/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Sách

Shinrin Yoku - Nghệ Thuật Tắm Rừng Của Người Nhật

1966 14:45, 24/09/2022
Team Uống Trà Thôi GIỚI THIỆU SÁCH
Shinrin Yoku - Nghệ Thuật Tắm Rừng Của Người Nhật
Đã bao lâu rồi bạn không tản bộ trong một khu rừng đẹp sững sờ đến độ phải dừng chân thưởng ngoạn? Và cũng đã bao lâu rồi bạn không để ý đến những chồi xuân đang chớm nở hoặc ngắm thật gần những bông tuyết trên lá trong tiết đông? Tôi băn khoan, thay vì điều ấy, không biết ngày hôm nay bạn đã dành bao nhiêu tiếng nhìn vào màn hình, bao nhiêu thời gian để lướt điện thoại. Ngồi trong văn phòng lắp đặt điều hòa, có thể bạn còn chẳng chú ý đến thời tiết để rồi bỏ lỡ tất thảy những thời khắc giao mùa. Bạn có nhận ra ngoài kia mùa xuân đã đến bên thềm không? Hay trời đất đang chuyển mình sang thu?

Bạn có cảm thấy thật “có một chút gì đó gợn gợn trong lòng” khi đọc những dòng văn trên không? Chắc hẳn là có nhỉ? Lúc đọc được những gì tác giả viết, mình cũng thấy hơi chột dạ, bởi khoảng thời gian gần đây, vì bận với guồng xoay của công việc, học hành và cuộc sống thường nhật, mình đột nhiên quên mất cảm giác an nhiên khi trở về với thiên nhiên xung quanh mình. Ở chỗ mình thì chẳng hề có bóng dáng của những ngọn núi hay những khu rừng, nhưng khi đọc những gì Qing Li, tác giả của cuốn sách, viết, mình cũng cảm thấy thật nhẹ nhàng và yên lành. Và cuốn sách Shinrin-yoku, nghệ thuật tắm rừng của người Nhật đã đem tới cho mình một cảm giác còn hơn cả “thích thú” khi thưởng thức nó.

Đôi lời về tác giả của cuốn sách, bác sỹ Qing Li là phó Giáo sư Trường Y Nippon, Tokyo. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về liệu pháp tắm rừng. Bác sỹ Li giữ chức vụ rất cao trong Hiệp hội Quốc tế về Y học Tự nhiên và Y học rừng cũng như Hiệp hội Liệu pháp Rừng tại Nhật Bản. Với kiến thức và trải nghiệm sâu rộng của mình, bác sỹ Qing Li đã viết nên cuốn sách Shinrin-yoku, nghệ thuật tắm rừng của người Nhật nhằm đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan nhất về Y học Rừng. Thông qua cuốn sách này, ông cũng muốn truyền tình yêu thiên nhiên tới độc giả, đặc biệt là tình yêu với những khu rừng xung quanh chúng ta.

Về thiết kế và trình bày của sách, Shinrin-yoku, nghệ thuật tắm rừng của người Nhật chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên về độ thu hút của nó. Cuốn sách dường như một cuốn truyện “thuyết minh bằng hình ảnh” vậy. Với rất nhiều hình ảnh đẹp về thiên nhiên và những khu rừng, con suối, những con đường rừng cũng như những vùng đất nổi tiếng ở Nhật, bạn sẽ cảm thấy cuốn sách không còn nhàm chán mặc dù đây giống như một cuốn sách “khoa học” hơn là một cuốn sách dành cho tất cả mọi người.

Cuốn sách này được chia thành bốn phần chính, đó là

1. Từ một cảm giác đến một ngành khoa học

2. Phương pháp thực hành shinrin-yoku

3. Mang rừng vào nhà

4. Nghĩ về tương lai.

Ngoài bốn chương chính này, tác giả còn trích dẫn bốn mươi khu rừng đẹp trên khắp thế giới để khuyến khích tất cả mọi người, mọi độc giả trên toàn thế giới áp dụng shinrin-yoku vào cuộc sống để cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc và an nhiên hơn.

