Quyển Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn là một quyển luận nhỏ, nếu căn cứ phần lượng mà nói thì không thấm vào đâu đối với Tam tạng giáo điển, nếu nhìn vào phẩm mà bàn là một viên ngọc quí vô giá của Thiền tông nói riêng, của Phật giáo Đại thừa nói chung. Vì thế, sau khi xem nó, Mã Tổ bảo chúng “Việt Châu có Đại Châu tròn sáng thấu suốt tự tại không ngại”. Đành rằng Mã Tổ nói Đại Châu là ngầm ý chỉ Thiền sư Tuệ Hải, song sự thâm ngộ của Thiền sư Tuệ Hải được bày hiện dưới mắt Mã Tổ qua quyển luận nhỏ này.
Tên Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn nghĩa là “Cửa trọng yếu chóng ngộ vào đạo”. Người tu hành muốn được mau ngộ tất nhiên phải bước vào cửa này, chớ không còn cửa nào khác. Bởi vì cửa này là cửa tiến thẳng vào thẳng không quanh co, không mượn nhiều phương tiện. Tiến thẳng vào thẳng cái gì? - Tiến thẳng đến vô sanh, vào thẳng Phật tánh. Những pháp tu khác hầu hết đều chỉ dạy từ từ, từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu. Duy pháp Đốn ngộ này: “Ngay nơi sanh diệt nhận vô sanh, ngay nơi phàm phu thấy được Phật tánh.” Ta hãy nghe trong đây định nghĩa Thiền định: “Vọng niệm chẳng sanh là Thiền. Ngồi thấy Bản tánh là Định.” Thiền không có nghĩa là ngồi, mà trong bốn oai nghi tâm đều thanh tịnh sáng suốt không có một vọng niệm dấy khởi. Định không có nghĩa chú tâm vào một cảnh, mà thấy được Bản tánh của mình. Bản tánh tức là Phật tánh hay Chân tâm. Bản tánh không sanh không diệt, nên tâm không chạy theo cảnh sanh diệt. Định ấy mới thật chân định.
Pháp tu Đốn ngộ này thật đơn giản, mà rất siêu việt. Vì lời dạy rất bình dị nằm gọn trong một vài câu là đủ tu giải thoát. Như một câu trong đây: “Việc đến chẳng nhận, tất cả chỗ không tâm.” Mới đọc qua chúng ta thấy nó rất tầm thường, song nhận xét kỹ sẽ thấy nó hiện đầy đủ “Như Lai Thanh tịnh thiền” hay “Kim Cang Tam-muội”, “Pháp Hoa Tam-muội” v.v… Thật vậy, “việc đến chẳng nhận” tức là tám gió thổi chẳng động. Bởi vì việc lợi, việc suy, việc hủy nhục, việc đề cao, việc khen ngợi, việc chê bai, việc khổ, việc vui đến, tâm đều không chấp nhận. Do tâm không chấp nhận nên không động, mà luôn luôn an nhiên trước mọi cảnh. Thế không phải Đại định là cái gì? “Tất cả chỗ không tâm”, tức là trong mọi trường hợp, mọi thời gian không khi nào phóng tâm chạy theo ngoại cảnh. Tâm không theo cảnh là tâm như như hay là Đại Bát-nhã. Thế là đầy đủ Như Lai thiền rồi.
Bởi lời dạy cao siêu chắc thật này, nên Thiền sư Tuệ Hải dám đoan quyết với chúng ta rằng: “Các ông nếu y theo lời dạy đây tu, mà chẳng được giải thoát, tôi xin trọn đời thay các ông chịu tội trong Đại địa ngục.” Thiền sư đã khéo dùng lời vấn đáp để chỉ dạy cho chúng ta dễ trực nhận, mà lại còn dám cam đoan y đó tu hành sẽ được giải thoát, bằng không Ngài sẽ chịu tội địa ngục thế cho chúng ta. Thật còn gì đại bi bằng! Nếu chúng ta đủ duyên cầm trên tay quyển luận này mà không chịu y đó tu hành, thật là chúng ta đã cô phụ ơn Ngài!
