/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (3)

957 11:37, 20/08/2021

( từ)

CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (3)
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TIỂU CẢNH

Trang trí hoa kiểng có rất nhiều thể loại đều hàm chứa minh triết trong đó. Cũng giống như Chaxi, hoa kiểng không có chủ đề cụ thể mà nó mở ra khung trời vô biên trong tư tưởng sáng tạo. Việc tạo ra một mô hình thu nhỏ của thực thể để mô tả một chủ đề nào đó là một trong những cách dễ dàng nhất để ta bắt đầu cho quá trình khám phá nghệ thuật hoa kiểng, và đồng thời cũng tạo ra mối liên kết giữ chúng ta với thiên nhiên, thời tiết và các mùa trong năm. Đây cũng là một mảng lớn trong Trà đạo.

Nghệ thuật hoa kiểng Trung hoa có bề dày lịch sử lâu đời với nhiều hình thái khác nhau. Tùy theo công dụng, nó có thể được phân thành nhiều dạng khác nhau như cắm hoa để dâng lên trang thờ, để cho những dịp trang trọng, dành cho giới nhân sĩ, cắm hoa theo kiểu truyền thống và thiền hoa trà dành riêng cho trà thất. Có kiểu cắm hoa dành cho dịp lễ hội như Tết Nguyên đán hay Hội thuyền rồng,… và có cả cách cắm hoa sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu xét theo vị trí trưng bày thì có hoa cho phòng khách, hành lang, hội trường, cho thư phòng, trà thất,… và còn nhiều địa điểm khác nữa. Còn phân loại theo kiểu dáng của bình chứa thì có kiểu cắm hoa trong bình, đĩa, trong chai lọ, trong bát, ống và trong giỏ (sáu loại lọ cắm này là sáu kiểu bình đặt trưng của nghệ thuật hoa kiểng Trung hoa), hoa treo tường, treo lơ lửng trên không trung,… Và cuối cùng phải kể đến phong cách của nghệ sĩ, họ cắm hoa theo cảm hứng tự nhiên hay gọi là cảm tác, là những mô hình thu nhỏ theo quang cảnh thiên nhiên – gọi là tiểu cảnh, hay hoa kiểng theo một ý tưởng nào đó, một hình thể nhất định nào đó.

Trong lịch sử hoa kiểng Trung hoa có một số kiểu tác cổ điển xuất hiện thời Tiền Đường (trước 618) dành cho việc thờ phụng, trong các nghi thức tôn giáo hay theo quan điểm học thuyết cùng thời; nhà Đường (618-907), nhà Tống (960–1279) là những triều đại thịnh vượng nhất trong lối hoa kiểng cổ điển, hoa trang trí trong các buổi yến tiệc và cắm hoa theo quan điểm cá nhân; hoa kiểng theo phong thái tự do trong các thiền thất xuất hiện ở thời Ngũ triều (907–960), dùng hoa kiểng để nói lên ý tứ muốn diễn đạt xuất hiện ở triều Nguyên (1279–1368); thời Minh (1368–1644) thì có kiểu cắm hoa tổng thể, hoa nhân văn sĩ, cắm hoa theo bố cục và theo kiểu tân cổ; và thời nhà Thanh (1644–1911) thì có hoa kiểng tiểu cảnh, kiểu nhân văn tinh thể hay kiểu đồng âm (dùng tên hoa để truyền tải ý nghĩa tượng trưng), cắm hoa kèm thèo hình dạnh rau củ quả và cắm hoa tổng thể dân gian.

Phong cách trang trí hoa tiểu cảnh bắt nguồn từ kiểu ‘cái đĩa mùa xuân’ ở thời nhà Đường. Ở phong cách này, nghệ nhân thể hiện tình cảm chân thành của mình đối với Thiên nhiên, nhằm tạo ra một chức tranh chân thực về cảnh sắc của tự nhiên thông qua nhiều hình thái của nó và lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chủ đề trọng tâm. Nghệ nhân dùng cái đĩa để tượng trưng cho đất, để giữ cho cây cỏ hoa lá trong hình dạng tự nhiên của chúng để ngợi ca sự huyền vi của tạo hóa, tránh mọi cái giả tạo và cầu kỳ trong tác phẩm. Điều này làm cho tiểu cảnh có được nét tự nhiên của hoa lá, nhìn gọn gàng và đẹp mắt, xoa dịu các giác quan và an định tâm hồn.

