Sau đó, người dân Triều Châu uống "Kung Fu trà" và ca ngợi ấm chu nê Nghi Hưng phù hợp. Ấm chu nê có màu sắc đẹp, giống với màu của búp trà đại hồng bào (Hình 5-27) Theo thời gian, đại hồng bào đã trở thành đồng nghĩa với ấm chu nê.

Trong lịch sử, người Triều Châu đã uống "Kung Fu trà" và cực kì ưa thích những chiếc ấm hồng nê nhỏ (hồng nê tiểu hồ) do Huệ Mạnh Thần chế tác vào cuối nhà Minh và đầu triều đại nhà Thanh. Có câu truyền miệng là "Hồ tất Mạnh Thần" (ấm phải là của Mạnh Thần), cho đến ngày nay phong cách trà đạo "Mạnh Thần mộc lâm" vẫn còn tồn tại ở miền nam Trung Quốc; Đó cũng là lí do mà "ấm Mạnh Thần" trở nên cực kì phổ biến và có rất nhiều người phỏng lại mẫu ấm này. Huệ Mạnh Thần - Huệ Dật Công trở thành nghệ nhân tử sa nổi tiếng chế tác những chiếc ấm "hồng nê tiểu hồ" nổi tiếng vào cuối triều Minh và đầu triều Thanh.

Những tác phẩm của "Nhị Huệ" (hai nghệ nhân họ Huệ) này có thể được coi như là chất liệu khoáng "đại hồng bào". Đại đa số mọi người đều đồng ý rằng, chiếc ấm "Tứ phương truyền lô" của Du Quốc Lương, một nghệ nhân tử sa nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh, được sưu tầm bởi "Xưởng công nghệ tử sa", được chế tác bằng chất liệu "phỏng Thanh sơ đại hồng bào" (bắt chước theo chất liệu đại hồng bào đầu nhà Thanh), thực ra là hồng nê dị tương hồ.

"Đại hồng bào" mà mọi người thường gọi sau này chỉ là loại chu nê có màu đỏ sáng hơn còn "Đại hồng bào" trong thời nhà Minh và nhà Thanh lại là truyền thuyết và không có cách nào để chứng minh. Do đó không có gì ngạc nhiên khi một số người nói rằng "đại hồng bào" đã bị tuyệt chủng từ đầu thời nhà Thanh hoặc "đại hồng bào" không tồn tại. Vậy có khoáng "đại hồng bào" không? Lưu Ngọc Lâm cho rằng bạn có thể nói là KHÔNG hoặc CÓ tuỳ theo cách nhìn nhận.

Người ta nói rằng là "Không" bởi vì "đại hồng bào" không có tiêu chuẩn để đo lường và so sánh, và trên thực tế, hầu như không ai biết khoáng "đại hồng bào" là gì. "Chu nê" thậm chí còn không có tên trong lịch sử thì cái gọi là "đại hồng bào" đến từ đâu?; Sở dĩ nói "Có" nó là bởi vì "đại hồng bào" đơn giản là một ấm trà có màu đỏ rực rỡ và rõ ràng trong lịch sử đã có một tác phẩm hồng nê được gọi là "đại hồng bào", trữ lượng "tử sa" chưa hề cạn kiệt, làm sao có thể không có sự tồn tại của chu nê "đại hồng bào"?