Nghệ thuật tắm rừng

Tắm rừng là phương pháp hữu hiệu nhât để thiết lập mối quan hệ với rừng, cảm nhận sức mạnh và tầm quan trọng của rừng đối với chúng ta. Khi bạn kết nối sâu sắc với rừng qua toàn bộ năm giác quan – khi bạn cảm nhận được làn gió ấm trên da thịt, nghe được tiếng lá rung rinh trên cành, ngửi thấy hương thơm của cây, nếm được vị ngọt lành của không khí, và để cho toàn bộ cảnh sắc của thế giới thiên nhiên choán đầy tâm trí – đó là lúc bạn cảm thấy được chữa lành và tiếp thêm sinh lực. Rừng có thể đem lại cho bạn sức khỏe và sự sống, đổi lại bạn sẽ muốn chăm sóc và bảo vệ rừng.

Khi chúng ta yêu thiên nhiên, chúng ta có xu hướng chăm sóc thiên nhiên. Càng kết nối với tự nhiên, chúng ta càng có nhu cầu bảo tồn nó cho thế hệ tương lai.

Để nghiên cứu về liệu pháp “tắm rừng” này, bác sỹ Qing Li cứ mỗi chiều thứ hai hằng tuần sẽ tổ chức đi dạo cùng sinh viên. Nói là đi dạo, song thực chất đây chính là “shinrin-yoku, nghệ thuật tắm rừng”. Khi bước vào khu rừng, tất cả năm giác quan của chúng ta sẽ được mở ra, đó chính là khoảnh khắc giao hòa với thế giới tự nhiên của con người, nó sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khoan khoái, dễ chịu.

Shinrin-yoku giống như một cây cầu. Bằng cách mở ra các giác quan, liệu pháp này nối liền chúng ta với thiên nhiên

Shinrin-yoku sẽ đưa mỗi người về với bản ngã chân thật của chính mình. Tại sao lại như thế? Bởi con người từ lúc sinh ra đã có xu hướng gắn liền hài hòa với thiên nhiên. Tình yêu với thế giới tự nhiên đã luôn nằm sẵn bên trong bộ gen của con người và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thực hành Shinrin-yoku

Thế nếu nơi bạn ở cũng như mình, không hề có một cánh rừng nào thì sao đây? Liệu pháp này sẽ vô dụng ư? Không hề đâu, bạn chẳng cần phải đến một khu rừng nào đấy thì mới “tắm rừng” được. Một khi đã nắm vững kiến thức thì bạn có thể thực hành shinrin-yoku ở bất cứ nơi đâu – một công viên gần kề hoặc trong khu vườn của chính bạn. Hãy tìm một nơi có cây xanh và lên đường thôi!

Theo bác sỹ Qing Li, tại Nhật Bản, trước khi chứng nhận một khu rừng là “rừng trị liệu”, cần phải đánh giá dựa theo các tiêu chí sau:

· Nhiệt độ không khí

· Độ ẩm

· Độ sáng

· Nhiệt bức xạ

· Luồng không khí (vận tốc gió)

· Âm thanh (tiếng thác nước, tiếng gió)

· Hợp chấp hữu cơ dễ bay hơi được cây tiết ra (alpha-pinene hoặc D-limonene)

· Yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý (Thời tiết nóng hay lạnh? Không gian sáng hay tối? Không khí căng thẳng hay thoải mái? Đẹp hay xấu? …)

Khu rừng đó ngoài ra còn cần có trên hai con đường mòn gọi là “đường trị liệu rừng”

Tại sao lại là Nhật Bản?

Không có gì ngạc nhiên khi shinrin-yoku lại được phát triển ở một đất nước như Nhật Bản, quốc gia có nền văn minh gắn liền với rừng. Văn hóa, triết lý và tôn giáo của người Nhật hình thành từ những cánh rừng, chưa kể tới những phương tiện thường ngày, từ nhà cửa, miếu chùa, đến thìa, đũa, dĩa và gậy đi bộ đều từ những khu rừng mà làm nên.

