/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (6)

988 14:25, 25/08/2021

( từ)

CHABANA –  HOA  THIỀN TRÀ (6)
ĐỊA ĐÀNG HOA

Địa đàng hoa là một trong những thể loại cắm hoa cổ điển của Ikebana, có thể sử dụng bất kỳ loại đĩa nào đáy bằng phẳng để tạo nên mô hình thu nhỏ của một khóm hoa vươn lên bên bờ hồ. Với thể loại cắm hoa hợp phong cách của thiền trà này chúng ta có thể tận dụng những cái đĩa ăn có sãn trong gia đình. Thế nhưng, những cái độc đáo mang nét cổ điển hay bị bỏ đi lại được dùng để cắm nhiều hơn hết. Trên thực tế, việc khôi phục và tái sử dụng những đồ cũ kỹ còn mang một ý nghĩa khác, cho chúng một vị thế trong không gian thiền trà mang lại một niềm vui khôn tả. Nhìn xung quanh và thử tìm những chiếc đĩa thú vị để cắm hoa nhé.

Cắm hoa là một loại hình nghệ thuật đơn giản nhất trong đời sống hàng này. Ngoài việc thỏa mãn niềm yêu thích được ngắm cái đẹp, vẻ ngoài xinh xắn của những bông hoa còn mang lại niềm vui, hạnh phúc và thiện cảm trong mỗi tâm hồn. Văn hóa hình thành thông qua việc lưu truyền những giá trị tốt đẹp được chắt lọc trong mọi lĩnh vực của đời sống, chính vì vậy nó luôn hiện hữu, trường tồn và không ngừng phát triển theo thời gian. Nét văn hóa nghệ thuật trang trí hoa kiểng cũng thế. Mặc dù có lúc bị lu mờ trong nhiều chặng đường lịch sử nhưng loại hình hoa kiểng vẫn luôn tồn tại và phát triển, không gì có thể hoàn toàn che khuất nét văn hoá đặc sắc này. Cắm hoa truyền thống là một kho tàng không có điểm đối sánh. Phối trí hoa kiểng còn là cách hoàn thiện bản thân, và thông qua các tác phẩm của mình, chúng ta truyền tải thông điệp thiện lành của nghệ thuật sáng tạo. Đó là tiếng nói của Thiên nhiên, là tiếng nói của tâm hồn.

‘Pan hua’ hay ‘Địa đàng hoa’ là một nhánh của nghệ thuật cắm hoa Á đông bằng cách cắm những cành hoa ngọn cỏ trên chiếc đĩa nông đựng đầy nước. Để hiểu thêm về nguồn gốc của kiểu phối trí này chúng ta quay trở lại hơn 2000 năm dưới thời gốm sứ nhà Hán (202 TCN - 220 CN) và ‘chiếc đĩa đựng đầy hoa’ truyền thống của văn hoá Ấn độ giáo. Dưới thời Hán, người dân dựa vào trí siêu tưởng để thể hiện các kiểu nghệ thuật phong phú. Trong cắm hoa, họ sử dụng các đồ gốm hình tròn để mô phỏng hình dáng của ao hồ và phối trí thêm các mô hình bằng gốm khác như cây cối, quầy hàng hoặc thêm vài con vịt bên trong chiếc đĩa – tượng trưng cho không gian sinh trưởng vô tận của trái đất. Đây là minh chứng cho việc dân tộc Hán là người đầu tiên sử dụng đĩa để trưng bày hoa kiểng.

Trong nghệ thuật hoa kiểng Trung quốc, ngoài việc dùng bình chứa làm vật tượng trưng cho trái đất, hướng và vị trí của hoa cũng tuân theo quy luật của tự nhiên nhằm đảm bảo tính cân đối trong tác phẩm. Hướng phát triển hoa cỏ phải tuân theo quy luật của không gian (Nguyên lý của Trời), còn vị trí cắm lại dựa theo quy luật phân phối của cây cỏ trong tự nhiên (Quy luật của Đất). Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất trong kiểu hoa cắm trên đĩa và loại hình trang trí này thường được những người mới bước vào bộ môn nghệ thuật cắm hoa thực hành. Mỗi kiểu cắm, mỗi hình dáng đĩa, mỗi loại hoa đều giúp hoàn thiện kiến thức nền tảng cho môn sinh vì việc xác định không gian cho mỗi cành hoa cắm trong khay đĩa khá dễ dàng. Kỹ năng cắm hoa trên đĩa được thể hiện ở việc phán định đúng không gian của mỗi cành hoa soi bóng trên mặt hồ tĩnh lặng, giúp tăng thêm vẻ duyên dáng thướt tha của vật thể bên trên như ‘tựa cánh bướm lả chập chờn, vườn hoa say giấc nắng đờn ru êm’ (Bài thơ được viết dưới triều Thanh (1644–1911) của nhà thư họa Tiền Đào trong quyển Bách Hoa Đàn Từ)

