Lụa vốn khắt khe hơn so với những chất liệu khác. Người nghệ sĩ phải tuần tự từng bước, lên bản thảo, bản nét, rồi lên tranh. Vì lụa không thể nào tẩy xóa được trong quá trình làm, người họa sĩ phải kiểm soát mọi thứ rất kỹ, phải giữ cho mình tinh thần thống nhất, duy trì ý đồ tác phẩm từ đầu đến cuối.
Ngôn ngữ lụa vừa gợi mở, vừa cô đọng như vậy. Thông qua một nét gợi, người xem có thể thấy được rất nhiều điều muốn nói trong đó.
Nếu bạn để ý tranh lụa của Nhật Bản hay Trung Quốc, dù họ có cách mạng ra sao đi chăng nữa thì về mặt tư tưởng, cách nhìn về lụa vẫn tuân thủ một vài yếu tố. Ở đây yếu tố quan trọng là về không gian ước lệ.
Trên một bề mặt phẳng, vài nét tín hiệu được họa sĩ chọn lọc rất kỹ để tạo nên tính ước lệ về mảng, hình, và nét nhằm gợi cho người xem một hiệu ứng thẩm mỹ, hiệu quả thị giác mong muốn. Ngôn ngữ lụa vừa gợi mở, vừa cô đọng như vậy. Thông qua một nét gợi, người xem có thể thấy được rất nhiều điều muốn nói trong đó.