/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (4)

964 12:17, 21/08/2021

( từ)

CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (4)
HOA DÂNG KÍNH PHẬT

Cắn hoa cũng là loại hình nghệ thuật được các tăng ni phật tử và cư sĩ sử dụng để dâng những đóa hoa lên trang thờ phụng. Trong nhà có một trang thờ cũng là cách giúp ta mở tâm hướng thiện, tri ân các bậc tiền nhân và thực hành cắm hoa trong nội tâm của mình. Cho dù là cắm hoa dâng lên trang thờ phụng, trên bàn thờ gia tiên, hay trang trí hoa cho không gian sống,…tất cả đều là những đóa hoa xinh đẹp xuất phát lòng tưởng nhớ đến Thiêng liêng, và Thiêng liêng hóa thân thánh thiện bên trong vạn vật, kể cả con người.

Dưới thời nhà Hán (202 TCN-220 CN), Phật giáo được truyền bá rộng ở Trung quốc và kèm theo nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa Phật giáo cũng dần được hình thành. Sau đó, vào các triều Nam – Bắc (420–589), truyền thống dâng hoa kính Phật đã phổ biến rộng rãi và dần dần hình thành nên một trường phái cắm hoa nghệ thuật mới. Đến thời Đường (618–907) Tống (960–1279) Minh (1368–1644) và Thanh (1644–1911), nó dần định hình thành phong thái riêng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và trở thành một loại hình nghệ thuật chính thức trong văn hóa truyền thống Trung hoa. Thông qua việc dâng hoa, quan niệm ‘mỗi bông hoa là một thế giới – mỗi chiếc lá một bồ đề cây’ của Phật giáo đại diện cho tư tưởng siêu thoát, thể hiện nội hàm tu dưỡng và giác ngộ tâm linh.

Hoa dâng kính Phật – nghệ thuật cắm hoa dành riêng cho tôn giáo là một trong những kiểu cắm hoa cổ điển nhất của Trung quốc. Bên cạnh giá trị nghệ thuật, hoa dâng kính Phật còn hàm chứa nhiều ý nghĩa: tôn kính, sùng bái, biết ơn, cố gắng học và làm theo lời Ngài dạy. Dâng hoa kính Phật không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn hàm nghĩa hoa nở hoa héo không chỉ rành riêng mình, rằng sự nở rộ của đóa hoa bây giờ cũng giống như sự nở rộ của đóa hoa khi trước và nét đẹp đó vẫn giữ mãi ngàn sau, rằng hoa nở hoa tàn đều là hoa đệm của nhau,… đó mới là vẻ đẹp thánh thiện chân chính của Hoa dâng kính Phật.

Hoa dâng kính Phật được phát triển dưới ba hình thức từ hai loại bình được để cập trong kinh điển: lẵng hoa, đĩa hoa và bình hoa. Lẵng hoa được cắm theo kiểu rải rác phân tán, còn Đĩa hoa bao gồm cái đóa hoa được sắp xếp trên đĩa (nhưng có chủ thể rõ ràng). Trong kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: treo tranh, thắp đèn, dâng hoa, đốt hương là xin học theo hạnh nguyện của Ngài và nguyện được sinh trong cõi pháp giới’. Lẵng hoa là một trong bốn vật phẩm dâng lên Đức Phật, còn lại là hương, đèn và trà. Ngày nay, lẵng hoa được thay thế bằng bình hoa để gọn thoáng và tiện hơn trên các bàn thờ lớn nhỏ.

Lẵng hoa là hoa được xếp đầy trong giỏ, thường người ta sử dụng hoa sen hay hoa bằng giấy để thiết và rải rác trong các buổi lễ Phật giáo hoặc trong các ngày lễ đặc biệt để tăng thêm vẻ đẹp cho không gian. Các đóa hoa mang đến sự tươi sáng và làm cho trang thờ đẹp hơn, tăng phần sống động và cảm xúc dào dạt trong lòng mỗi người Phật tử. Đĩa hoa, đầu tiên thiết các đóa hoa tươi hoặc là những cánh hoa theo hình tròn của đĩa để dâng, kiểu cắm hoa này còn được gọi ‘vòng cọc hoa’. Sau đó, nhờ sự phát triển các kiểu đĩa chuyên dụng giúp giữ các cành hoa trong quá trình cắm nên đã hình thành nên loại hình đĩa hoa kính Phật ngày nay.