Để khám phá bức màn bí ẩn của "đại hồng bào" và xác nhận sự tồn tại của nó dựa trên những đặc điểm cơ bản được mô tả, vào khoảng năm 2000, Lưu Ngọc Lâm, một chuyên gia trong ngành tử sa, dựa trên kiến ​​thức tích lũy được về tử sa và kiến ​​thức về "đại hồng bào", bằng nỗ lực vượt qua những khó khăn, vất vả đã tìm kiếm khắp Nghi Hưng và các khu vực miệng giếng khai thác xung quanh các mỏ, cuối cùng ông đã tìm thấy nguyên liệu khoáng "đại hồng bào" được các chuyên gia trong ngành công nhận. Như câu nói: "Thế hữu Bá Lạc, nhiên hậu hữu Thiên lí mã. Thiên lí mã thường hữu, nhi Bá Lạc bất thường hữu. Cố tuy hữu danh mã, chỉ nhục vu nô lệ nhân chi thủ, biền tử vu tào lịch chi gian, bất dĩ thiên lí xưng dã." (Chú thích của người dịch, đây là một đoạn Lưu Ngọc Lâm trích từ "Mã Thuyết" của Hàn Dũ: "Trên đời có Bá Lạc sau đó mới có Thiên lí mã. Thiên lí mã thường có nhưng Bá Lạc lại không thường có. Cho nên tuy là ngựa nổi danh cũng chỉ chịu nhục phục dịch dưới tay người chăn dắt, giống như hạng ngựa thường cuối cùng cũng chết bên máng cỏ, không vì một ngày đi được ngàn dặm mà xứng danh.
Ngựa mà mỗi ngày đi ngàn dặm, mỗi lần ăn có thể ăn hết một thạch thóc, người cho ăn không biết khả năng đi ngàn dặm của nó mà cho ăn. Cho nên ngựa đó tuy có tài nhưng ăn không đủ no, sức không đủ khoẻ, tài năng và ưu điểm không biểu hiện ra bên ngoài, muốn được như hạng ngựa thường còn không thể thì làm sao có thể mỗi ngày đi ngàn dặm?
Điều khiển nó không có phương pháp, nuôi dưỡng nó mà không biết cách để nó phát huy hết tài năng, nó hí vang mà không hiểu được ý nó, chỉ biết cầm roi đến trước nó mà nói rằng: “Thiên hạ không có Thiên lí mã.” Than ôi! Có đúng là trong thiên hạ không có Thiên lí mã chăng? Đó chỉ là không nhận biết được Thiên lí mã mà thôi."). Việc tích lũy kiến ​​thức và kinh nghiệm nếu không có sự sáng suốt nhận định thì dù là vật quý ngay trước mắt hay nằm trong tay cũng có thể bị bỏ sót. Khoáng vật "đại hồng bào" mà Lưu Ngọc Lâm tìm thấy ban đầu không được công nhận, thậm chí nhiều người còn gạt bỏ nó, tuy nhiên khi các chuyên gia nhìn thấy tác phẩm và được cầm trên tay, nó giống như một bảo vật và các chuyên gia đã không ngần ngại định giá nó rất cao.Các đặc điểm của chu nê đại hồng bào có thể được tóm tắt trong ba điểm đó là THIỂU - NAN - KỲ ( Hiếm - Khó - Đặc biệt).

THIỂU có nghĩa là nguyên liệu khoáng cực kì hiếm. Xét từ góc độ phân loại khoáng tử sa, "đại hồng bào" đầu tiên thuộc về nhóm "hồng nê", trong "hồng nê" nó thuộc về "chu nê", được gọi là loại khoáng tốt nhất của "chu nê". Quặng gốc "đại hồng bào" nằm rải rác trong lớp quặng chu nê và không có lớp quặng riêng biệt. Thường chỉ thu được có một vài mảnh quặng (nộn nê hoặc chu nê) trên một lớp quặng. Sau khi nộn nê (đất sét non) bị phong hóa thành chu nê, kết cấu này bị tác động của ngoại lực chìm xuống lớp quặng chu nê rồi bị phong hóa tạo thành “lõi đá” nên một số mẫu khoáng vật vẫn còn dấu vết của sét trắng xanh (thanh bạch nê) trên bề mặt. (Hình 5-30), trông giống như một cục lõi đất sét cứng, nên được gọi là "nê hạch". "Nê hạch" có kích thước không lớn, đường kính 7 ~ 8cm được coi là lớn, thông thường đường kính chỉ khoảng 3 ~ 5cm. (Hình 5-28, 5-29, 5-30). Nguyên liệu khoáng sản này vô cùng hiếm và quý được định giá theo từng cân một. Khoáng "đại hồng bào" chỉ có thể tách lọc thủ công trong một số mỏ đất sét non được khai thác gần và xung quanh Thị trấn Đinh Thục ban đầu. Do nguyên liệu khoáng sản của "đại hồng bào" khan hiếm và không thể gia công cơ học, nên nó thường được tách lọc thủ công từ các cơ sở khai thác quy mô nhỏ, sau đó được chế luyện thủ công thành đất sét và chỉ có thể sử dụng sau khi đã ủ đủ thời gian.

NAN có nghĩa là đại hồng bào rất khó chế tác và khó nung. Bề ngoài của "chu nê đại hồng bào" có màu vàng đất, dạng bột mịn và cấu trúc thạch anh. Thành phần khoáng vật bao gồm hydromica, halloysit, kaolinit và đất sét. Bột được gửi để kiểm tra đã được phân tích và thử nghiệm bởi Viện nghiên cứu gốm sứ Giang Tô cho thấy thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của nó là 41,85% silicon dioxide (SiO2), 19,84% oxit nhôm (Al2O3) và oxit sắt (Fe2O3) 23,22%, titan oxit (TiO2) 0,81%, magie oxit (MgO) 0,74%, canxi oxit (CaO) 0,87%, kali oxit (K2O) 2,05%, natri oxit (Na,2O) 0,31%, hao hụt khi nung (LOI) 9,78%.