Các trang trí của Địa đàng hoa có đặc trưng là không gian mở khoáng đạt mà phẳng lặng, nhưng đây cũng là điều gây trở ngại cho việc giữ các cành hoa theo đúng vị trí. Vì nguyên nhân này mà ban đầu địa đàng hoa được xếp theo kiểu rải hoa hoặc cánh hoa đều trên bề mặt đĩa. Kiểu xếp này được gọi là đĩa phong cảnh vì mỗi kiểu đĩa đều mang đến một nét độc đáo đặc trưng và đây có thể xem là loại hình trang trí không gian sớm nhất của loại hình nghệ thuật này. Khi nghệ thuật cắm hoa được phát triển theo thời gian, kỹ năng phối hoa trên đĩa cũng phát triển và trở nên phong phú về kỹ năng cũng như phong cách thể hiện và đến thời nhà Tống (960–1279) người ta đã sáng kiến ‘đài sen mười chín lỗ’ để tiện cho việc phối trí. Kỹ thuật này dùng một đài sen bằng đồng khắc mười chín lỗ trống giống như mười chín hạt sen đặt trên đỉnh chiếc đĩa bằng sứ và đặt một khúc củ cải bên trong đài sen để cành hoa ghim chặt vào củ cải. Phương pháp này tiện cho việc tháo lắp và vệ sinh sau khi sử dụng, vừa thẩm mĩ lại gọn gàng. Một cổ vật minh chứng cho phương pháp đài sen này hiện được bảo tồn ở bảo tàng Ashmolean tại Đại học Oxford Anh quốc. Vào đầu thời Thanh, Thẩm Tam Bách đã phát minh ra một loại dụng cụ khác để cố định những bông hoa, được tạo thành từ những chiếc móng bằng đồng, cố định trực tiếp vị trí của các chi tiết và được đặt dưới đáy chiếc đĩa. Đây được xem như là cải cách trong trang trí hoa trên đĩa. Trong thế kỷ XX, người Nhật đã cải tiến kỹ thuật này, tạo ra một công cụ là những chiếc kim bằng đồng trên đầu đế giữ. Đây là Kenzan – hay còn gọi là bàn chông, được sử dụng phổ biến trong ikebana ở Nhật bản. Bàn chông là một phương pháp để bảo vệ những đóa hoa không bị dập nát, giúp nghệ nhân biểu đạt ý tưởng tốt hơn trong tác phẩm nghệ thuật của mình.

MUÔN KIỂU ĐỊA ĐÀNG HOA

Xét về dụng ý, hoa kiểng Trung quốc được phân theo bốn nhóm chính là ‘tiểu cảnh’, ‘tư tưởng’, ‘tâm thái’ và ‘tạo hình’. Với phong cách ‘Tiểu cảnh’, nghệ nhân phối trí các đóa hoa mô phỏng theo khung cảnh thiên nhiên, tạo ra một thế giới thu nhỏ chân thật, là ‘một không gian hẹp thay cho muôn ngàn dặm lí’. ‘Diễn đạt tử tưởng qua văn vật’ thường mang tính chất trang nghiêm, hàm ý về trật tự các mối quan hệ trong xã hội. Thông ‘Thể hiện tâm thái’, nghệ nhân thường biểu hiện tâm tư hay sở thích cá nhân qua việc kết hợp với các kiểu bình cắm và hoa khác nhau và truyền đạt nguyện vọng của bản thân. Còn phong cách ‘Tạo hình’ chủ yếu dựa theo hình của dạng bình chứa để phối trí với khuôn hoa mà hình thành nên tác phẩm. Với phong cách này, nghệ nhân tự do thể hiện các chi tiết, tạo nên tỷ lệ cân đối, hình thành nên nét đẹp điểm tô cho không gian, làm tươi mới cuộc sống.