Kiểu thứ ba trong Hoa dâng kính Phật là cắm hoa trong bình, nhân gian gọi là bình bông hay bình hoa. Đây là kiểu cắm hoa tương tự như văn hóa Ai Cập thời cổ nhưng lại bắt nguồn từ Ấn Độ, dùng hoa sen phối hợp với phong cách Purnaghata – mang hàm nghĩa tốt lành, được du nhập vào Trung quốc khoảng thời kỳ Nam – Bắc triều đại. Cách thiết hoa này mô tả lại câu chuyện lịch sử của các triều đại phương Nam, một câu chuyện đẹp có thật về hoàng tử Cẩm An: ‘Vài người dâng hoa sen lên Đức Phật và các vị sư sẽ dùng cái bình đồng đổ đầy nước và cắm hoa vào để giữ cho hoa không bị héo.’

Bản thân việc phối hoa kiểng đã là một một phương pháp tái trồng hoa, mang nghĩa tỉnh thức, ngợi ca vẻ đẹp thuần thiết và gắn kết với tự nhiên. Thông qua việc cắm hoa, chúng ta cũng dần thay đổi nhận thức của mình và cả những người thưởng hoa ta cắm. Cũng giống như tự nhiên, hoa nâng đỡ con người.

Nghệ thuật cắm hoa của Trung quốc có nguồn gốc từ Hoa dâng Kính Phật. Ngày nay, những người yêu thích bộ môn nghệ thuật này đã hồi sinh nhiều kiểu trang trí hoa cổ điển nhằm truyền tải tốt hơn những giá trị văn hóa nhân văn truyền thống. Hy vọng rằng, những giá trị tốt đẹp này sẽ đến được với nhiều người hơn, góp phần mở rộng tâm hồn với hoa và thông qua hoa, mở lòng đối với thiên nhiên và cuộc sống. Hoa – với sức mạnh tiềm tàng của mình, thực sự có thể thay đổi giá trị của cuộc đời.

Ảnh: Thư Vương facebook
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (4)
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (4)
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (4)
CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (4)
thiền trà một chén rong chơi
dạo khắp non sông lẫn núi đồi
thế giới quanh ta đầy sống động
hay hồn ta hội nét tinh khôi
0 0 2,628 0.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Gió Lùa Rặng Thông: Âm nhạc và Bức Họa đồ của Trà đạo
877 19:19, 05/08/2021
1 0 2,144 10.0
Flavor or tone,
expanded by virtue of its own discretion,
kept open to becoming by virtue of its own reserve:
what it loses in physical manifestation,
it gains in spiritual presence.

Vị hương hay giai điệu,
Rộng lan dần theo hàm thụ cá nhân
Nguồn tạng thức mở theo lòng cởi mở
Hoại là phần xác
Sáng rực là phần linh. - Jullien François, In Praise of ...
Trà đạo và Âm nhạc
787 19:46, 24/07/2021
3 0 1,535 9.0
Âm nhạc và Trà đạo cùng chia sẻ nhau sự quyện thắt hòa điệu thông qua những làn âm hưởng sáng tạo khi những chiếc bát được rót đầy. Từ xưa đến nay, những người yêu trà đều mang theo nhạc cụ vào thiên nhiên để tận hưởng những buổi trà với những giai điệu thiêng liêng, giúp cho tâm hồn thư thả; trong ...
TRÀ NGẤM VÀO THƠ, THƠ ĐƯƠM TRONG TRÀ
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
708 11:14, 15/07/2021
0 0 3,432 0.0
- Biên luận về Trà với Thơ -
Kính gửi về quê cha đất mẹ Phú Thọ
" Chè ngon, nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên. "
(Ca dao)


MỘT TRÀ, MỘT RƯỢU, MỘT THƠ CA

Người ta đã không nhầm tí tẹo nào khi bảo tại đâu có cái sự nhâm nhi trà (chè) và rượu, ...
Thần trà Lục Vũ
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
521 07:02, 28/06/2021
1 1 4,458 0.0
Thần trà Lục Vũ (陆羽) là người ở Cánh Lăng (竟陵), Phục Châu (复州) thời Đường. Về thân thế của Lục Vũ có liên quan đến một câu chuyện cảm động. Tương truyền, khi ông mới sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi bên bờ sông, được nhà sư Tích Công (积公) trụ trì chùa Long Cái (龙盖) phát hiện.


Vào một buổi ...
Tản mạn về phong cách uống trà của người Việt
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
509 16:29, 25/06/2021
0 0 3,626 0.0
Nhiều người vẫn thường thắc mắc, tại sao Việt Nam không có một nền văn hóa trà để sánh với Trà Đạo Nhật Bản, với Văn hóa Trà Trung Hoa, với Trà chiều của Anh Quốc?

Xin thưa rằng đơn giản là vì trà Việt giản dị, gẫn gũi nhưng cũng rất đỗi tinh tế như con người Việt nên chúng không là một cái đạo như ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!