Dưới triều Minh Thanh, những phong cách hoa kiểng dựa theo lối tiểu cảnh này đã trở nên phổ biến do ảnh hưởng bởi sự đa dạng của chậu cây và nghệ thuật phối trong không gian hẹp (tương tự như nghệ thuật bonsai của người Nhật). Quang cảnh thực thông qua các tiểu tiết được tái hiện hoàn hảo như trong câu trích ‘Nó là hiện thân của nắng mưa sương gió, nó đẹp tinh tế đến thoát trần’ của Thẩm Phục Thẩm Tam Bạch…. Trong tất cả các thể loại của nghệ thuật hoa kiểng, tiểu cảnh trong chậu đĩa là thể hiện rõ nhất vẻ đẹp hoàn hảo này.

Mỗi tiểu cảnh được tạo ra là ta đã hình dung tất cả cảnh quan thiên nhiên và vật thể rồi sử dụng các vật liệu hiện có để phối trí sao cho kết cấu trở nên sống động: từ những rặng núi, con suối chảy, những khối đá trong khu vườn hay cánh đồng hoa cỏ… Mỗi tác phẩm chế tác đều là đại diện cho một phần của Thiên nhiên: cây cỏ hoa lá và các loại động thực vật, nó sinh động đến mức như thể tiểu cảnh được tạo ra bởi một bàn tay truyền thần, hay ít nhất là thể hiện được sự tĩnh lặng trong tâm hồn của nghệ nhân. Giống như những bức tranh phong cảnh thủy mặc truyền thống, kiểu hoa kiểng này hoàn toàn tập trung vào việc phát họa Thiên nhiên, duy chỉ có phối hoa là thể hiện gần nhất bản thể của nó, là một bối cảnh ba chiều sống động. Đối với các nghệ nhân lâu năm về nghệ thuật hoa kiểng, tiểu cảnh là loại hình dễ phối nhất để diễn đạt tư tưởng của bản thân. Và nó cũng dung hợp với Trà đạo. Tuy nhiên, dễ dàng không phải là lý do để tiểu cảnh được phối tác thường xuyên mà bởi nó là lối mở để diễn đạt tất cả những nét đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi con người.
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (3)
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (3)
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (3)
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (3)
thiền trà một chén rong chơi
dạo khắp non sông lẫn núi đồi
thế giới quanh ta đầy sống động
hay hồn ta hội nét tinh khôi
1 0 2,321 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gió Lùa Rặng Thông: Âm nhạc và Bức Họa đồ của Trà đạo
877 19:19, 05/08/2021
1 0 2,026 10.0
Flavor or tone,
expanded by virtue of its own discretion,
kept open to becoming by virtue of its own reserve:
what it loses in physical manifestation,
it gains in spiritual presence.

Vị hương hay giai điệu,
Rộng lan dần theo hàm thụ cá nhân
Nguồn tạng thức mở theo lòng cởi mở
Hoại là phần xác
Sáng rực là phần linh. - Jullien François, In Praise of ...
Trà đạo và Âm nhạc
787 19:46, 24/07/2021
3 0 1,423 9.0
Âm nhạc và Trà đạo cùng chia sẻ nhau sự quyện thắt hòa điệu thông qua những làn âm hưởng sáng tạo khi những chiếc bát được rót đầy. Từ xưa đến nay, những người yêu trà đều mang theo nhạc cụ vào thiên nhiên để tận hưởng những buổi trà với những giai điệu thiêng liêng, giúp cho tâm hồn thư thả; trong ...
TRÀ NGẤM VÀO THƠ, THƠ ĐƯƠM TRONG TRÀ
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
708 11:14, 15/07/2021
0 0 3,252 0.0
- Biên luận về Trà với Thơ -
Kính gửi về quê cha đất mẹ Phú Thọ
" Chè ngon, nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên. "
(Ca dao)


MỘT TRÀ, MỘT RƯỢU, MỘT THƠ CA

Người ta đã không nhầm tí tẹo nào khi bảo tại đâu có cái sự nhâm nhi trà (chè) và rượu, ...
Thần trà Lục Vũ
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
521 07:02, 28/06/2021
1 1 4,163 0.0
Thần trà Lục Vũ (陆羽) là người ở Cánh Lăng (竟陵), Phục Châu (复州) thời Đường. Về thân thế của Lục Vũ có liên quan đến một câu chuyện cảm động. Tương truyền, khi ông mới sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông, được nhà sư Tích Công (积公) trụ trì chùa Long Cái (龙盖) phát hiện.


Vào một buổi ...
Tản mạn về phong cách uống trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
509 16:29, 25/06/2021
0 0 3,378 0.0
Nhiều người vẫn thường thắc mắc, tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với Trà Đạo Nhật Bản, với Văn hóa Trà Trung Hoa, với Trà chiều của Anh Quốc?

Xin thưa rằng đơn giản là vì trà Việt giản dị, gẫn gũi nhưng cũng rất đỗi tinh tế như con người Việt nên chúng không là một cái đạo như ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!