Khi phiên dịch quyển luận này, chúng tôi mong quí độc giả cùng chúng tôi đồng nỗ lực tiến thẳng đường chim mà chư Phật chư Tổ nói chung, Thiền sư Tuệ Hải nói riêng, đã vạch và đã đi. Mong thay!
Tên Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn nghĩa là “Cửa trọng yếu chóng ngộ vào đạo”. Người tu hành muốn được mau ngộ tất nhiên phải bước vào cửa này, chớ không còn cửa nào khác. Bởi vì cửa này là cửa tiến thẳng vào thẳng không quanh co, không mượn nhiều phương tiện. Tiến thẳng vào thẳng cái gì? - Tiến thẳng đến vô sanh, vào thẳng Phật tánh. Những pháp tu khác hầu hết đều chỉ dạy từ từ, từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu. Duy pháp Đốn ngộ này: “Ngay nơi sanh diệt nhận vô sanh, ngay nơi phàm phu thấy được Phật tánh.” Ta hãy nghe trong đây định nghĩa Thiền định: “Vọng niệm chẳng sanh là Thiền. Ngồi thấy Bản tánh là Định.” Thiền không có nghĩa là ngồi, mà trong bốn oai nghi tâm đều thanh tịnh sáng suốt không có một vọng niệm dấy khởi. Định không có nghĩa chú tâm vào một cảnh, mà thấy được Bản tánh của mình. Bản tánh tức là Phật tánh hay Chân tâm. Bản tánh không sanh không diệt, nên tâm không chạy theo cảnh sanh diệt. Định ấy mới thật chân định.
Pháp tu Đốn ngộ này thật đơn giản, mà rất siêu việt. Vì lời dạy rất bình dị nằm gọn trong một vài câu là đủ tu giải thoát. Như một câu trong đây: “Việc đến chẳng nhận, tất cả chỗ không tâm.” Mới đọc qua chúng ta thấy nó rất tầm thường, song nhận xét kỹ sẽ thấy nó hiện đầy đủ “Như Lai Thanh tịnh thiền” hay “Kim Cang Tam-muội”, “Pháp Hoa Tam-muội” v.v… Thật vậy, “việc đến chẳng nhận” tức là tám gió thổi chẳng động. Bởi vì việc lợi, việc suy, việc hủy nhục, việc đề cao, việc khen ngợi, việc chê bai, việc khổ, việc vui đến, tâm đều không chấp nhận. Do tâm không chấp nhận nên không động, mà luôn luôn an nhiên trước mọi cảnh. Thế không phải Đại định là cái gì? “Tất cả chỗ không tâm”, tức là trong mọi trường hợp, mọi thời gian không khi nào phóng tâm chạy theo ngoại cảnh. Tâm không theo cảnh là tâm như như hay là Đại Bát-nhã. Thế là đầy đủ Như Lai thiền rồi.
Bởi lời dạy cao siêu chắc thật này, nên Thiền sư Tuệ Hải dám đoan quyết với chúng ta rằng: “Các ông nếu y theo lời dạy đây tu, mà chẳng được giải thoát, tôi xin trọn đời thay các ông chịu tội trong Đại địa ngục.” Thiền sư đã khéo dùng lời vấn đáp để chỉ dạy cho chúng ta dễ trực nhận, mà lại còn dám cam đoan y đó tu hành sẽ được giải thoát, bằng không Ngài sẽ chịu tội địa ngục thế cho chúng ta. Thật còn gì đại bi bằng! Nếu chúng ta đủ duyên cầm trên tay quyển luận này mà không chịu y đó tu hành, thật là chúng ta đã cô phụ ơn Ngài!
Khi phiên dịch quyển luận này, chúng tôi mong quí độc giả cùng chúng tôi đồng nỗ lực tiến thẳng đường chim mà chư Phật chư Tổ nói chung, Thiền sư Tuệ Hải nói riêng, đã vạch và đã đi. Mong thay!