Theo phân tích thử nghiệm, hàm lượng sillicat trong chu nê đại hồng bào tương đối thấp so với hầu hết các loại đất tử sa. Đất sét có tỷ trọng lớn và độ dẻo tuyệt vời, giới hạn lỏng là 43,3%, giới hạn dẻo là 24,6% và chỉ số dẻo là 21,7. Đây là một loại vật liệu khoáng có tính dẻo cao. Vì có độ dẻo tốt nên rất dễ dính vào các dụng cụ khi chế tác nên khó tạo hình, nếu không có kĩ kinh nghiệm chế tác chu nê thì cực kỳ khó chế tác "chu nê đại hồng bào". Đại hồng bào thuộc loại đất sét non, có hàm lượng silica thấp, đất sét nặng và độ co ngót tuyến tính lớn trong quá trình sấy và nung, thường là 18%. Hàm lượng nhôm oxit trong vật liệu khoáng tương đối thấp, ảnh hưởng đến nhiệt độ thiêu kết của nó, do đó, nhiệt độ thiêu kết của "chu nê đại hồng bào" tương đối thấp và khoảng nhiệt độ thiêu kết cũng hẹp. Nếu không kiểm soát tốt nhiệt độ trong quá trình nung sẽ dễ bị “nổ”, nứt vỡ nên năng suất cực thấp, nói chung chỉ thích hợp cho các sản phẩm nhỏ.

Nói chung, phạm vi nhiệt độ để nung là 1130°C đến 1160°C.
- Ở 1130 ℃, nó có màu nâu đỏ với âm thanh nhẹ;
- Ở 1150 ℃, nó có màu đỏ sẫm với âm thanh nhẹ;
- Ở 1160 ℃, nó có màu đỏ sẫm, có âm thanh và bề mặt hơi thủy tinh hóa.
- Ở 1170 ° C, nó có màu đỏ sẫm, với âm thanh rõ ràng và sắc nét.

Hàm lượng Fe2O3 trong đại hồng bào cực kỳ cao, kết quả kiểm tra của các mẫu được phân tích là 23,22%. Hàm lượng ôxít sắt cao, nhiệt độ nung tương đối thấp cộng với tác dụng tăng cường độ chảy của các ôxít khác làm cho đại hồng bào sống động hơn và sáng hơn các tác phẩm Chu nê thông thường. Một số người nói rằng màu sắc của nó giống với màu sắc của bộ sườn xám màu đỏ mà cô dâu và chú rể mặc khi cưới, cũng giống màu của bộ sườn xám màu đỏ ngày xưa nên được gọi là đại hồng bào. Mặc dù hơi quá lời khen ngơi nhưng những lời khen ngợi này cũng mô tả khá chính xác các đặc điểm của đại hồng bào. Mặc dù tử sa có nhiều màu sắc nhưng không phải là kiểu màu sáng, màu đỏ nhưng không sặc sỡ. Chu nê đại hồng bào tuy có màu sáng hơn nhưng không phải đỏ tươi như mọi người nghĩ, sản phẩm sau khi nung thường có màu đỏ sẫm, sau một thời gian dưỡng, ấm sẽ càng ngày càng sáng và trong như ngọc bích. Có vẻ như nếu chỉ xét đến màu sắc của sản phẩm là chưa đủ rõ ràng, bạn có thể so sánh nó với các sản phẩm chu nê khác sẽ thấy rõ đặc điểm.

KỲ có nghĩa là hiệu ứng sau khi dưỡng rất đặc biệt. Nhìn chung các tác phẩm của chu nê nói chung có độ thiêu kết tương đối cao và độ thoáng khí thấp. Nhưng mặc dù đại hồng bào thuộc loại chu nê, độ cát của nó là duy nhất trong số tất cả các loại chu nê vì vậy sau khi tác phẩm được nung, nó có kết cấu chắc chắn và độ thoáng khí tuyệt vời. Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc nhất là trong quá trình sử dụng ban đầu của ấm đại hồng bào, nước sẽ liên tục thấm ra trên bề mặt ấm, sau một thời gian sử dụng và dưỡng ấm sẽ tạo thành lớp gỉ, không cho nước thấm ra thành ấm nữa, điều này cho thấy rằng độ thoáng khí của đại hồng bào là cực kì tốt. Nếu không phải là nồi ấm tử sa đã qua xử lý đặc biệt thì khó có tác dụng này. Hiện tại, những có rất nhiểu người tìm kiếm khoáng đại hồng bào và ấm đại hồng bào, lý do thực sự là họ nói rằng họ thực sự cảm nhận được rằng nếu xét đến khả năng tương tác với trà, không có loại khoáng nào vượt qua được đại hồng bào.