Trong những câu chuyện dân gian Nhật Bản cũng có đề cập đến “kodama”, một dạng linh thần tự nhiên sống trên cây, phần nào giống với tiên rừng trong thần thoại Hy Lạp. Một số người tin rằng kodama du hành trong rừng, di chuyển từ cây này sang cây khác, song cũng có những người cho rằng kodama chỉ trú ngụ trong một số những cây rất đặc biệt trong rừng. Mình đặc biệt thích câu chuyện về kodama vì nó làm mình nhớ lại câu chuyện về Công chúa Mononoke của bác Hayao Miyazaki. Những câu chuyện về rừng kết hợp với những câu chuyện dân gian Nhật Bản về các linh thần, tinh linh sống trong rừng từ những hiểu biết của tác giả, một người luôn nghiên cứu về rừng chắc chắn sẽ không làm bạn cảm thấy nhàm chán đâu nhé!

Tại sao tắm rừng là cần thiết?

Bạn đã bao giờ nghe thấy báo đài đưa tin về “karoshi” hiện tượng chết vì làm việc quá sức chưa? Theo báo cáo năm 2016 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, gần 23% số công ty được khảo sát cho biết nhân viên của họ làm việc quá giờ quy định ít nhất 80 tiếng một tháng. 11,9% trong số đó có nhân viên làm thêm hơn 100 tiếng một tháng. Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã phải ban hành một số luật để giảm thiểu hiện tượng này. Tuy vậy, đó vẫn mãi chỉ là nỗ lực ngăn chặn và giảm thiểu mà thôi.

Không chỉ thế đâu, theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy khác thì những con số về thời gian con người dành cho màn hình máy tính, điện thoại và các loại thiết bị điện tử khác còn khiến bạn ngạc nhiên hơn nữa đấy.

Đến năm 2050, 75% dân số thế giới (ước tính khoảng 9 tỷ người) sẽ sống ở các thành phố.

Tin tốt là chỉ cần đắm mình vào thiên nhiên trong một khoảng thời gian ngắn, tất cả mọi stress, bất ổn về sức khỏe của chúng ta đều có thể được cải thiện. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì những phân tích thú vị về liệu pháp shinrin-yoku này đấy bởi hóa ra, nó lại có thể giúp chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta tưởng tượng.

Kết luận

Ngoài những kiến thức và phân tích về liệu pháp tắm rừng cũng như các hình ảnh đẹp về các khu rừng “đạt chuẩn” để ứng dụng shinrin-yoku trên khắp thế giới, bác sỹ Qing Li còn đưa ra rất nhiều kiến thức văn hóa Nhật Bản để chia sẻ tới độc giả, ví dụ như kiến thức về Ikebana- nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản, Chanoyu - trà đạo, … tất cả những câu chuyện nho nhỏ được lồng ghép vào cuốn sách chính là điều khiến mình thấy vô cùng hào hứng mỗi khi mở cuốn sách ra đọc. Có rất nhiều điều về Nhật Bản bạn có thể tìm kiếm trên Google, trên Facebook và các phương tiện thông tin đại chúng khác, song những câu chuyện thường nhật, những câu chuyện về văn hóa thì có lẽ bạn chỉ có thể tìm hiểu qua lời kể của một người Nhật Bản thực thụ mà thôi.

Nếu bạn là một người thực sự có hứng thú với văn hóa các nước nói chung và văn hóa Nhật Bản nói riêng thì hãy tìm đọc và thưởng thức cuốn sách này nhé!


Tác giả: Lệ Duyên

Có thể bạn quan tâm

TỔNG HỢP CÁC LOÀI RAU DẠI ĂN ĐƯỢC Ở VIỆT NAM
Team Uống Trà Thôi GIỚI THIỆU SÁCH
1997 16:58, 18/03/2024
1,174
TỔNG HỢP CÁC LOÀI RAU DẠI ĂN ĐƯỢC Ở VIỆT NAM
(Gửi tặng mọi người lưu lại có khi cần dùng)
Tài liệu nội bộ của cục quân nhu phục vụ thời kháng chiến.
Sách được biên tập với sự tham gia của rất nhiều giáo sư, tiến sỹ, viện nghiên cứu, trường đại học và của cả các chiến sỹ, người đồng bào mọi miền tổ quốc.
Đầy đủ tên khoa học, cách nhận biết, khu vực phân bố, cách chế biến, dược tính đi kèm.

