/Uống trà thôi
Tải ứng dụng
Trang chủ / Chia sẻ

BẢN CHẤT CỦA "NƯỚC KÍNH" KHI CHẾ TÁC ẤM TỬ SA LÀ GÌ?

569 13:03, 01/07/2021
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT

( từ)

BẢN CHẤT CỦA Ấm tử sa đã bị thuỷ tinh hoá
Hiện nay, khi đi mua ấm tử sa các bạn mới chơi thường hù doạ là ấm có pha "nước kính" (đây là chữ nguyên văn của tiếng Trung Quốc) mà một số người không hiểu hoặc cố tính không hiểu dùng để gieo rắc sợ hãi, hù doạ, làm cho người chơi sợ hãi với ý nghĩ là "nước có chứa kính" (nước gì khủng khiếp vậy ha ha) hay là "một loại hoá chất kết dính dạng như xi măng" được thêm vào khoáng tử sa. Vậy bản chất của "NƯỚC KÍNH" là gì? Nó có kinh khủng khiếp đến mức đáng sợ hãi như vậy không? Mời quý vị trà hữu cùng tìm hiểu.
Như tất cả chúng ta đã biết, khoáng tử sa là một loại "đất sét đá", bản chất của khoáng tử sa cũng cũng không khác biệt nhiều về thành phần hoá học so với các loại "đá" hoặc "đất sét" khác mà trong tự nhiên chúng ta thường gặp. Trong đó, SiO2 chiếm phần lớn hàm lượng, khoảng 50 - 60%. Vậy có nghĩa là như thế nào? Có nghĩa là trong tất cả các loại đồ gốm làm từ đất sét hay quặng rìa tử sa hay quặng tử sa nguyên bản đều có chứa SiO2. (Bạn có thể đọc thêm về khoáng tử sa trong bài viết: "KHOÁNG TỬ SA NHÌN TỪ CẤU TRÚC VẬT LÝ VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC" -https://uongtrathoi.com/chia-se/389-khoang-tu-sa-nhin-tu-cau-truc-vat-ly-va-thanh-phan-hoa-hoc )
Đọc đến đây chúng ta nên tìm hiểu một chút về quá trình làm thuỷ tinh: "Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.
Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát.

Silicát là điôxít silic (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh. Silicát có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C (3.632 °F), vì thế có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng 1.000 °C. Một trong số đó là sô đa (cacbonat natri Na2CO3), hay bồ tạt (tức cacbonat kali K2CO3). Tuy nhiên, sô đa làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước - là điều người ta không mong muốn, vì thế người ta cho thêm vôi sống (ôxít canxi, CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính không hòa tan." (Theo wikipedia).

Ồ, vậy "nước kính" là gì vậy, "nước kính" không khủng khiếp hay kinh khủng như bạn đang bị hù doạ đâu, "nước kính" chỉ đơn giản là dung dịch Na2CO3/K2CO3 dùng để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của SiO2 xuống ngang bằng nhiệt độ nung của gốm tử sa, vào khoảng 1150oC đến 1300oC. Nhờ vậy, những ấm khoáng rìa, khoáng phối sét sẽ sẽ có độ bóng đẹp, cứng chắc như những gì người chơi muốn và giống như cụ Nguyễn Tuân từng viết: "bóng, đẹp và gõ kêu như chuông" =)). Xin trả lại tên cho em: "Em là dung dịch làm giảm nhiệt độ nóng chảy của thuỷ tinh, tên hoá học của em là "Dung dịch Na2CO3 hoặc K2CO3" !!!"

Vậy, Na2CO3/K2CO3 có độc hại không? Không độc hại, Na2CO3 là bột nở bánh mì hay là nước "So da" bạn hay uống.