Đại hồng bào, loại khoáng chu nê tinh tuyển là một danh tiếng rất xứng đáng. Hiệu ứng màu sắc khi thay đổi nóng lạnh của chu nê đại hồng bào là đặc biệt rõ ràng, thân ấm sẽ sẫm dần khi rót nước sôi và khi ấm đầy nước toàn bộ ấm sẽ trở nên sẫm màu hoàn toàn. Khi rót hết nước trong ấm, ấm sẽ trở lại màu ban đầu. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều ấm tử sa “tự xưng” là đại hồng bào, thực chất được làm từ đất sét nhân tạo, những ấm này hoàn toàn không phản ánh sự độc đáo của đại hồng bào và hoàn toàn khác với đại hồng bào làm bằng khoáng nguyên bản. Khoáng đại hồng bào thực sự rất hiếm. Nếu ước tính theo tỷ lệ sản xuất và kinh doanh của ấm tử sa, người ta ước tính rằng trong số hàng triệu chiếc ấm tử sa được chế tác chỉ có thể tìm được một chiếc ấm đại hồng bào thật.

SG, 19/08/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-26: Màu đỏ sáng của ấm chu nê đại hồng bào
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-26: Hồng diệp thạch nam
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-32: So sánh màu sắc của quặng thô đại hồng bào trước và sau khi nung
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-30: Khoáng thô chu nê đại hồng bào
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-29: Khoáng thô chu nê đại hồng bào
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-28: Khoáng thô chu nê đại hồng bào
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-31: Thay đổi màu sắc của chu nê đại hồng bào khi nung ở các nhiệt độ khác nhau
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-34: Chu nê đại hồng bào - Nam qua hồ
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 3): CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀOHình 5-33: Chu nê đại hồng bào - Mỹ nhân kiên hồ
0 0 4,016 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Hắc sa
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
519 18:56, 27/06/2021
2 0 3,247 0.0
Nhiều trà hưu đam mê ấm tử sa rất hay hỏi về ấm Tử sa có màu đen hay còn gọi là hắc sa. Vậy liệu có khoáng Tử sa Hắc sa tự nhiên không? Ấm màu đen có phải là hắc sa?
Câu trả lời là: KHÔNG!!! Không có khoáng tử sa Hắc sa trong tự nhiên, cũng không có loại khoáng tử sa nào nung theo cách thông thường có thể tạo ...
Vài dấu hiệu để nhận biết khoáng tử sa thật
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
508 16:18, 25/06/2021
4 2 3,797 9.5
Khi mô tả một ấm trà tử sa thật trông như thế nào, nhiều người chơi không biết nói thế nào để phân biệt một ấm trà tử sa thật với các ấm bằng đất sét khác; họ chỉ biết khi nhìn thấy và cảm nhận được ấm trà cho chính mình. May mắn thay, Bên cạnh kết cấu và màu sắc của ấm trà, có một số dấu ...
KHOÁNG ĐẠI HỒNG BÀO
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
507 15:59, 25/06/2021
1 0 3,063 0.0
Hiện nay, khi nghe thông tin về khoáng của ấm trà, chúng ta rất hay thấy những ấm Tử Sa màu đỏ được gọi là Khoáng Đại Hồng Bào. Vậy Khoáng Đại Hồng Bào là gì? Hiện tại có những loại khoáng nào đang được gọi là Đại Hồng bào? Mời quý trà hữu cùng tìm hiểu.

1. CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO
Chu nê đại hồng bào ...
Tử sa chi phỉ thúy
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
422 16:55, 17/06/2021
1 0 2,113 7.0
“Tử sa chi phỉ thúy” danh bất hư truyền, nguồn nguyên liệu với những đặc tính vô cùng trân quý tựa như ngọc bích hiếm có khó tìm.

Đất tử sa từ lâu đã được sử dụng để chế tác ra các loại đồ gốm tại Nghi Hưng với nhiều dạng đất khác nhau. Trong đó tử nê, là nguyên liệu phổ biến nhất và được ...
KHOÁNG TỬ SA NHÌN TỪ CẤU TRÚC VẬT LÝ VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
389 21:32, 15/06/2021
1 0 6,559 0.0
Hiện nay , khi tìm kiếm trên thông tin về Ấm Tử Sa chúng ta sẽ thường có được những thông tin như "Khoáng nhà mình cất mấy chục năm nay" , "Khoáng tử sa càng cũ càng có giá trị " hoặc "Khoáng tử sa thật hiện nay không còn , đến người TQ cũng không thể tìm được ấm tử sa thật". Một số thông tin thì chỉ đơn giản ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!