/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?

2116 08:47, 13/09/2022
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC

( từ)

Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Trong giới trà đạo hẳn không ai là không biết đến ấm đất Tử Sa – dụng cụ pha trà hoàn hảo nhất hiện nay. Vậy để tạo nên chiếc ấm Tử Sa trứ danh, người nghệ nhân sẽ phải nung ấm bao nhiêu lần? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại thường có những màu hạt khác so với thân ấm? Nếu bạn cũng đang không biết Ấm Tử Sa trải qua mấy lần nung cũng như sự khác nhau giữa nắp và thân ấm, hãy cùng chúng tôi khám phá thông qua bài viết này nhé.

Các ấm cổ trước thời Dân Quốc đều chỉ trải qua một lần nung. Nghệ nhân sẽ làm nắp ấm vừa với thân ấm, sau đó rắc một lớp bột silica và cho vào lò nung cho đến khi ra thành phẩm. Với những chiếc ấm của kiểu nung này, miệng ấm và nắp ấm khó để khít nhau, khi đậy nắp ấm lại và xoay thì thường xảy ra tình trạng không trơn tru, bị kẹt. Dần dần, cùng với yêu cầu ngày càng cao về độ khít của ấm tử sa, sau này xuất hiện một khâu trong quy trình làm ấm, đó là “chỉnh khẩu”.

Khi còn ở dạng phôi sống trước nung, nghệ nhân sẽ làm nắp ấm lớn hơn phần miệng ấm một chút. Ấm được đưa vào lò nung lần 1 để chín vừa tới (về cơ bản đã co ngót xong), rồi lại lấy ra dùng máy mài mài nhẵn phần miệng ấm, rìa nắp và những phần thừa ra của nắp ấm, sau đó họ sẽ dùng đất làm ấm đó bôi lên những phần đã mài (nhằm mục đích làm nhẵn những phần đã mài) rồi đưa vào lò nung lại một lần nữa cho ấm chín hẳn.

Khâu chỉnh khẩu ấm này sẽ để lại những vệt đất màu khác trên phần trong nắp ấm, vì họ bôi đất vào và không dùng công cụ Minh Châm để làm mịn bề mặt. Nhưng khâu chỉnh khẩu này khiến tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người dùng tử sa.

Chỉnh khẩu cũng có những yêu cầu nhất định:

– Nắp không được làm quá lớn, nếu không sẽ phải mài đi rất nhiều trong quá trình chỉnh khẩu và rất tốn công sức, thời gian.

– Muốn chỉnh khẩu được thì nhất định phải làm nắp to hơn miệng ấm chứ không được làm nhỏ hơn.

Vậy nên dù có thêm công đoạn chỉnh khẩu thì người nghệ nhân vẫn phải tính toán sao cho kích thước nắp lớn phù hợp, nên vẫn cần tay nghề và kinh nghiệm.

Kết luận: Ấm tử sa hiện tại cơ bản trải qua 2 lần nung, 1 lần từ lúc phôi sống cho vào lò nung đến khi cơ bản co ngót xong, 1 lần là sau khi chỉnh khẩu. Việc chỉnh khẩu là để tăng độ khít giữa nắp và miệng ấm. Phần hạt màu khác ở trong nắp ấm là do quệt đất sống vào sau khi chỉnh khẩu xong và trước khi đưa vào lò nung lần 2.

Uống Trà Thôi
Theo che-sach
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
Ấm tử sa trải qua mấy lần nung? Tại sao phần bên trong nắp ấm lại có những hạt màu khác so với thân ấm?
0 0 6,898 10.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đơn vị đo lường độ thô/mịn của đất tử sa
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2897 09:23, 05/10/2023
3 0 1,305 0.0
Chúng ta đã biết, trong quy trình luyện đất tử sa có khâu sàng đất (sau khi được nghiền thành bột). Mắt lưới sàng càng lớn thì bột sau sàng càng thô, mắt lưới sàng càng nhỏ thì bột sau sàng càng mịn.

Để đo lường độ mịn/thô của hạt đất tử sa, bên Trung Quốc dùng đơn vị “mục” (目 - nghĩa là cái mắt). ...
Gốm Bizen Nhật Bản là gì mà lại đắt tiền đến vậy?
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2890 09:52, 27/09/2023
2 0 2,417 0.0
Gốm Bizen là gì? Gốm Bizen của Nhật Bản là dòng gốm có hình dáng đơn giản nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng. Vì thế, đây là loại gốm không những ở Nhật Bản yêu thích mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích. Cùng chúng tôi tìm hiểu về dòng gốm Bizen có từ hơn 1000 năm của Nhật Bản ở ...
Lợi ích tuyệt vời của việc thưởng trà bằng chén khải
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2875 09:24, 20/09/2023
2 0 1,562 6.0
Tôi đã bắt đầu hành trình uống trà của mình bằng một chiếc ấm sứ sau đó là ấm đất, nhưng qua năm tháng, chén khải mới là dụng cụ pha trà mà tôi sử dụng thường xuyên nhất trong hành trình khám phá của mình.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ trải nghiệm của tôi về một bộ ấm trà được sử dụng phổ biến ...
Cách rót trà, cầm chén uống trà đúng cách
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2863 14:01, 13/09/2023
4 0 1,914 6.0
Pha trà, uống trà ở tầm nghệ thuật đều có những quy trình, cách thức tiêu chuẩn.

Ví dụ: Rót trà sau khi pha trà và rót trà vào chuyên/ chén tống, từ đó mới rót ra các chén quân để uống. Cách rót trà cũng được gọi thành hai cách như sau:

Quan Công tuần hành: Đặt các chén trà sát nhau thành dãy hay thành cụm, đưa ...
Sự thật về Thiên Mục (Tenmoku)
Team Uống Trà Thôi KIẾN THỨC
2847 09:06, 06/09/2023
4 0 1,608 0.0
Trong giới chơi trà và ấm ở Việt Nam thì phần lớn mọi người đều công nhận công năng của ấm tử sa – loại ấm làm từ đất sét tím (tử sa) và có khả năng làm tăng hương vị của trà nếu dùng lâu. Trong khi đó chén Thiên Mục (Tenmoku) còn khá mới mẻ và nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng làm tăng (hay ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!