Quay lại, vấn đề về những chiếc ấm tử sa bóng đẹp, gõ đanh như chuông có giá trị về tử sa không? Những chiếc ấm như thế thường được làm bằng khoáng rìa tử sa/ hoặc khoáng rìa phối đất sét thường (không nghệ nhân nào dại dột mang khoáng tử sa hạng cao để chế tác những kiểu ấm như thế này) có giá trị thấp về mặt khoáng tử sa nhưng về yếu tố đẹp, chẳng phải người chế tác đã làm tăng giá trị của chiếc ấm rồi hay sao. Về mặt tương tác với nước trà, những chiếc ấm đã bị thuỷ tinh hoá đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của bề mặt ấm tử sa, nó không khác mấy so với những chiếc ấm sứ hoặc ấm thuỷ tinh của bạn đang sử dụng, giá trị của ấm ngoài việc đẹp hơn ấm sứ hoặc ấm thuỷ tinh, giá thành cũng cao hơn, thì tương tác của ấm với nước trà cũng hạn chế. Bạn có thể chọn chơi những chiếc ấm như thế này hay không là tuỳ ở bạn nhưng giá trị tử sa của ấm khi sử dụng và dưỡng ấm lâu dài là hầu như không có.
Bài viết dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân, nếu cần thảo luận thêm để bài viết rõ hơn, xin các trà hữu cùng thảo luận.
(SG, Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán)
BẢN CHẤT CỦA Khoáng tử sa nguyên bản
1 0 4,370 9.0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết

Có thể bạn quan tâm

TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 3): CHI MA ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
756 14:43, 21/07/2021
1 1 3,522 0.0
CHI MA ĐOẠN NÊ là một loại khoáng tử sa được khai thác ở vùng núi Hoàng Long Sơn, đặc biệt hơn cả và được nhiều người ưa chuộng. Sở dĩ có tên gọi là Chi ma là vì sau khi đất sét gốc được sử dụng để làm tác phẩm, trên bề mặt thân có nhiều hạt màu trắng, hạt đỏ và hạt đen, phân bố dày đặc tự ...
TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 2): HOÀNG KIM ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
752 20:47, 20/07/2021
1 0 3,984 3.7
Hoàng Kim đoạn nê, thường được gọi là Hoàng Kim Đoàn, được đặt tên là "Hoàng Kim Đoàn" vì Hoàng Kim đoạn nê là loại đất sét tinh khiết nhất trong dòng đất sét Đoạn nê, và màu của nó gần giống nhất với màu của vàng kim loại tinh khiết là Bổn sơn Đoạn nê. Chất lượng đất sét tốt nhất trong các loại ...
Tìm hiểu về ĐOẠN NÊ (phần 1): ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐOẠN NÊ
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
749 11:30, 20/07/2021
2 0 5,592 0.0
Đoạn nê cũng là một trong ba loại đất sét Tử sa Nghi Hưng chính. Đoạn Nê còn có tên là "Đoàn nê ", do ở núi Hoàng Long có một ngọn đồi nhỏ gọi là "Đoàn Sơn", nên bùn do "Đoàn Sơn" sinh ra được gọi là "Đoàn nê". Bởi vì "Đoạn" và "Đoàn" có cách phát âm giống nhau trong phương ngữ Nghi Hưng, "Đoạn nê" còn được ...
 KHOÁNG TỬ SA PHỐI (PHẦN 4): CÁC ỨNG DỤNG TRANG TRÍ CỦA CHẤT LIỆU TỬ SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
733 16:33, 18/07/2021
0 0 2,315 0.0
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH PHỦ BỀ MẶT
Sau khi khoáng vật Tử sa được nghiền đến một độ mịn nhất định, nó có thể được sử dụng làm lớp phủ bề mặt của tác phẩm Tử sa, được gọi là lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt được làm từ nguyên liệu khoáng tự nhiên. Sau khi nung cho màu sắc tươi sáng, tự nhiên, ...
KHOÁNG TỬ SA PHỐI (PHẦN 3) - KỸ THUẬT ĐIỀU SA - PHÔ SA - TRỪU SA
Team Uống Trà Thôi CHẤT ĐẤT
722 17:23, 16/07/2021
0 0 2,895 0.0
KỸ THUẬT ĐIỀU SA - PHÔ SA - TRỪU SA
Ngoài việc kiểm soát các quy trình xử lý nguyên liệu khoáng Tử sa, kĩ thuật "Điều sa" - "Phô sa" và "Trừu sa" cũng có thể được sử dụng như những phương pháp đơn giản để tăng hiệu ứng màu của Tử sa.
Vào thời nhà Minh, Trần Trọng Mỹ (Chen Zhongmei) đã sử dụng phương pháp ...
GIỚI THIỆU CÁC TRÀ QUÁN
GIỚI THIỆU SÁCH HAY
×
Uống Trà Thôi
Chỉ 30s tải app cực nhẹ và trải nghiệm!