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/trongrungtrongvuon/permalink/1066944981048033/
-------------------------
link tải file sách (dạng PDF): https://drive.google.com/file/d/14DdiCGK0Qmfc4bCkrR0nGdr27q4K7mGM/view ...
GIAO TIẾP BẤT BẠO ĐỘNG
Team Uống Trà Thôi GIỚI THIỆU SÁCH
1996 12:51, 02/11/2023
823
GIAO TIẾP BẤT BẠO ĐỘNG
(Nonviolent Communication)

Bối cảnh cuộc sống ngày nay có đầy những sự xung đột, mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm và giữa các quốc gia. Một trong những lý do chính của việc này nằm ở những lời nói mà chúng ta sử dụng mỗi ngày. Tiến sĩ Marshall Rosenberg, tác giả của cuốn sách, viết như sau: “Bạn có thể nghĩ rằng chỉ hành vi thể xác mới dẫn đến “bạo lực”, nhưng chính ngôn từ chúng ta sử dụng hàng ngày mới là thứ gây ra nhiều đau khổ và tổn thương nhất, cả cho người khác và cho chính mình.” Từ sự quan sát này, ông đã phát triển mô hình ...
Nhân sinh là một bình thiền trà
Team Uống Trà Thôi GIỚI THIỆU SÁCH
1994 17:03, 25/07/2023
982
Nhân sinh như một bình thiền trà [Review sách hay]
[Tạp chí Phái đẹp ELLE – số tháng 4/2019]
Sài Gòn đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt. Giữa phố xá ồn ào náo nhiệt, tìm một góc nhỏ dưới tán lá xanh, nhâm nhi tách trà, thư thả lật từng trang sách của Bạch Lạc Mai, tôi thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng như một hơi thở.
Năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình yên là một trong những tuyển tập tản văn nổi tiếng của Bạch Lạc Mai – “ẩn thế tài nữ” của giới văn đàn Trung Quốc. Tự nhận “Tôi chỉ là một khách qua đường trong ngàn vạn người”, Bạch Lạc Mai tên thật là Tư ...
Trà Kinh
Team Uống Trà Thôi GIỚI THIỆU SÁCH
1975 13:47, 05/01/2023
1,457
“Từ khi Lục Vũ sinh ra, nhân gian mới biết cách tôn trọng trà”.

Tác phẩm Trà kinh của Lục Vũ là công trình chuyên khảo về trà đầu tiên của nhân loại, là một công trình tựa hồ đã bao quát hết thảy những khía cạnh tri thức có liên quan đến cây trà, xứng đáng được xem như một bộ bách khoa thư về trà học. Chỉ trong vỏn vẹn 7.000 chữ, Lục Vũ đã hệ thống toàn bộ kho tàng tri thức về cây trà lẫn về văn hóa thưởng trà của Trung Quốc, tạo nên một sức ảnh hưởng to lớn và bền bỉ cho đến tận ngày nay.

Trà Kinh gồm ba cuốn và mười chương.
Chương đầu tiên, Lục Vũ bàn về ...
Thư Trà
Team Uống Trà Thôi GIỚI THIỆU SÁCH
1974 13:44, 05/01/2023
1,175
Cuốn sách nổi tiếng nhất về trà của thế kỷ 20 – một tác phẩm của Okakura Kakuzo – tác giả người Nhật đã khiến “cả thế giới” phải quan tâm.

Trà thư được Okakura Kakuzo viết bằng tiếng Anh. Cuốn sách như một lời phản biện hùng hồn đồng thời là chiếc cầu nối hai nền văn hóa Á và Âu. Kakuzo Okakura, giải thích rằng bắt đầu từ thế kỷ 15, người Nhật đã biến trà, một loại đồ uống lâu đời của Trung Quốc, thành một nghệ thuật – Trà đạo. Đó là một nghệ thuật đơn giản, thuần khiết và hòa bình mà tất cả mọi người đều có thể tham gia, dù ở bất cứ vị trí ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
Giúp Uống Trà Thôi tốt hơn mỗi ngày
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!