Địa đàng hoa có nhiều biến thể khác nhau nhưng chủ yếu có các kiểu cắm là ‘Thẳng đứng’, ‘Nghiêng’, ‘Hướng nhô ra ngoài’, ‘Trải rộng’, ‘Rũ xuống’ và ‘Tổng hợp’. Các hình thái cắm này là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa. Ngoài ra, để tạo nên một tác phẩm phát họa chân thực, nghệ nhân phải có phong cách riêng để xem xét ý nghĩa tiềm ẩn trong các kiểu phối trí nhưng phải đảm bảo yếu tố ngữ cảnh như: thời gian địa điểm trưng bày, phong cách trang trí trong không gian, đối tượng, mục đích,… liên kết tạo nền tảng để thực hiện chủ đề phối trí.

Nghệ thuật cắm hoa đương đại cũng phải xem xét đến các yếu tố cấu thành như không gian, địa điểm, con người,… để tạo nên một bức tranh nghệ thuật tổng thể. Về nguyên tắc, công việc cắm hoa được thực hiện khá dễ dàng nhưng một tác phẩm thật sự phải thể hiện được nội tâm và tư tưởng của nghệ nhân đó. Bên cạnh tài nghệ, việc học tập trao đổi, rèn luyện và tích lũy kỹ năng đối với một nghệ nhân là vô cùng cần thiết, giống như:

‘When fragrance fills the void, flowers are often near... Those who are connected by destiny will think of each other often.’

‘Hương lan không gian,
Hoa lại kề cạnh…,
Người vốn tự duyên,
Đồng thanh tiền định’.

Mỗi tác phẩm hoa kiểng đều hàm chứa tâm thái của nghệ nhân. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó khi nhìn ngắm vẻ đẹp của hoa, chúng ta đồng nhịp cùng nhau.
CHABANA –  HOA  THIỀN TRÀ (6)
CHABANA –  HOA  THIỀN TRÀ (6)
CHABANA –  HOA  THIỀN TRÀ (6)
CHABANA –  HOA  THIỀN TRÀ (6)
thiền trà một chén rong chơi
dạo khắp non sông lẫn núi đồi
thế giới quanh ta đầy sống động
hay hồn ta hội nét tinh khôi
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
230 09:38, 07/06/2021
1 0 1,244 0.0
Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc hai chữ “Cung Xuân”, dưới nắp ấm hình cuống dưa ...
Thiền Trà làng mai
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
227 00:45, 07/06/2021
1 0 1,198 0.0
Thiền trà là một pháp môn thực tập rất thi vị của Làng Mai. Thiền trà Làng Mai có hai cách, thiền trà nghi lễ và đại thiền trà. Thiền trà nghi lễ là thiền trà có giới hạn số lượng người tham dự (khoảng mười sáu người tới hai mươi người). Còn đại thiền trà là thiền trà dành cho một đại chúng lớn, số ...
Thiền trà
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
226 00:41, 07/06/2021
1 0 1,437 0.0
Thiền trà là thiền tập trong khi uống trà. Có khi ta để ra hai giờ đồng hồ để chỉ uống một chén trà và ăn một cái bánh nhỏ.

Thiền trà được tổ chức tại chùa, nhưng có thể được tổ chức trong nhà với sự tham dự của những người khách quý của gia đình. Để cho buổi thiền trà được thành công, số người ...
CHÉN TRÀ TRONG SƯƠNG SỚM - NGUYỄN TUÂN
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
176 13:44, 04/06/2021
1 0 1,876 0.0
Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào, cụ Ấm cũng dậy từ lúc còn tối đất. Từ trên bàn thờ đức Thánh Quan, cụ nhắc cây đèn để xuống. Ðược khêu hai tim bấc nữa, cây đèn dầu sở phô thêm màu xanh lá mạ phủ trên chất sứ Bát Tràng.

La liệt trên chiếu ...
Bát nhã tâm kinh
Team Uống Trà Thôi TRÀ ĐÀM
174 11:52, 04/06/2021
1 0 1,171 0.0
Bản Hán Việt:
"Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-lợi-tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-lợi-tử! thị chư pháp không tướng, bất sinh, ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!